Viêm Gan A Bảng xét nghiệm viêm gan siêu vi Các tên gọi khác Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi A; Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi B; Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi C; Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi D. Định nghĩa Các xét nghiệm máu về viêm gan siêu vi nhằm phát hiện sự hiện diện của kháng thể kháng virus gây bệnh lý viêm gan(là tình trạng viêm nhiễm tại gan). Các xét nghiệm này đặc hiệu với viêm gan siêu vi A,B,hoặc C. Một “bảng” các xét nghiệm có thể được dùng trong tầm soát các mẫu máu có bị nhiều hơn một loại viêm gan siêu vi trong cùng một thời điểm. Xét nghiệm được tiến hành như thế nào? Người lớn và trẻ em: Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch,thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu,kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy. Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ: Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ), trên lam, trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Xét nghiệm có gây đau không? Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu,một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện. Tại sao phải làm xét nghiệm? Các xét nghiệm trên dùng để phát hiện tình trạng nhiễm trùng do các virus gây viêm gan. Viêm gan là một tình trạng viêm nhiễm ở gan. Có 3 loại virus gây viêm gan thường gặp là virus gây viêm gan A,B và C. Virus gây viêm gan A (HAV) thường lan nhanh khi ăn thực phẩm bị nhiễm phân người bệnh. Thời kỳ ủ bệnh là từ 2 đến 6 tuần. Virus gây viêm gan B (HBV) rất hay lây truyền qua con đường máu, nhưng cũng có thể thông qua các loại dịch khác trong cơ thể. HBV có thể gây viêm gan thể nặng và tiến triển thành suy gan giai đoạn cuối dẫn đến tử vong. Xuất độ của HBV cao hơn ở những người được truyền máu, giới đồng tính, bệnh nhân được thẩm phân,ghép tạng và sử dụng thuốc chích qua đường tĩnh mạch. Thời kỳ ủ bệnh tương đối dài (5 tuần đến 6 tháng). Virus gây viêm gan B có cấu tạo gồm một lõi bên trong được bao bọc bởi một lớp áo (capsule)bên ngoài. Lớp áo ngoài này chứa một protein mang tên HbsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B). Thành phần lõi bên trong chứa HbcAg (kháng nguyên lõi của virus viêm gan B). Một loại protein thứ ba tên là HbeAg cũng được tìm thấy trong phần lõi. Để phát hiện bản thân virus viêm gan B, các xét nghiệm được chỉ định để tìm kháng thể của bệnh nhân chống lại các kháng nguyên trên. Các kháng thể này được gọi là HbsAb, HbcAb, và HbeAb. Virus gây viêm gan C (HCV) được truyền theo con đường tương tự như HBV. Thời kỳ ủ bệnh là từ 2 đến 12 tuần sau khi tiếp xúc. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh giống như những biểu hiện do HBV. Các virus gây viêm gan D gây bệnh khi có sự hiện diện của HBV. Trên bảng kháng thể viêm gan thì ít khi làm kiểm tra thường qui loại virus này. Các yếu tố nguy cơ · Chảy máu quá nhiều · Choáng hoặc cảm giác chóng mặt · Hematôm (khối máu tụ dưới da) · Nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn) · Có thể đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch Những điều cần lưu ý Các mạch máu có thể khác nhau về kích thước giữa bệnh nhân này với người khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trên cùng một người. Do đó,việc lấy máu trên một số người có thể gặp nhiều khó khăn hơn những người khác. Các giá trị bình thường Bình thường khi không có sự hiện diện của các loại kháng thể kể trên (kết quả âm tính). Các kết quả bất thường Các loại xét nghiệm huyết thanh được phát triển nhằm phát hiện sự hiện diện của kháng thể đối với từng loại virus gây viêm gan trong huyết thanh nhằm làm bằng chứng cho thấy có sự nhiễm những virus trên. Kháng thể loại IgM xuất hiện sau 3 đến 4 tuần bị nhiễm và thường trở về bình thường sau khoảng 8 tuần. Kháng thể IgG xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi IgM bắt đầu tăng cao; IgG có thể tồn tại suốt đời. Nếu kháng thể IgM tăng trong khi không thấy IgG thì có thể nghi ngờ đây là loại viêm gan cấp. Nếu IgG tăng nhưng IgM không tăng thì có khả năng đây là tình trạng viêm mạn hoặc đã khỏi bệnh. Kết quả xét nghiệm dương tính có thể do: · Viêm gan siêu vi A · Viêm gan siêu vi B · Viêm gan siêu vi C · Tình trạng viêm gan siêu vi B mạn tính hay người lành mang trùng. · Viêm gan siêu vi D, khi thấy có sự hiện diện của viêm gan siêu vi B. Các chỉ định khác của xét nghiệm trên: · Viêm gan mạn tính kéo dài · Viêm gan siêu vi D · Hội chứng thận hư Vắc xin Viêm Gan A Hai loại vắc xin Viêm Gan A hiện đang dùng: Havrix và Vaqta Ai cần tiêm vắc xin ngừa Viêm Gan A ? - Những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm siêu vi viêm gan A và những người có bệnh lý gan mạn tính thì nên được chủng ngừa. - Những người có nguy cơ cao dễ nhiễm siêu vi viêm gan A là. - Khách du lịch đến các quốc gia , vùng dịch có bệnh viêm gan A lưu hành. - Những người có hành vi hoạt động tình dục . - Những người sử dụng bất hợp pháp thuốc gây nghiện ( ngay cả có tiêm hay không tiêm ) - Các nhà nghiên cứu làm việc có tiếp xúc với siêu vi viêm gan A hoặc với các động vật dễ nhiễm siêu vi viêm gan A . - Những bệnh nhân bị rối loạn đông máu nhận chế phẩm từ máu. - Những người có bệnh lý gan mạn tính như xơ gan hoặc bị viêm gan C không nằm trong nhóm nguy cơ cao cần chủng ngừa viêm gan A nhưng bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng đưa đến suy gan ( đôi khi gây tử vong ) nếu bị nhiễm siêu vi viêm gan A , do đó họ nên được chủng ngừa . - Các nhà quản lý sức khoẻ địa phương và các công ty tư nhân yêu cầu chủng ngừa viêm gan A cho những người phụ trách dinh dưỡng. Vắc xin viêm gan A được tiêm mấy lần ? Vắc xin viêm gan A nên được tiêm bắp 2 liều . Với người trưởng thành : - Vaqta : liều thứ hai nên được tiêm cách liều thứ nhất 6 tháng . - Havrix : liều thứ hai nên được tiêm cách liều thứ nhất từ 6-12 tháng . Ðối với thai phụ và phụ nữ đang cho con bú. Tính an toàn của vắc xin viêm gan A trong thai kỳ chưa được chứng minh chắc chắn dù người ta cho rằng nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan A đối với bào thai thấp . Ai không nên tiêm vắc xin viêm gan A ? - Những người từng có phản ứng dị ứng với các thành phần vắc xin như alum hay chất có tác dụng bảo quản 2-phenoxyethanol thì không nên tiêm vắc xin này . Hiệu lực và tác dụng phụ của vắc xin viêm gan A - Tác dụng phụ thường gặp: đau nhức tại nơi tiêm chích , nhức đầu , tình trạng khó chịu . Sau liều đầu tiên , người được chủng ngừa vắc xin có kháng thể bảo vệ lên tới 70% trong 2 tuần và trên 95% trong 4 tuần. ( Kháng thể bảo vệ là bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm siêu vi viêm gan A ) Sau 2 liều chủng ngừa viêm gan A, sự miễn nhiễm siêu vi viêm gan A được cho là bền vững lâu dài Vì kháng thể bảo vệ cần nhiều tuần để phát triển , khách du lịch đến các quốc gia có bệnh viêm gan A đang phổ biến nên được chủng ngừa ít nhất 4 tuần trước khi khởi hành. Các Trung Tâm Quản Lý Sức Khoẻ đề nghị đưa thêm globulin miễn dịch vào vắc xin chủng ngừa nếu như khởi hành trước 4 tuần . Globulin miễn dịch cung cấp sự bảo vệ nhanh hơn vắc xin nhưng sự bảo vệ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn . . · Viêm gan mạn tính kéo dài · Viêm gan siêu vi D · Hội chứng thận hư Vắc xin Viêm Gan A Hai loại vắc xin Viêm Gan A hiện đang dùng: Havrix và Vaqta Ai cần tiêm vắc xin ng a Viêm Gan A ?. toàn c a vắc xin viêm gan A trong thai kỳ ch a được chứng minh chắc chắn dù người ta cho rằng nguy cơ nhiễm siêu vi viêm gan A đối với bào thai thấp . Ai không nên tiêm vắc xin viêm gan A ? -. Viêm Gan A Bảng xét nghiệm viêm gan siêu vi Các tên gọi khác Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi A; Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu vi B; Xét nghiệm kháng thể viêm gan siêu