quan điểm và chủ trương về CPH,góp phần tạo ra sức bật mạnh mẽ để đẩy nhanh,mạnh tiến trình cải cách hệ thống DNNN một cách công khai,minh bạch và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia.Trong đợt đấu giá cổ phiếu đầu tiên của công ty Sữa Việt nam đã thu hút được các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và họ đa mua tới 80% tổng số cổ phần bản ra. Thứ năm, CPH là một xu hướng tất yếu,là giải pháp mang tính đột phá nhằm chuyển đổi DNNN từ đơn sở hữu sang đa sở hữu.Các doanh nghiệp quân đội cũng không nằm ngoài xu hướng đó.Khi triển khai thực hiện CPH các DN đã gặp rất nhiều khó khăn,bởi vì các doanh nghiệp quân đội vốn chưa thích nghi hoàn toàn với cơ chế thị trường,bản thân người lao động cũng chưa sẵn sàng cho việc này,nhưng tính đến thời điểm này,đã có 16 DNQĐ triển khai thực hiện CPH,trong đó có 9 công ty,xí nghiệp phụ thuộc hoàn thành xong(đạt 56% kế hoạch).Hình thức phổ biến nhất là giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu. Những chuyển biến nói trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CPH trên tất cả các chỉ tiêu chủ yếu :về vốn,doanh thu,lợi nhuận,nộp ngân sách,số lượng lao động và thu nhập của lao động,cổ tức.Kết quả các cuộc điều tra cho thấy : • Vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 24 tỷ đồng(năm 2001) lên 63,6 tỷ đồng (năm 2004) • Có tới 92,5% số doanh nghiệp được điều tra cho rằng có lãi,lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 149,8%,lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 182,3%,mức nộp ngân sách tăng bình quân 26,53%,năng suất lao động tăng trung bình 63,9%,thu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhập bình quân tháng của lao động tăng 34,5% so với trước khi CPH,lao động tăng do mở rộng sản xuất,cổ tức cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Có thể nói đây là những con số rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp,khẳng định CPH là một trong những biện pháp hữu ích nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN.Một điều có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là,kết quả trên sẽ tạo niềm tin và động lực cho các DNNN khác tiến hành đổi mới hoạt động kinh doanh của mình một cách tích cực hơn. 2.Những vấn đề nảy sinh CPH tuy đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu đổi mới còn chậm.Vốn Nhà nước trong các DNNN đã CPH còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều,thời gian tiến hành CPH một doanh nghiệp còn quá dài.Thường xuyên không hoàn thành kế hoạch đề ra.So với đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì số DNNN được CPH chưa đạt 80%.Số lượng doanh nghiệp được CPH trong năm 2005 tuy đạt con số 754 đơn vị,nhưng nếu so với yêu cầu của Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX là phải hoàn thành về cơ bản việc CPH DNNN vào năm 2005 là chưa đạt. Theo báo cáo kết quả khảo sát của dự án hỗ trợ kỹ thuật giám sát chuyển đổi sở hữu DNNN tại 934 doanh nghiệp đã CPH cho thấy,thời gian CPH một doanh nghiệp tuy đã giảm từ 512 ngày (năm 2001) xuống còn 437 ngày (năm 2004) nhưng vẫn còn dài. Chuyển sang công ty cổ phần doanh nghiệp trở thành đa sở hữu về vốn.Nhưng thực tế trong số gần 3000 doanh nghiệp đã cổ phần,thì chỉ có 30% Nhà nước không giữ một đồng vốn nào,29%Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 51%.Nhà nước đang còn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nắm khoảng 46,5% vốn kinh doanh của các doanh nghiệp này.Như vậy thực chất mới chỉ có khoảng 8% vốn kinh doanh của các DNNN đã CPH thuộc về các chủ sở hữu khác-không phải Nhà nước ( phần lớn là những cổ đông vốn là người lao động trong doanh nghiệp).Con số này là quá ít.Vì nói đến CPH thì chỉ tiêu chủ yếu nhất là CPH vốn kinh doanh,do vậy có thể nói rằng CPH các DNNN được thực hiên rất chậm chạp,chưa nhiều. Qua số liệu trên ta cũng nhận thấy mặc dù đã• cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất ,đồng thời phần lớn các công ty cổ phần được thành lập theo cách này đang được Nhà Nước nắm cổ phần chi phối.Điều đáng nói là tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước còn nắm tại các công ty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng.Nếu thời kì đầu (1992-1998) tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm trong các công ty cổ phần là 28% thì đến thời kì 2001-2004 tỷ lệ này lên tới 49,8% và hiện nay bình quân là 46,5%.Việc Nhà nước đang còn nắm quá nhiều vốn cho thấy sự chi phối,gây ảnh hưởng của Nhà nước vẫn ở mức độ lớn (dưới các hình thức khác nhau,trực tiếp hay gián tiếp).Do vậy trong nhiều doanh nghiệp đã CPH chưa thấy có những thay đổi căn bản về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình mới của một công ty cổ phần thực thụ.Các doanh nghiệp này vẫn chưa có hay rất thiếu những cổ đông mới có quyền lực mạnh,các cổ đông chiến lược mới.Việc Nhà nước còn nắm cổ phần chi phối trong nhiều doanh nghiệp đã CPH cũng cho thấy Nhà nước còn đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động kinh doanh,chưa có sự tập trung vốn cần thiết vào các lĩnh vực,các ngành hay các doanh nghiệp trọng điểm mà ở đó cần có sự hiện diện của Nhà nước. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Mặc dù có chuyển biến trong năm 2005 là đã có những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ,có quy mô vốn lớn và một số tổng công ty đang CPH,nhưng nhìn chung đại đa số các doanh nghiệp đã CPH đều có vốn Nhà nước quá nhỏ,điều này chứng tỏ chúng ta mới chỉ CPH được các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.Đó cũng là các doanh nghiệp chủ yếu do các địa phương quản lý.Trên thực tế các doanh nghiệp này không có vai trò đáng kể và không thể hiện được vai trò là những DNNN chủ đạo trong nền kinh tế.Và như thế chúng ta mới thực hiện được phần dễ nhất trong toàn bộ khối lượng công việc phải làm. Số lượng các doanh nghiệp CPH có quy mô vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm tới gần 60%,chỉ có 18,5% số doanh nghiệp CPH có quy mô vốn Nhà nước trên 10 tỷ VNĐ.Điều đó dẫn đến tình trạng là về mặt số lượng DNNN đã CPH chiếm tới 53% tổng số DNNN có tại thời điểm đầu năm 2001,nhưng về vốn mới chỉ chiếm hơn 10%.Như vậy là số vốn chưa được CPH còn rất lớn(khoảng 270.000 tỷ đồng).Số vốn nay đang nằm trong các doanh nghiệp lớn.Việc tiến hành CPH các doanh nghiệp này không hề đơn giản như đã làm trong thời gian qua vì vai trò,tầm quan trọng và phạm vi kinh doanh,phạm vi ảnh hưởng của các doanh nghiệp này rất lớn và phức tạp hơn nhiều.Rõ ràng để CPH thành công các doanh nghiệp này cần phải có những giải pháp thích hợp Những cản trở đối với quá trình CPH các DNNN trong thời gian qua : Chiến lược,chính sách và cơ chế quản lý chưa phù hợp,rõ ràng,không có quy định ưu tiên CPH đối với doanh nghiệp hay bộ phận kinh tế nào.Công tác chuẩn bị và hỗ trợ các DNNN thực hiện CPH chưa làm tốt nên nhiều doanh nghiệp khi tiến hành CPH gặp rất nhiều khó khăn , nhất là vấn đề giải quyết các tồn tại của DNNN trước đây hay Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giải quyết vấn đề người lao động dư thừa khi CPH.Hơn nữa nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn nếu không có sự trợ giúp thì rất khó chuyển thành công ty cổ phần.Một số nội dung,cơ chế chính sách đưa ra chưa thực sự bám sát đời sống doanh nghiệp. Tiến hành CPH DNNN là một giải pháp cải cách mang tính chất triệt để nhất,cương quyết nhất,cho nên rất cần phải có văn bản pháp luật có tính pháp lý cao làm cơ sở vững chắc cho việc triển khai thực hiện.Nhưng trên thực tế vẫn còn thiếu một hệ thống các văn bản pháp quy có tính pháp lý cao như luật,pháp lệnh về CPH. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo đổi mới DNNN chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.Số lượng cán bộ kiêm nhiệm còn nhiều nên ít chú trọng,thiếu chủ động và kiên quyết trong việc tổ chức triền khai và đẩy nhanh CPH.Công tác giám sát và đôn đốc của ban chỉ đạo TW đối với công tác CPH ở các cấp cơ sở chưa được tốt. Cuối cùng là vai trò của các doanh nghiệp.Dường như vấn đề CPH vẫn chưa phải là nhu cầu tự thân,nhu cầu nội tại của các DNNN,thậm chí còn là sự miễn cưỡng.Trong thực tế thực hiện,hầu hết các chương trình hay kế hoạch CPH đều là của các bộ,ngành,hay chính quyền địa phương,chưa có (hoặc nếu có thì cũng rất ít) doanh nghiệp chủ động đề xuất đưa tên mình vào chương trình hay kế hoạch đó.Điều này chỉ có thể lý giải là đối với các doanh nghiệp,CPH không hấp dẫn họ.Hầu hết các DNNN vẫn không muốn,hay né tránh,hoặc tìm cách né tránh thực hiện CPH vì muốn được an toàn hơn và không muốn bị mất đi lợi ích hay lợi thế đang có.Một trong những lợi thế đang mang lại quá nhiều lợi ích-lợi nhuận siêu ngạch đó là sự độc quyền hoặc những ưu đãi mà các doanh nghiệp vẫn nghĩ chỉ là DNNN mới có được.ở đây Nhà nước và các DNNN chưa có cùng một suy nghĩ và Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hành động.Do vậy nếu còn có sự khác nhau về thái độ và quyết tâm đối với CPH và khi các DNNN vẫn còn e ngại và nghi ngờ,chưa quyết tâm thì vẫn còn nhiều trở ngại cho quá trình CPH. 3.Nguyên nhân Những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên được khái quát như sau: Môi trường kinh doanh đang tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh tài chính tiền tệ trong khu vực.Các DNNN đều thiếu vốn nghiêm trọng,công nợ nhiều,kỹ thuật công nghệ,thiết bị lạc hậu,lao động dư thừa,sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ,sức cạnh tranh kém.Sự hiểu biết về CPH,về chứng khoán trong công chúng tuy có được cải thiện song vẫn còn nhiều hạn chế,do nước ta chưa hình thành đầy đủ các loại thị trường và nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.Do đó người lao động,các nhà đầu tư ít hào hứng mua cổ phần tại các doanh nghiệp CPH. Việc lựa chọn các doanh nghiệp CPH ở các bộ ngành,các địa phưong chưa được nhận thức đúng.Nhiều địa phương,bộ ngành chọn các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn,hiệu quả thấp,thậm chí không hiệu quả,tình hình tài chính chưa lành mạnh,lao động dôi dư nhiều,nợ phải trả lớn,nợ phải thu khó đòi lớn hoặc không đủ hồ sơ,thiếu tài sản vật tư,ứ đọng,kém,mất phẩm chất,lạc hậu về kỹ thuật để CPH dẫn đến một số doanh nghiệp không hấp dẫn nhà đầu tư và bị vướng mắc ngay khi triển khai thực hiện CPH. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vấn đề quyền lợi của các cán bộ quản lý,thu nhập,việc làm của người lao động,đặc biệt là vị trí của người quản lý trực tiếp tại DNNN là những vấn đề gay cấn đã làm cho một số cán bộ chủ chốt chần chừ,ngại CPH,thậm chí không muốn CPH. Đến ngay khung pháp lý vẫn chưa đầy đủ để tạo lập một môi trường kinh doanh,cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế dẫn tới nhiều doanh nghiệp còn do dự ,so sánh thiệt hơn khi chuyển từ DNNN sang hình thức công ty cổ phần. III.một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước ở việt nam Mặc dù đã có nhiều đổi mới quan trọng,có nhiều bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực nhưng hiện tại CPH DNNN còn gặp phải nhiều khó khăn.Thực tiễn đòi hỏi phải đẩy mạnh CPH nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.Để hoàn thành chỉ tiêu CPH cho các năm tiếp theo,tránh vấp phải một số vấn đề không đang có trong quá trình CPH,để chương trình cải cách DNNN đạt kết quả tốt,em xin nêu một số giải pháp. 1.Nhận thức đúng đắn về CPH DNNN Mục tiêu của đẩy mạnh tuyên truyền cổ động cho CPH là làm cho các cấp các ngành,từng doanh nghiệp và từng người lao động nhận thức sâu sắc về CPH như một xu thế tất yếu và sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả Nhà nước lẫn cá nhân.Từ đó tích cực,yên tâm thực hiện CPH,đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương quan trọng này của Đảng và Nhà nước.Tăng cường giáo dục cho cán bộ Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước và nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng,Nhà nước và lợi ích của CPH DNNN.Đây là một công việc rất quan trọng nhưng từ trước đến nay chưa được quan tâm đúng mức. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Làm cho các cấp, các ngành, các DNNN quán triệt sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về chủ trương,chính sách và các giải pháp đổi mới và phát triển DNNN.CPH DNNN không thể làm chệch hướng của nước ta lên CNXH. 2.hoàn thành cơ chế chính sách Nhà nước cần xem xét,soạn thảo và sớm ban hành một văn bản pháp lý cao về CPH để thể chế chủ trương CPH với các quy định rõ ràng,cụ thể về các vấn đề,cổ phần khống chế,tiến trình định giá,chế độ hỗ trợ doanh nghiệp được CPH,chế độ chính sách đối với người lao động để doanh nghiệp yên tâm triển khai CPH.Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động CPH doanh nghiệp,nâng cao năng lực pháp lý của hệ thống chính sách có liên quan đến hoạt động chuyển đổi sở hữu DNNN,tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động chuyển đổi sở hữu và đa dạng hóa doanh nghiệp.Để có căn cứ pháp lý cho việc CPH DNNN trên diện rộng,Chính phủ cần xúc tiến nghiên cứu trình Quốc hội ban hành đạo luật về CPH DNNN. 3.Tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương CPH DNNN 3.1.Lựa chọn doanh nghiệp CPH Việc lựa chọn DNNN sang công ty cổ phần phải tính đến khả năng tham gia của các cá nhân và các tổ chức có vốn.Họ là người đầu tư tài chính vì mục tiêu lợi nhuận .Vì vậy không ai mua cổ phiếu ở các doanh nghiệp thua lỗ.Do đó trước mắt phải nhằm CPH các doanh nghiệp làm ăn có lãi và tương đối có uy tín trong kinh doanh. Việc lựa chọn DNNN để CPH còn liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước.Việc CPH các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là phù hợp với Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . mà Nhà nước còn nắm tại các công ty cổ phần không giảm mà ngày càng tăng.Nếu thời kì đầu (19 92 -1 9 98) tỷ lệ cổ phần mà Nhà nước nắm trong các công ty cổ phần là 28 % thì đến thời kì 20 0 1- 20 04. 3000 doanh nghiệp đã cổ phần, thì chỉ có 30% Nhà nước không giữ một đồng vốn nào ,29 %Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 51% .Nhà nước đang còn Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nắm. tại 934 doanh nghiệp đã CPH cho thấy,thời gian CPH một doanh nghiệp tuy đã giảm từ 5 12 ngày (năm 20 01) xuống còn 437 ngày (năm 20 04) nhưng vẫn còn dài. Chuyển sang công ty cổ phần doanh nghiệp