1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Mặt Trời chiếu sáng như thế nào docx

11 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặt Trời chiếu sáng như thế nào Cái gì làm cho mặt trời tỏa sáng ? Làm thế nào mặt trời tạo ra lượng năng lượng khổng lồ cần thiết cho sự sống sinh sôi trên trái đất ? Những câu hỏi này đã thách thức các nhà khoa học trong suốt 150 năm trời, bắt đầu từ giữa thế kỉ thứ 19. Các nhà vật lí lí thuyết đã chiến đấu với các nhà địa chất học và các nhà sinh học tiến hóa trong một cuộc tranh luận sôi nổi xem ai là người có câu trả lời chính xác. Tại sao lại có quá nhiều ồn ào về nan đề khoa học này? Nhà thiên văn học thế kỉ thứ 19 John Herschel đã miêutả hùng hồnvai trò cơ bảncủa ánhsáng mặt trời trong mọi hoạt động sống củacon người trong tác phẩm Chuyên luận về Thiên văn học hồi năm 1883của ông như sau: Các tia sáng mặt trời là nguồn gốc tối hậu của hầu như mọi chuyển động xảy ra trên bề mặt trái đất. Bởi nhiệt của nó sản sinh ra các loại gió… Bởi hoạt động của chúng truyền sức sống cho thực vật tinh lọc từ các chất vô cơ, và trở nên, trong vòng quay của chúng, là sự cấp dưỡng cho động vật và cho con người, và là nguồn gốc của những lớp trầm tích lớn có hiệu quả động học nằm sẵn cho con người sử dụng trong vỉa than của chúng ta. Ánh sáng mặt trời nuôi dưỡng sự sống trêntrái đất Trongbài viết này, chúngta sẽ nhắc lại từ bối cảnh lịch sử của sự phát triển kiếnthức của chúng ta về cách thức mặt trời (ngôi saogần chúng ta nhất) tỏa sáng, bắt đầu trong phần tiếp theo với cuộc tranhluận thế kỉ 19 về tuổi của mặt trời. Trongphần sauđó, chúng ta sẽ thấy những khám phá dườngnhư chẳngcó kết quả gì với nhautrong vật lí cơ bản đưa đến một lí thuyết sản sinh nănglượng hạtnhân trong các ngôi saođã giải quyết được cuộc tranhluận về tuổi củamặt trời và giải thích được nguồn gốc của bứcxạ mặt trời. Trongphần sau cùng trước khitóm lược,chúngta sẽ thảoluận xem các thí nghiệm được thiết kế như thế nào để kiểm tra lí thuyết sảnsinh nănglượng hạt nhân trong các ngôi saolàm hémở một bí ẩn mới, Bí ẩn Neutrinocòn thiếu. Tuổi của mặt trời Mặttrờibao nhiêu tuổi ?Làm thế nào mặt trời tỏa sáng được ? Những câu hỏi này làhai mặt của một đồngtiền,như chúng ta sẽ thấy. Tốc độ mặt trời phátra bức xạ dễ dàng tính được bằng cách sử dụng tốcđộ đo được mà năng lượng đi tới bề mặt trái đất và khoảngcách giữa trái đất và mặt trời. Năng lượngtoàn phần do mặttrời phátra trong quãng đời của nó khoảng chừng bằng tích của tốc độ phát nănglượng hiện nay, gọi là độ sáng của mặt trời, với tuổi của mặt trời. Mặttrờicàng già thì tổng năng lượngbức xạ do mặt trời phát ra càng lớn. Năng lượngphát racàng lớn, hay tuổicủa mặt trời càng lớn,thì càng khótìm lời giảithíchcho nguồn gốc của năng lượng mặt trời. Để đánh giá đúngsự khó khăn trong việc tìm một lời giải thích,chúng ta hãy xét một minhhọa đặcbiệt của tốc độ khổnglồ mà mặt trời phátra năng lượng.Giả sử chúngta đặt một centimet khối băng tuyết ở ngoài trời vàomột ngàymùa hè theo kiểu saocho toàn bộ ánh sángmặt trời bị hấp thụ bởi băng. Chodù ở khoảng cách lớn giữa trái đất và mặt trời, nhưng ánh nắng mặttrời sẽ làm tan khối băng trong khoảng 40 phút. Vì hiệntượng xảy ratạibất kì đâu trong không giantại khoảng cách củatrái đất tính từ mặt trời, nên mộtlớp vỏ cầu băng khổng lồ có tâm tại mặttrời và đường kính 300 triệu km (200triệu dặm) sẽ tanra vào khoảngthời gian trên.Hay, rút cùng lượng băng trên xuống bề mặt mặt trời, chúng ta có thể tính được một diện tích gấp 10nghìn lần diện tích bề mặt trái đấtvà dày khoảng nửa km(0,3dặm) cũng sẽ tan ra trong 40 phút bởi sự trút năng lượng của mặt trời. Trongphần này, chúngta sẽ nói về cácnhà khoa học thế kỉ 19đã cố gắng như thế nào để xác địnhnguồn gốc củanăng lượng mặt trời, sử dụng tuổi của mặt trời làm một manh mối. Các ước tính mâu thuẫn nhau về tuổi của mặt trời Nguồn năng lượngbức xạ mặt trời đượccác nhà vậtlí thế kỉ 19 tinlà do hấp dẫn. Trongmột bài giảng có sứcthuyết phục vào năm 1854,Hermannvon Helmholtz, vị giáo sư sinhlí học người Đức, ngườitrở thànhmột nhà nghiên cứu và mộtgiáo sư vậtlí xuất sắc,đã đề xuất rằng nguồngốc của nănglượng bức xạ khổnglồ của mặt trời là sự co hấp dẫn củamột khối lượnglớn. Trước đó khônglâu, vào thập niên 1840, J.R. Mayer (một bác sĩ người Đứckhác) và J.J. Watersoncũng đề xuất rằng nguồn gốc của bức xạ mặt trời làsự chuyển hóa năng lượng hấp dẫn thành nhiệt. Các nhà sinh vật họcvà địa chất học xét đếncáctác động của bứcxạ mặt trời, còn cácnhà vật lí tậptrung vào nguồngốc của nănglượng bứcxạ. Năm 1859, CharlesDarwin, trongbản in lần thứ nhất của cuốn Về nguồn gốc của các loài bằng sự chọn lọc tự nhiên, đã thực hiện một tínhtoán thô về tuổi của tráiđất bằngcách ước tính thời gian cần thiết chosự xói mòn xảy ra ở tốc độ quan sát thấyhiện làm xóa sạch vùng Weald,một thunglũng lớn trải dài giữa Bắc và Nam Downở miền nam nước Anh. Ôngthu được một con số cho việc “bóc mất Weald” trong khoảng 300 triệu năm, rõràng đủ lâu cho sự chọn lọc tự nhiêntạora nhiều loài đadạng tồn tại trên trái đất. Như Herschel nhấn mạnh, nhiệt của mặttrời là nguyênnhân cho sự sốngvà đa số sự tiến hóa địa chất trêntrái đất. Vì thế, ước tính củaDarwin về tuổi tối thiểu cho hoạt động địa chất trên tráiđất ngụ ýmột ước tính tối thiểu cho lượng năng lượng mà mặt trời phát ra. Kiên quyết phản đốithuyết chọn lọc tự nhiên Darwin, William Thompson, sau này là ngài Kelvin, là giáosư tại Đại học Glasgowvà là mộttrong những nhà vật lí vĩ đại của thế kỉ 19.Ngoài nhiềuđóng góp của ôngcho khoahọc ứngdụngvà cho côngnghệ, Thompsonđã thiết lập định luật thứ haicủa nhiệt động lực học và thiết lậpthang nhiệt độ tuyệt đối, thangđo sau này đặt tên là thangđo Kelvinđể ghi công của ông. Địnhluật thứ hai của nhiệt độnglực học phátbiểu rằng nhiệt tự nhiêntruyền từ vật nóng hơnsangvật lạnh hơn, không xảy ra điều ngược lại. Vì thế, Thompsonnhận ra rằng mặttrời và trái đất phải ngày càng lạnhđi trừ khicó một nguồn năng lượngbên ngoài và cuối cùng trái đất sẽ trở nên quálạnh để nuôi dưỡngcho sự sống. Kelvin,giống như Helmholtz, bị thuyếtphục rằng độ sáng của mặttrời được tạo ra bởisự chuyển hóa năng lượng hấp dẫn thành nhiệt. Trong một phiên bản sớm (1854)của ý tưởngnày, Kelvincho rằngnhiệt của mặt trời phải đượctạora liên tục dova chạm của các thiên thạch rơi vào bề mặt của nó. Kelvin bị ép buộc bởi bằngchứng thiên văn học phải sửa đổi giả thuyết của ôngvà sau này ông tranh cãi rằngnguồn gốc chủ yếu của nănglượng có sẵnvới mặt trời lànăng lượng hấp dẫn củacác thiên thạch nguyên thủy mà từ đó nó hình thành. Từ đó, với uytín lớn và tài hùng biện, ngài Kelvinđã công khaivào năm 1862 rằng: Một số dạng thức của lí thuyết thiên thạch nhất định là đúng và là lời giải thích hoàn chỉnh của nhiệt mặt trời có thể chỉ vừa mới bị hoài nghi, khi những lí do sau đây được xét tới: (1) Không có lời giải thích tự nhiên nào khác, ngoại trừ bằng phản ứng hóa học, có thể thuyết phục được. (2) Lí thuyết hóa học hơi không hiệu quả, vì phản ứng hóa học giàu năng lượng nhất mà chúng ta biết, xảy ra với các chất chẳng qua là toàn bộ khối lượng của mặt trời, sẽ chỉ phát ra nhiệt khoảng chừng 3000 năm. (3) Không có khó khăn nào trong việc giải thích nhiệt của 22.000.000 năm bằng lí thuyết thiên thạch. Kelvintiếp tục trực tiếp côngkích ước tính củaDarwin,ông hỏi một cách hoa mĩ: Khi đó chúng ta nghĩ gì về ước tính địa chất cỡ 300.000.000 năm (của Darwin) cho “sự bóc trần Weald” ? Tin rằng Darwin đã sai trongước tínhcủa ông ta về tuổi của trái đất, Kelvin còn chorằngDarwin đã saikhi nói về thời giansẵn có cho sự chọn lọc tự nhiênxảy ra. Ngài Kelvin đã ước tính tuổi thọ của mặt trời,và bằng cách tươngtự với trái đất, như sau.Ông tính năng lượng hấp dẫn của một vật có khối lượng bằng với khối lượng của mặt trời và bán kính bằng với bán kínhcủa mặt trời và chia kết quả đó chotốc độ mặt trời phátra năng lượng.Cách tính này mang lạituổi thọ chỉ khoảng 30triệu năm.Ước tính tương ứng cho tuổi mặt trời có thể xác nhận bằng năng lượnghóa họcnhỏ hơn nhiều vì các quá trình hóa họcgiải phóng rất ít năng lượng. Ai đúng ? Như chúng ta vừa thấy, vàothế kỉ 19, bạn có thể đi tới những ướctính rất khác nhau cho tuổi của mặt trời,tùythuộc vào người mà bạn hỏi.Các nhà vật lílí thuyết cótiếng tranhluận, dựatrên các nguồn năng lượngđã biết vào lúc ấy, rằng mặttrời tối đalà vài chụctriệu nămtuổi. Nhiều nhà địa chất vàsinhvật học kết luận rằngmặt trời đã phải chiếusáng ít nhất là vài trăm triệu năm để giải thích cho các biếnđổi địa chấtvàsự tiến hóa của các đối tượng sống, cả hai đều phụ thuộc nghiêmtrọngvào năng lượng đến từ mặt trời. Như vậy,tuổi của mặt trời, và nguồn gốc củanăng lượng mặt trời, lànhững câu hỏi quan trọngkhôngchỉ đối với vật lí và thiênvăn học, mà cònđối với địa chất học và sinhvật học. Darwinđã bị lay chuyển mạnh trước sứcmạnh phân tích của Kelvinvà bởi uy tíncủa sự tinhthông lí thuyết của ông ta, nên trong các lần incuối củacuốn Về nguồn gốc các loài, ôngđã loại bỏ hết mọi đề cập tới các khoảng thờigian.Ông viết vào năm 1869 choAlfred Russel Wallace, người đồng khám phá ra sự chọn lọc tự nhiên,than phiền về ngài Kelvin: Quan điểm của Thompson về tuổi của thế giới gần đây thỉnh thoảng là một trong những điều nhức nhối nhất của tôi. Ngày nay,chúng ta biết rằng ngài Kelvin đã saivà cácnhàđịachấtvà nhà sinh họctiến hóa đã đúng. Phép định tuổiphóng xạ của các thiênthạch cho thấy mặttrời 4,6tỉ năm tuổi. Đâu là cái sai vớiphân tích của Kelvin? Một sự tương tự cóthể giúptrả lời. Giả sử một người bạn đứng nhìn bạn sử dụng máy tínhcủa bạn vàthử suy đoán xem máy tính đã hoạt động trong bao lâu. Một ướctính hợp lí có lẽ không hơnmột vài giờ đồng hồ, vì đó là khoảng thời gian tối đa mà pin có thể cung cấp lượng công suất cần thiết. Sự thiếu sót trongphép phân tích này là đã giả địnhmáy tính của bạn nhất thiết đượccấp nguồn bằng pin. Ước tính vài giờ đồnghồ có thể là sainếu như máy tínhcủa bạn hoạt động từ một ổ cắm điện ở trên tường.Giả định pincấp nguồncho máy tính củabạn là tương tự như giả định của ngàiKelvinrằng năng lượng hấp dẫn đã cấpnguồncho mặt trời. Vì các nhà vật lí lí thuyết thế kỉ 19 không biết về khả năng chuyển hóa khối lượng hạt nhân thành nănglượng,nên họ tínhra tuổi tối đacho mặt trời quá ngắn. Tuy nhiên,Kelvin và các đồng nghiệp của ôngđã có những đóng góp lâu dài cho các khoahọc thiênvăn học, địa chất học, và sinhvật họcbằng việc khăngkhăng trên nguyên tắc rằng kết luận có giá trị trong mọi lĩnh vực nghiên cứu phải phù hợp với các định luật cơ bản của vật lí. Bây giờ,chúng tasẽ nói về một số pháttriển có tínhbước ngoặc trong việc tìm hiểu làm thế nào khối lượng hạt nhân được sử dụng làm nhiên liệu chocác sao. Thoáng hiện câu trả lời Điểm chuyển biến trong cuộcchiến giữa các nhà vật lí lí thuyết và các nhà địa chất học và sinh vật học theolối kinhnghiệm xảy ra vào năm 1896. Trong tiến trìnhcủa một thí nghiệm được thiếtkế để nghiên cứu tia X doWilhelm Röntgen pháthiện ra vào nămtrước đó, HenriBecquerel đã cất một số tấm bọcuranium trong một ngăn bàn gần cáctấm phimbọc tronggiấy đen. Do trời Paris nhiều mây trong haingày liền,nên Becquerel không thể “kích hoạt” các tấm phimcủa ông bằngcách phơi chúngdưới ánh nắngmặt trời như ông dự định.Trước sự phát triển của các tấmphim,ông đã tìmthấy nhữnghìnhảnhlàm ông ngạc nhiên cao độ của cáctinh thể uranium của ông.Ông đã khám phá ra sự phóngxạ tự nhiên, do sự chuyển hóa hạt nhân của uranium. Tầm quantrọng củaphát hiện của Becquereltrở nên rõ ràng vào năm1903, khi PierreCurie vàngười phụ tá trẻ của ông,Albert Laborde, công bố rằng các muốiradiumliên tục giải phóng nhiệt. Khía cạnhkhác thường nhấtcủa khámphá mớinày là radium phát ranhiệt mà khônglạnh đi xuốngnhiệt độ của môi trường xungquanhnó. Bức xạ phát ra từ radiumtiết lộ một nguồn năng lượng trước đây chưa biết tới. WilliamWilsonvà George Darwin hầu như tức thời đề xuất rằngsự phóngxạ có thể là nguồn gốc của năng lượng bức xạ của mặt trời. Vị hoàng tử trẻ của nềnvậtlí thực nghiệm, ErnestRutherford,khiđó là giáo sư vật lí tại Đại họcMcGill ở Montreal,đã phát hiện thấy năng lượng khổnglồ giải phóngbởi bức xạ hạt alphaphát ratừ các chất phóng xạ. Năm 1904, ôngcông bố: Việc khám phá ra các nguyên tố phóng xạ, mà trong sự phân hủy của chúng giải phóng lượng năng lượng khổng lồ, vì thế đã làm tăng giới hạn khả dĩ của khoảng thời gian tồn tại của sự sống trên hành tinh này, và cho phép thời gian được khẳng định bởi các nhà địa chất và sinh vật học cho quá trình tiến hóa. Khámphára sự phóng xạ đã mở ra khả năngnănglượng hạt nhân có thể nguồngốc của bức xạ mặttrời. Sự phát triển này đã giải phóng các nhà lí thuyết khỏi ràngbuộc trong tính toáncủahọ với năng lượng hấpdẫn. Tuy nhiên,cácquan sát thiên văn sau đó cho thấymặt trời không chứarất nhiều chất phóng xạ, mà thayvào đấy chủ yếu là hydrogenở dạng khí. Hơn nữa, tốc độ sự phóng xạ phân phốinănglượng không phụ thuộcvào nhiệt độ sao,trongkhicác quansát sao cho thấylượngnăng lượngdo một ngôi saophát ra thật sự phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên trong của sao.Một thứ gì đó ngoài sự phóng xạ ralà cần thiết để giải phóng năng lượnghạt nhân bên trong một ngôi sao. Trongphần tiếp theo, chúngta sẽ dõi theo các bước tiến đã đưađến cái mà ngày nay chúng ta tin là sự hiểubiết đúng đắnvề cách thức mặt trời chiếu sáng. Xu hướng được thiết lập Tiếnbộ cơ bảntiếp theo mộtlần nữa lại đến từ một xu hướng không mong đợi. Vàonăm 1905, AlbertEinsteinđưa ra mốiquan hệ nổi tiếng của ông giữa khối lượng và năng lượng, E = mc 2 , là hệ quả của thuyết tương đối đặc biệt. Phương trình của Einstein cho thấymộtlượng rất nhỏ của khối lượng có thể, về nguyêntắc, chuyển hóa thành lượng nănglượng khổng lồ. Mối quanhệ củaông đã khái quát hóavà mở rộng định luật bảotoàn năng lượng hồi thế kỉ 19 của von Helmholtz và Mayer để baogồm sự chuyển hóa của khối lượng thành năng lượng. Đâu là mối quan hệ giữa công thứccủa Einstein và nguồn gốc năng lượng của mặt trời ? Câu trả lời khôngrõ ràng lắm. Các nhàthiên văn thựchiện phần việc của họ bằng việc đưara ràngbuộc rằng các quan sát sao phải đưa ra lời giải thích có thể của sự sản sinh năng lượng sao. Năm 1919,HenryNorris Russell,nhà thiên văn họclí thuyết hàng đầu ở Mĩ, đã tóm tắt trong một dạng súc tich các dấuhiệu thiên văn về bảnchất của nguồnnăng lượngsao. Russell nhấn mạnhrằngmanh mốiquan trọng nhấtlà nhiệtđộ cao ở phần bên trong các ngôi sao. Astonchỉ ravào năm 1920rằng bốn hạt nhân hydrogen nặnghơn một hạt nhân helium F.W. Aston đã phát hiện vàonăm 1920 yếu tố thực nghiệm quantrọng trong câu đố hóc búađó. Ông đã thực hiện những phép đo chính xác khối lượng của nhiều nguyên tử khác nhau, trong số chúng có hydrogen và helium.Aston nhận thấybốn hạt nhân hydrogen nặnghơn một hạtnhân helium. Đây không phải là mục tiêu chính củacácthí nghiệm mà ông tiến hành, chúng phần lớn bị thúc đẩy bởi yêu cầu tìmđồng vị của neon. Tầm quantrọng củacác phép đo của Aston lập tứcđược nhậnra bởi ngài ArthurEddington, nhàthiên văn vật lí lỗi lạc người Anh. Eddington đã tranhluận trong vaitrò chủ tịch Hội Liên hiệp Anhvì sự tiến bộ khoa học vào năm 1920 rằng phép đocủa Aston về sự chênh lệch khối lượng giữa hydrogenvà heliumcó nghĩa là mặttrời có thể chiếu sángbằng cách chuyểnhóa các nguyên tử hydrogen thành helium. Sự đốt cháy này của hydrogen thành helium sẽ (theo công thức Einstein giữakhốilượng và năng lượng) giải phóng khoảng 0,7%đương lượng khốilượng của năng lượng. Về nguyên tắc, điều này có thể cho phép mặt trời tỏasáng trong khoảng 100tỉ năm. Trongmột cái nhìn sáng suốt thấy trước tương lai, Eddington đã đi tới nhận xét về mối quanhệ giữa sự sản sinh nănglượng sao và tương lai của loài người: Thật vậy, nếu năng lượng hạ nguyên tử trong các sao được tự do sử dụng để duy trì lò lửa lớn của chúng, thì dường như nó đã mang lại gần hơn chút nữa việc thực thi ước mơ của chúng ta về việc điều khiển sức mạnh tiềm tàng này cho hạng phúc của toàn nhân loại – hay cho sự tự diệt vong của nó. Tìm hiểu quá trình Bướcchính tiếp theo trongviệc tìm hiểu cách thức cácngôi sao tạo ranăng lượng từ sự đốt cháy hạt nhân,có đượctừ việc áp dụngcơ học lượng tử nhằm giải thích sự phóng xạ hạt nhân. Áp dụng này được thực hiện mà không cần bất kì tham khảo nào đến cái xảy ra bên trongcác sao.Theovật lí cổ điển, hai hạt có cùngdấu điện tíchsẽ đẩynhau,như thể chúngdội nhau ra vì nhận ra“mùi hôi” của nhau. Theo cổ điển, xác suất để haihạt mang điện dươnglại rất gần nhau là bằng không. Nhưng, một số điều không thể xảyra trong vậtlí cổ điển lại có thể xảy ra trongthế giới thựctế được mô tả ở cấp độ vi mô bằng cơ học lượng tử. Vào năm1928, George Gamow,nhà vật lí lí thuyết lớn ngườiNga-Mĩ, đưara một công thức cơ lượng tự manglại xác suấtkhác không cho haihạt tích điện vượt qua lực đẩy tĩnh điện lẫn nhau của chúngvàtiến lại rất gầnnhau.Xác suất cơ lượng tử nàyngàynay được gọi phổ biến là“hệ số Gamow”. Nó được sử dụng rộng rãi để giải thíchtốc độ đo được của những phânrã phóng xạ nhất định. Trongthập niên đó saunghiêncứulịch sử của Gamow, Atkinson và Houtermans và sau đó là Gamow và Teller đã sử dụng hệ số Gamowđể đưara tốc độ các phản ứnghạt nhân sẽ tiến triển ở những nhiệt độ caođược tin là tồn tại bên trong các sao. Hệ số Gamowcần thiết để ước tính mức độ thường xuyên mà haihạt nhâncó cùngdấu điệntích tiến lại đủ gần nhauđể hợp nhất và từ đó phát sinh ra năng lượngtheo côngthức của Einstein giữa khối lượng thừa và năng lượnggiải phóng. Vào năm1938, C.F. vonWeizsäckerđã tiến gần tới việc giải bài toán mộtsố ngôi saotỏasángnhư thế nào. Ông pháthiệnra một chu trìnhhạt nhân,ngày nay gọi là chu trình carbon-nitrogen-oxygen (CNO), trong đó hạt nhân hydrogencó thể đốt cháy sử dụngcarbon làmxúc tác. Tuynhiên, vonWeizsäcker đã không nghiên cứu tốc độ năng lượng được tạo ratrong một ngôi sao bằng chu trình CNO và ông cũng không nghiêncứu sự phụ thuộc quantrọngvào nhiệt độ sao. Tháng 4năm 1938, hầu như sân khấu khoa họcđã cố tình dọn sẵn cho sự xuấthiệncủa Hans Bethe, một chuyêngia được công nhận tronglĩnh vực vật lí hạt nhân. Giáo sư Bethe vừa mới hoàn thànhmột tập kinh điển ba bài báo, trong đó ông xét lại và phân tích tất cả những điều đã biết khi đó về vật lí hạt nhân.Những nghiêncứu này được cácđồng nghiệp của ông gọi là “thánh kinhBethe”. Gamow đã triệu tập một hội nghị nhỏ của các nhà vật lí và thiên văn vậtlí ở thủ đô Washington để bàn về tình trạng hiểu biết,và nhữngvấn đề chưa được giải quyết, về kết cấu bên trong củacác ngôi sao. [...]...Chu trình CNO Đối với những ngôi sao nặng hơn mặt trời, các mô hình lí thuyết chỉ ra rằng chu trình CNO của sự nhiệt hạch hạt nhân là nguồn gốc chủ đạo của sự sản sinh năng lượng Chu trình mang lại sự hợp nhất của bốn hạt nhân hydrogen (1H, proton) . Mặt Trời chiếu sáng như thế nào Cái gì làm cho mặt trời tỏa sáng ? Làm thế nào mặt trời tạo ra lượng năng lượng khổng lồ cần thiết cho sự. Neutrinocòn thiếu. Tuổi của mặt trời Mặttrờibao nhiêu tuổi ?Làm thế nào mặt trời tỏa sáng được ? Những câu hỏi này làhai mặt của một đồngtiền ,như chúng ta sẽ thấy. Tốc độ mặt trời phátra bức xạ dễ. nay, gọi là độ sáng của mặt trời, với tuổi của mặt trời. Mặttrờicàng già thì tổng năng lượngbức xạ do mặt trời phát ra càng lớn. Năng lượngphát racàng lớn, hay tuổicủa mặt trời càng lớn,thì càng

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w