BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – PHẦN 2 doc

19 316 0
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – PHẦN 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG – PHẦN 2 B- THEO YHCT: 1- Đại cương: Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều vẫn gầy, tiểu nhiều, uống nhiều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát. - Tiêu có nghĩa là thiêu đốt, đốt cháy trong chữ Tiêu có bộ Hỏa, để diễn tả loại bệnh lý do Hỏa thiêu đốt làm cạn khô huyết dịch, tân dịch khô thì phát khát, khi khát uống bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, uống vào đi tiểu ra ngay. - Tiêu khát được định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc. 2- Nguyên nhân và bệnh sinh: - Do ăn quá nhiều chất béo ngọt cùng uống quá nhiều rượu, tích nhiệt rồi hóa Hỏa ở trung tiêu. - Do thần chí thất điều, do ngũ chí cực uất mà hóa Hỏa, Hỏa sinh ra thiêu đốt phần âm của phủ tạng, và Thận là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ Tinh ba của ngũ cốc. Sách Nội Kinh viết: “hai kinh dương là kinh Thủ dương minh đại trường chủ về Tân dịch, kinh Túc dương minh vị chủ về Tinh huyết. Nay hai kinh ấy nhiệt kết thì tân dịch khô, huyết cạn làm ra Tiêu khát”. * Chứng Tiêu khát phát ra ở thượng tiêu là bệnh Phế - Đại tràng, có chủ chứng là khát nước nhiều. * Chứng Tiêu khát phát ra ở trung tiêu là bệnh của Vị âm. Chủ chứng là thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn gầy khô vì Vị hỏa nung đốt, Vị hư lâu ngày tổn hại Tỳ đưa đến Tỳ khí hư. * Hỏa nhiệt tích lâu ngày thiêu đốt chân âm, nếu có Tiên thiên bất túc (Thận âm hư sẵn hoặc Thiên quý đã suy) âm tinh hao tổn lại kết hợp hỏa nhiệt sinh ra chứng Tiêu khát ở hạ tiêu. Âm tổn đến dương lâu ngày dẫn đến Thận dương hư. - Do tiên thiên bất túc hoặc thiên quý suy làm âm tinh hư tổn, hư nhiệt được sinh ra lưu tích lại làm âm càng hư hơn mà sinh bệnh. V- CHẨN ĐOÁN: A- THEO YHHĐ: 1- Triệu chứng lâm sàng: - Thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng: * Khát nước và uống nước nhiều. * Tiểu nhiều hay còn gọi là đa niệu thẩm thấu. * Ăn nhiều. * Sụt cân. - Sự xuất hiện các triệu chứng trên là do tình trạng thiếu Insuline dẫn đến hậu quả tăng áp lực thẩm thấu máu, làm nước ở nội bào ra ngoại bào khiến lưu lượng tuần hoàn tăng và tăng tốc độ lọc ở vi cầu thận. Một khối lượng lớn nước tiểu được thải ra cùng Glucose là do Glucose máu vượt quá ngưỡng thận. - Ngoài ra cũng tăng thải qua đường niệu ion K + và Na + . Hậu quả gây mất nước nội bào và ngoại bào làm rối loạn điện giải, kích thích trung tâm khát nên bệnh nhân uống nhiều. Lượng Glucose mất qua đường niệu khoảng trên 150 g/24 giờ sẽ gây cảm giác đói và bệnh nhân phải ăn nhiều mà vẫn sụt cân. - Ngoài triệu chứng trên, người bệnh còn bị khô da, ngứa toàn thân và mờ mắt thoáng qua. 2- Xét nghiệm cận lâm sàng: a/ Glucose huyết lúc đói: Ít nhất phải thử 2 lần liên tiếp khi đói. Lấy máu ở tĩnh mạch. Chẩn đoán xác định khi: - Glycemie > 120 mg% (bình thường 75 - 100 mg%). - Máu mao mạch: Glycemie > 120 mg%. b/ Glucose huyết sau khi ăn 2 giờ: Cả máu mao mạch và máu tĩnh mạch có Glucose huyết > 200 mg%. c/ Glucose huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp Glucose: - Glucose huyết (máu tĩnh mạch huyết tương) > 200 mg%. - Glucose huyết (máu mao mạch toàn phần) > 200 mg%. Với giá trị Glucose huyết ở các thời điểm nêu trên, chẩn đoán xác định tiểu đường và rối loạn dung nạp Glucose khi 140 mg% < Glucose huyết < 200 mg%. d/ Glucose niệu: - Bình thường: không có đường trong nước tiểu. Có hiện diện đường trong nước tiểu chứng tỏ tiểu đường. - Ngày nay giá trị của xét nghiệm Glucose niệu có giới hạn trong chẩn đoán vì phụ thuộc vào ngưỡng thận từng người và sự gia tăng theo tuổi của ngưỡng thận. e/ Thể Ceton huyết: - Bình thường: 0,5 đến 1,5 mg%. - Trên người bị tiểu đường, sự hiện diện của thể Ceton trong máu với nồng độ cao chứng tỏ cơ thể đang thiếu Insuline trầm trọng. f/ Huyết sắc tố kết hợp với Glucose (Glycosylated Hemoglobine): - Là huyết sắc tố trong tủy chưa kết hợp với Glucose. Khi hồng cầu được phóng thích vào máu, các phân tử huyết sắc tố sẽ gắn với Glucose theo quá trình glycosyl hóa (glycosylation). Nồng độ huyết sắc tố kết hợp với Glucose tỷ lệ với đường huyết và được gọi là Glycosylated Hemoglobine. - Bình thường lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose chiếm khoảng 7%. Khi có bệnh tiểu đường, có thể tăng đến 14% hay cao hơn. - Có 3 loại huyết sắc tố kết hợp với Glucose chính A 1A , A 1B , A 1C . Trên bệnh tiểu đường ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ trở về bình thường sau 5 đến 8 tuần. Trên bệnh tiểu đường không ổn định, lượng huyết sắc tố kết hợp với Glucose sẽ cao và song song với lượng Cholesterol máu tăng cao. B- THEO YHCT: 1- Đối với thể không có kiêm chứng hoặc biến chứng: Có biểu hiện chủ yếu là âm hư nội nhiệt như khát, uống nước nhiều, ăn nhiều chóng đói, người gầy da khô, mồm khô, thân lưỡi thon đỏ, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng, mạch hoạt sác hoặc tế sác. a/ Thể Phế âm hư: - Chủ chứng là khát nhiều, uống nhiều nước, họng khô. - Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch sác. - Thuộc Thượng tiêu phế nhiệt. b/ Thể Vị âm hư: - Ăn nhiều, vẫn đói muốn ăn thèm ăn hoài. - Người gầy, khát, tiểu nhiều, đại tiện táo. - Lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác. - Thuộc Trung tiêu khát, Vị âm hư. c/ Thể Thận âm hư - Thận dương hư: - Tiểu tiện nhiều, tiểu ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác là thể Thận âm hư. - Nếu chân tay lạnh, mệt mỏi, người gầy, mạch tế hoãn vô lực là thể Thận dương hư. 2- Đối với thể có kiêm chứng và biến chứng: Ngoài ra, người thầy thuốc YHCT còn chú ý đến những dấu chứng kèm theo và biến chứng sau đây để quyết định chọn lựa gia giảm vào cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân. a/ Hồi hộp mất ngủ do âm hư tân dịch tổn thương, tiêu bón kém, dễ sinh lở nhọt, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác. (Phép trị: Ích khí dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt). b/ Chứng đầu váng mắt hoa: - Nếu là Âm hư dương xung: chóng mặt, ù tai, đau căng đầu nặng hơn lúc tinh thần căng thẳng, nóng nảy dễ gắt, mồm đắng họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền. - Nếu là Đờm trọc: váng đầu, buồn ngủ, ngực bụng đầy tức, ăn ít buồn nôn, lưỡi nhạt rêu nhớt, mạch hoạt. c/ Chứng nhọt, lở loét thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. (Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc). d/ Chân tay tê dại: mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững, lưỡi nhợt, rêu vàng mỏng, mạch tế sác. (Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái). VI- ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI: Mục tiêu của điều trị tiểu đường là tránh các hậu quả trực tiếp của sự thiếu Insuline, bao gồm các triệu chứng của tăng đường huyết, của nhiễm acid cetone, của hội chứng tăng áp lực thẩm thấu và làm giảm các chứng do bệnh kéo dài gây nên. Rõ ràng các biến chứng mạn của tiểu đường là do bất thường về chuyển hóa và kiểm soát tăng đường huyết có thể giảm tỷ lệ của biến chứng này. Đối với mỗi bệnh nhân, người thầy thuốc phải có một kế hoạch điều trị để có thể đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhất mà không gây ra hạ đường huyết thường có hoặc nặng. A- THEO YHHĐ: 1- Theo dõi điều trị: a/ Chú ý đến tình trạng kiểm soát đường và bất cứ biến chứng cấp hoặc mạn nào biểu hiện trên lâm sàng bằng cách điều tra về mặt triệu chứng học như iểu đêm, tiểu nhiều, uống nhiều, mệt mỏi, nhìn mờ … b/ Định lượng đường: - Glucose huyết tương: lúc đói (tức sau 1 đêm nhịn ăn) < 115 mg%. - Dung nạp Glucose sau 2 giờ < 140 mg%. Chẩn đoán tiểu đường đặt ra nếu 140 mg% < Glucose < 200 mg% - Glucose ở mao mạch < 115 mg%. Độ tin cậy của kết quả định lượng này phụ thuộc vào kỹ thuật lấy máu, chuẩn định dụng cụ và số lần theo dõi. - Glucose trong nước tiểu để xác định đường máu có nằm trên ngưỡng thận không (150 - 350 mg%). Bình thường Glucose không có trong nước tiểu. c/ Đo Hemoglobine Glycosylated: Là một biện pháp quan trọng để kiểm tra đường từng thời kỳ. Tỷ lệ % của Hemoglobine gắn đường ổn định trong máu giúp đánh giá các dữ kiện tự theo dõi đường máu của bệnh nhân. d/ Xét nghiệm cetone: Đo Cetone trong máu và nước tiểu. Cetone có thể sinh ra nhiều khi bị nhiễm acid cetone, bị đói kéo dài hoặc ngộ độc rượu hoặc bị stress. 2- Giáo dục bệnh nhân: Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân có thông tin đầy đủ. Điều trị bệnh tiểu đường sẽ thuận lợi khi bệnh nhân làm đúng việc săn sóc hàng ngày. Giáo dục phải nhấn mạnh tới khía cạnh thực hành và việc điều trị bao gồm: - Chế độ ăn. - Kỹ thuật theo dõi đường và cetone. - Hoạt động thể lực và thái độ tâm thần trong cuộc sống. - Dùng thuốc. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình hoặc các người ở cùng phòng. 3- Thay đổi chế độ ăn: * Quan trọng với tất cả mọi loại tiểu đường, kể cả với bệnh nhân kém dung nạp đường. * Các mục tiêu của điều trị bằng chế độ ăn khác nhau tùy thuộc vào: - Type tiểu đường. [...]... tân dịch, làm tăng bệnh và dễ gây biến chứng 4- Hoạt động thể lực: Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường * Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do được điều hòa sản xuất đường ở gan Cân bằng này được Insuline điều chỉnh * Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm... - Phép trị: Dưỡng âm thanh nhiệt - Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng: * Bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia vị gồm Sinh địa 20 g, Tri mẫu 12g, Hoài sơn 20 g, Hoàng bá 12g, Sơn thù 10g, Mạch môn 12g, Đơn bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Ngũ vị tử 4g, Trạch tả 12g Phương thuốc này có bổ có tả, kiêm trị tam âm, trị âm hư hỏa vượng triều nhiệt là phương thuốc dưỡng âm thanh nhiệt mạnh mẽ Phân tích... trên bệnh nhân tiểu đường Cần được chăm sóc 2 chân cẩn thận gồm đi giày vừa vặn không chật, mang vác quá nặng; cần thăm hàng ngày các chỗ tổn thương, cẩn thận khi điều trị sẹo, cắt và làm sạch móng chân B- THEO YHCT: 1/ Biện chứng luận trị: Phép trị chung là lấy Dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở Nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh tiểu đường có thể thiên về chủ chứng mà gia giảm 2/ Đối... của tiểu đường - Đang được điều trị nội khoa - Và cả theo sở thích, khả năng tài chính và yêu cầu của bệnh nhân * Các mục tiêu của calorie đặt ra cần phải đạt được và giữ vững cân nặng lý tưởng Giảm calorie chỉ đặt ra khi bệnh nhân quá béo * Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, nhất là đối với bệnh nhân dùng một chế độ Insuline hoặc thuốc Sulfamide hạ đường huyết cố định * Thành phần. .. dùng thay đường trong nước uống và một số thức ăn Aspartame và Saccharine giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng * Cần hạn chế rượu: - Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng Insuline hoặc thuốc hạ đường huyết - Rượu làm tăng Triglyceride cấp và mạn và rối loạn chuyển hóa chất Sulfamide - Rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết... đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đường huyết Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị Insuline tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim... phòng đặc hiệu a- Sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh của mình, các biến chứng và chế độ điều trị để tiếp ứng khi có biến chứng xảy ra, sẽ giúp đỡ rất lớn cho việc điều trị tốt hơn b- Tiêm chủng: Tiêm vaccin phòng bệnh phế cầu cho tất cả bệnh nhân Hằng năm phải tiêm chủng phòng cúm c- Phải chú ý tới các yếu tố nguy hiểm khác về bệnh tim mạch Phát hiện và điều trị bệnh cao huyết áp, tăng mỡ trong máu,... định * Thành phần món ăn, thành phần dinh dưỡng tối ưu cho người tiểu đường không cố định Sự quan tâm không chỉ vì thức ăn ảnh hưởng tới đường huyết mà còn làm giảm xơ vữa động mạch và các biến chứng mạn tính khác - Hydrate carbon: 55 - 60%, là chất chủ yếu cung cấp calorie ăn vào Thức ăn có lượng đường cao phải hạn chế nhưng vẫn phải có để cân bằng bữa ăn - Protein: 10 - 20 %, đủ cung cấp bilan nitrogen... trưởng Đối với các bệnh nhân có biến chứng thận phải giới hạn lượng Protein - Mỡ: 25 - 30%, phải hết sức hạn chế Lượng Cholesterol ăn vào phải dưới 300 mg và mỡ bão hòa phải thay bằng nhiều loại mỡ không bão hòa - Thức ăn có sợi 25 g/1000 kcal có thể làm chậm sự hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn Thức ăn có chứa sợi gồm đậu, rau, thức ăn có chứa keo, cám, có thể làm giảm đường đồng thời hạ... địa có tác dụng hạ đường huyết rõ trên súc vật thực nghiệm đường huyết cao, cũng có thể làm cho đường huyết bình thường của thỏ hạ thấp + Nước sắc Tri mẫu có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên các loại trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn, và tác dụng hạ đường huyết trong thể Phế Vị táo nhiệt + Nước sắc Sơn thù có tác dụng ức chế Tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ và hạ đường huyết trên thực . hoàng hoàn gia vị gồm Sinh địa 20 g, Tri mẫu 12g, Hoài sơn 20 g, Hoàng bá 12g, Sơn thù 10g, Mạch môn 12g, Đơn bì 12g, Sa sâm 12g, Phục linh 12g, Ngũ vị tử 4g, Trạch tả 12g. Phương thuốc này có bổ. 140 mg% < Glucose huyết < 20 0 mg%. d/ Glucose niệu: - Bình thường: không có đường trong nước tiểu. Có hiện diện đường trong nước tiểu chứng tỏ tiểu đường. - Ngày nay giá trị của xét. và nước tiểu. Cetone có thể sinh ra nhiều khi bị nhiễm acid cetone, bị đói kéo dài hoặc ngộ độc rượu hoặc bị stress. 2- Giáo dục bệnh nhân: Bệnh tiểu đường được điều trị tối ưu khi bệnh nhân

Ngày đăng: 22/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan