1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH VIÊM SINH DỤC NỮ - PHẦN 2 docx

24 456 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 271,25 KB

Nội dung

BỆNH VIÊM SINH DỤC NỮ - PHẦN 2 THEO YHCT A- BẠCH ĐỚI: Bạch đới là từ dùng để chỉ một thứ nhớt màu trắng, dẻo, kéo dài như sợi từ trong âm đạo chảy ra. Tương đương với khí hư của YHHĐ. 1- Nguyên nhân: - Do Phong hàn hoặc Thấp nhiệt làm thương tổn. - Nhưng phần nhiều do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận. 2- Các thể lâm sàng: a/ Thể Tỳ hư: N ỘI NHÂN ĐỚI HẠ 30 thể lâm sàng NGO ẠI NHÂN B ẤT NỘI NGOẠI NHÂN TÌNH CHÍ PHONG HÀN THẤP NHIỆT ĐÀM THẤP ĂN UỐNG, PHÒNG DỤC THUỐC KHÔ TÁO CAN TỲ BÀO LẠC ÂM HUYẾT DƯƠNG KHÍ MẠCH XUNG, NHÂM TỔN THƯƠNG Bạch đới Băng đới Xích Bạch đới Xích đới Hoàng đới Đ ới Ngũ sắc Hắc đới Thanh đới Bạch dâm Bạch trọc 8 thể LS 3 thể LS 2 thể LS 5 thể LS 2 thể LS 2 thể LS 2 thể LS 2 thể LS 3 thể LS Tỳ hư nên thấp thổ bị hãm xuống, Tỳ tinh không giữ được để tạo vinh huyết mà chảy xuống, chất trắng nhờn. Triệu chứng xuất hiện lượng đới nhiều, uể oải. Sắc da vàng, chân tay lạnh, chân phù, tiêu lỏng. Nếu kèm Can uất hóa nhiệt, thì chất đới dẻo dính hôi, màu vàng, tiểu đỏ sẻn và đau. b/ Thể Thận hư: Kỳ kinh bát mạch thuộc Thận kinh, khi Thận tinh suy thì đới mạch giọt xuống. Triệu chứng xuất hiện lượng đới ít, màu trong, lai rai, rỉ rả. Sắc mặt xanh bạc, tinh lực yếu, đầu choáng. Nếu kèm Thận dương suy sẽ tiểu nhiều lần, đầu choáng, yếu mỏi lưng gối. c/ Thể Khí uất: Lượng đới xuống khi nhiều khi ít, tinh thần không thoải mái. Ngực sườn tức, đau vú, chóng mặt, hồi hộp, ợ hơi, nôn, ăn ít, rêu lưỡi bạc nhờn. Mạch huyền hoạt. d/ Thể Phong hàn: Lượng đới nhiều, màu trong như nước. Sợ lạnh, chi lạnh, tiểu trong dài. e/ Thể Thấp nhiệt: Lượng đới nhiều, chất đới nhờn, màu đục tanh hôi, ngứa âm hộ. Tiểu không thông, choáng váng, mệt mỏi. Rêu lưỡi dày nhờn. Mạch nhu. f/ Thể Đàm thấp: Lượng đới ra nhiều, giống như đàm. Người béo bệu, uể oải, choáng váng, ngực đầy tức, bụng nặng nề, ăn ít, đàm nhiều, nôn ọe. Lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn. Mạch huyền hoạt. g/ Thể Hư hàn: Lượng đới ít, sắc trong, kéo dài không dứt. Sắc mặt xanh, tinh lực yếu, chi lạnh, choáng váng, hồi hộp, đoản khí. Rêu lưỡi mỏng. Mạch trì vị. h/ Thể Hư nhiệt: Bạch đới lâu ngày, miệng đắng, họng khô đau. Ngũ tâm phiền nhiệt, hồi hộp, lo sợ. Lưỡi hồng, rêu nẻ. Mạch hư tế, sác. B- BẠCH BĂNG: Thứ nước nhớt như nước vo gạo, màu trắng từ âm đạo chảy ra lượng ồ ạt, ào xuống nên gọi là Bạch băng. Đây là chứng bạch đới trong thời kỳ nặng. 1- Nguyên nhân: - Do phong hàn hoặc thấp nhiệt làm thương tổn. - Nhưng phần nhiều do rối loạn chức năng Can, Tỳ, Thận. 2- Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt: Bạch đới như băng màu vàng, hôi. Bụng dưới đau sưng, lưng gối mỏi. Nặng đầu, miệng đắng nhớt. Mạch hoạt sác. b/ Thể Hư tổn: Do lao tổn quá ảnh hưởng tới bào lạc làm nguyên khí quá hư. Triệu chứng: Bạch đới òa xuống lâu ngày không hết. Sắc mặt xanh bạc, lưỡi hồng, rêu có đường nứt nẻ. Nếu Tỳ Thận dương hư có chân tay lạnh, ngũ canh tả. Mạch trầm trì, vi. c/ Thể Khí uất: Lo nghĩ nhiều, tình chí u uất. Bạch đới xuống nhiều như băng. Sắc mặt xanh bạc, tinh thần uất ức, xây xẩm, mệt mỏi, ngực tức, đau hông sườn, bụng chướng, sôi ruột, mỏi lưng yếu sức. Mạch huyền sác. C- XÍCH BẠCH ĐỚI: Chất nhớt đặc, có lẫn lộn màu đỏ trắng từ âm đạo chảy ra. Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt: Lượng đới rất nhiều, chất dẻo dính tanh hôi thối, nặng thì trong âm hộ sưng đau có hư hỏa, ăn kém, bụng dưới trướng, ướt ngứa âm hộ. b/ Thể Huyết ứ: Vì bên trong có ứ trệ nên đới hạ đỏ trắng, bụng dưới đầy đau, hành kinh khó, kinh đến trước kỳ. Lưỡi tím thâm. Mạch trì sác. c/ Thể Khí uất: Do tình chí uất ức, giận dữ làm tổn thương Tâm Tỳ, huyết không quy về kinh được nên sinh đới hạ xích bạch. Triệu chứng xuất hiện ngoài dấu xích bạch đới, bệnh nhân còn than phiền về tình trạng bực bội, khó ngủ, đồng thời kèm ăn uống không ngon. d/ Thể Hư hàn: Đới hạ xích bạch lâu ngày không bớt. Bụng dưới đau, âm đạo đau, chân tay lạnh. Sắc mặt xanh bạc, tổng trạng hư hàn. e/ Thể Hư nhiệt: Do âm hư phiền nhiệt, nội hỏa thịnh. Triệu chứng kèm choáng váng, tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, cổ khát, táo bón, tiểu ít. D- XÍCH ĐỚI: Trong âm đạo chảy ra thứ nước dính màu đỏ nên gọi là xích đới, xích đới không phải là huyết dịch, chảy rỉ rả lai rai không dứt. Thật ra đới hạ ròng đỏ là thuộc về kinh lậu (rong kinh) xen lẫn với sắc trắng là Xích bạch đới hạ, cho nên khó phân biệt rõ. Chứng bệnh này có thể tương đương với YHHĐ là rong huyết hoặc khí hư do bệnh ác tính ở tử cung. 1- Nguyên nhân: - Do Thấp nhiệt sinh hỏa. - Hoặc Tâm hỏa, Can hỏa vượng lên lâu ngày làm khí huyết hư tổn. Khí hư không nhiếp được huyết mà gây bệnh. 2- Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt: Lượng đới nhiều, chất nhớt, dính, hôi tanh. Miệng đắng, họng khô khát. Khó ngủ, táo bón, tiểu đỏ vàng ít, tiểu đau. Lưỡi hồng, rêu vàng. Mạch hoạt sác. b/ Thể Hư nhiệt: Xích đới tanh hôi, đặc. - Nếu Huyết hư kèm Can hỏa vượng: có triệu chứng tức ngực, đau hông sườn, nóng nảy dễ giận. Mạch huyền tế. - Nếu Huyết hư kèm Tâm hỏa vượng: choáng váng, ngực phiền, ngủ không yên, họng khô khát nước, lưỡi đỏ hồng, chót lưỡi nứt nẻ mà sáng. Mạch hư tế kèm sác. E- HOÀNG ĐỚI: Đới hạ màu vàng như nước trà, đặc nhờn có mùi hôi thối. Chứng này tương đương trong phạm vi Khí hư do nhiễm trùng của YHHĐ. Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt: Do Thấp nhiệt phạm vào Nhâm mạch nên Nhâm mạch không sinh tinh hóa khí được, nung nấu mà thành Hoàng đới. Triệu chứng xuất hiện đới hạ màu vàng, tanh hôi nồng nặc. Âm hộ sưng đau. b/ Thể Khí hư: Đới hạ vàng trắng, lai rai không dứt, trung khí hao tổn dần, tinh lực yếu kém. F- THANH ĐỚI: Đới hạ như màu nước đậu xanh, nhớt đặc chảy xuống từ âm đạo, mùi hôi thối. Tương đương trong phạm vi Khí hư do nhiễm trùng của YHHĐ. Thật ra, trên lâm sàng thanh đới không phải thật xanh mà là màu tro nhờn hơi pha lẫn màu xanh vàng, khó nhận định được. Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt: Thấp nhiệt ở Can kinh đình trú ở trung tiêu, chạy vào bào cung, khí uất nghịch tích tụ lâu ngày thành bệnh. Triệu chứng: Đới hạ vàng trắng, pha màu xanh, hôi thối. Sắc mặt xanh vàng, tinh thần u uất, đau đầu, ngực sườn đầy tức, ăn kém. Lưỡi hồng ánh sắc xanh, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác, sắc. b/ Thể Hư tổn: Chứng thanh đới lâu ngày không giảm để đến nỗi Can Thận đều hư: hoa mắt, mắt mờ kèm triệu chứng hư nhiệt. G- HẮC ĐỚI: Đới hạ sắc đen như nước đậu đen, có thể đặc hoặc lỏng, trong như nước, mùi hôi thối. Bệnh chứng này tương đương với chứng Khí hư do bệnh ác tính ở tử cung của YHHĐ. Các thể lâm sàng: a/ Chứng Hỏa nhiệt: Do nhiệt quá nung đúc nên, nhiệt này do Vị hỏa quá vượng kết hợp với hỏa ở Mệnh môn, Bàng quang, Tam tiêu nung nấu cạn khô rồi biến thành màu tro. Chẩn đoán là hỏa nhiệt tới cực điểm thì biến thành chứng Hắc đới. Triệu chứng: Dịch trong Hắc đới có xen lẫn sắc đen, dính, nhờn tanh hôi. Người bồn chồn nóng nảy, khát nước. Sắc mặt đỏ vàng, âm hộ sưng đau, tiểu tiện đỏ sẻn, đau rát. b/ Thể Thận hư: Lậu hạ đen là vì Thận suy nhược, màu đen thuộc Thận. Triệu chứng: giữa đới hạ xích bạch, có sắc đen và có mùi hôi. Sắc mặt xanh bạc hơi vàng, gò má đỏ, da khô. Đầu choáng, mắt hoa, sốt về chiều, đau bụng, lưng gối, táo bón, tiểu gắt, đỏ. Lưỡi đỏ hồng nứt nẻ. Mạch hư tế sác. H- ĐỚI NGŨ SẮC: [...]... 4g, Trạch tả 4g, Xa tiền tử 2g, Mộc thông 2g, Sinh địa 2g, Sài hồ 4g, Đương quy 2g, Sơn chi 2g, Hoàng cầm 2g, Cam thảo 2g 5- Thể Đàm thấp: - Phép trị: Kiện Tỳ, hóa đàm, táo thấp - Bài thuốc sử dụng: * Bài Lục quân tử thang gia vị gồm Đảng sâm 12g, Bạch linh 8g, Bạch truật 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 8g, Bán hạ chế 8g, Khiếm thực 12g,, Liên nhục 12g, Kim anh tử 12g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng... nhớt I- BẠCH DÂM: Chất nước trắng chảy ra từ âm hộ, bệnh chứng này thuộc phạm vi suy nhược sinh dục trong YHHĐ 1- Nguyên nhân: - Theo sách Nữ khoa chỉ yếu”, do tình dục không được toại chí hoặc giao hợp quá độ sinh ra - Theo sách Tố Vấn “Vì tư tưởng quá dâm dục, không được toại nguyện, thủ dâm ở ngoài, giao hợp quá độ làm cho các đường gân lỏng lẻo sinh ra chứng bại xuội (Nuy chứng) và làm thành bệnh. .. tục Sắc mặt tái xanh, choáng đầu, hoa mắt, hai gò má đỏ, đau lưng gối Lưỡi nứt sâu Mạch hư tế J- BẠCH TRỌC: Chất nhựa đục thối như mủ chảy ra từ ống dẫn tiểu Chứng thuộc phạm vi nhiễm trùng đường tiết niệu của YHHĐ 1- Nguyên nhân: - Do Tâm hỏa thái quá - Do bại tinh sinh thấp nhiệt - Do giao hợp không vệ sinh 2- Các thể lâm sàng: a/ Thể Thấp nhiệt, Thấp độc: Bạch trọc vàng, trắng như mủ hoặc trong bạch... thũng Tá Quỳ hoa Khai uất, giải độc Tá Uất lý hoa Khai uất, lý khí Tá 7- Thể Hư nhiệt: - Phép trị: Tư âm, thanh nhiệt - Bài thuốc sử dụng: * Bài Sài cầm tứ vật thang (Hòa tễ cục phương) gồm Sinh địa 20 g, Đương quy 8g, Xuyên khung 12g, Bạch thược 12g, Sài hồ 12g, Hoàng cầm 8g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Sinh địa Bổ âm, thanh nhiệt, lương huyết Thần Đương quy Bổ huyết, hoạt... đàm Tá 3- Thể Khí uất: - Phép trị: Sơ Can, lý Tỳ, giải uất, thanh nhiệt - Bài thuốc sử dụng: * Bài Tiêu dao tán gồm Đương quy (sao) 30g, Bạch linh 30g, Thược dược (sao rượu) 30g, Sài hồ 30g, Bạch truật (sao) 30g, Chích thảo 16g, Bạc hà, Ổi khương 4- Thể Thấp nhiệt: - Phép trị: Thanh nhiệt, hóa thấp - Bài thuốc sử dụng: * Bài Long đởm tả can thang gồm Long đởm thảo 4g, Trạch tả 4g, Xa tiền tử 2g, Mộc... kiện tỳ, cố tinh sáp niệu Tá Liên nhục Cố tinh, bổ tỳ, dưỡng tâm Tá Kim anh tử Cố tinh, sáp niệu Tá 6- Thể Hư hàn: - Phép trị: Thăng dương, hòa vị, ích tinh - Bài thuốc sử dụng: * Bài Cố chân thang (Đông Viên Phương) gồm Sài hồ 40g, Chích thảo 6g, Đảng sâm 12g, Càn khương 8g, Trần bì 12g, Hoàng cầm 12g, Quỳ hoa 8g, Uất lý nhân 8g Phân tích bài thuốc: Vị thuốc Tác dụng Y học cổ truyền Vai trò Sài hồ... dứt, lai rai, chảy xuống như mỡ đóng, chân gối run yếu, tiểu nhiều lần, tiểu sẻn nhưng không đau Mạch trì vô lực III- ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC THEO THỂ LÂM SÀNG YHCT: A- BẠCH ĐỚI: 1- Thể Tỳ hư: - Phép trị: Sơ Can giải uất, kiện Tỳ - Bài thuốc sử dụng: * Bài Hoàn đới thang (Phó thanh chủ nữ khoa) gồm Bạch truật, Đảng sâm, Cam thảo, Thương truật, Bạch thược, Sài hồ, Trần bì, Xa tiền tử, Kinh giới (sao đen)... ngoài, giao hợp quá độ làm cho các đường gân lỏng lẻo sinh ra chứng bại xuội (Nuy chứng) và làm thành bệnh Bạch dâm” 2- Các thể lâm sàng: a/ Thể Uất hỏa: Khi có bạch dâm xuống, người nóng nảy bứt rứt Bệnh nhẹ: sốt về chiều, lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng Bệnh nặng: hỏa thịnh làm tổn thương tới âm khí sinh bứt rứt, phiền nhiệt, họng khô khát, đêm nằm mộng giao hợp Lưỡi đỏ, nứt nẻ, đau Mạch tế sác b/ Thể Thận hư:... Bổ tỳ kiện vị, ích khí sinh tân Thần Cam thảo Ôn trung, điều hòa các vị thuốc Sứ Thương truật Kiện tỳ táo thấp Thần Bạch thược Liễm âm, dưỡng huyết, bình can Thần Sài hồ Phát tán phong nhiệt, giải uất Quân Trần bì Kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm Tá Xa tiền tử Thanh nhiệt, lợi niệu Tá Kinh giới (sao đen) Phát hãn, khu phong Tá 2- Thể Thận hư: - Phép trị: Bổ Thận, tráng dương, ích tinh - Bài thuốc sử dụng:... vàng, vàng đỏ, trắng đen, năm màu lẫn lộn, tất cả đều có mùi thối Chứng này tương đương trong phạm vi YHHĐ là Khí hư do bệnh ác tính ở tử cung Đây là chứng bệnh nặng trầm trọng Các thể lâm sàng: a/ Thể chứng Tạng hư: Do ngũ tạng đều hư, ngũ sắc cũng chảy xuống một lượt, đó là huyết sinh ra bệnh Triệu chứng: Chứng Đới hạ ngũ sắc lâu ngày không dứt, xuất hiện triệu chứng hư hàn như sắc mặt xanh bạc, sợ lạnh, . BỆNH VIÊM SINH DỤC NỮ - PHẦN 2 THEO YHCT A- BẠCH ĐỚI: Bạch đới là từ dùng để chỉ một thứ nhớt màu trắng, dẻo, kéo. vàng nhớt. I- BẠCH DÂM: Chất nước trắng chảy ra từ âm hộ, bệnh chứng này thuộc phạm vi suy nhược sinh dục trong YHHĐ. 1- Nguyên nhân: - Theo sách Nữ khoa chỉ yếu”, do tình dục không được. Đương quy 2g, Sơn chi 2g, Hoàng cầm 2g, Cam thảo 2g. 5- Thể Đàm thấp: - Phép trị: Kiện Tỳ, hóa đàm, táo thấp. - Bài thuốc sử dụng: * Bài Lục quân tử thang gia vị gồm Đảng sâm 12g, Bạch linh

Ngày đăng: 22/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN