- 6 - + Thiếu hụt về tâm lý xã hội: thiếu sự chăm sóc nhạy cảm, không được khuyến khích hoặc bị khiếm khuyết về giác quan, kích thích quá mạnh, bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng. + Trong gia đình việc sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế, sử dụng những câu ngắn, những mẫu câu có vốn từ giới hạn. + Ít có cơ hội đến trường. + Cu ộc sống của trẻ do người khác áp đặt, định đoạt; trẻ không thể tự kiểm soát được cuộc sống của mình, thiếu tự tin dẫn đến việc trẻ học kém ở trường. 1.1.4. Một số vấn đề về thể chất và tâm thần liên quan đến CPTTT 1.1.4.1. Những dạng khuyết tật thường xảy ra đồng thời với CPTTT Khiếm thính : Trẻ khiếm thính là những trẻ khó nghe hoặc điếc. Khiếm thính có thể do nhiều nguyên nhân : nguyên nhân trước khi sinh (di truyền; các bệnh truyền nhiễm; Rubella/Sởi Đức, Giang Mai; dùng thuốc có hại cho sự phát triển tai của bào thai ), trong khi sinh (thiếu oxy; dùng dụng cụ y tế forceps để kéo đầu trẻ ra …) hoặc sau khi sinh (bênh tật, tai nạn ) Khiếm thị : Trẻ khiếm thị là những trẻ nhìn kém hoặc bị mù. Nói một cách khác, khiếm thị có nghĩa là mức độ sắc nét của thị lực, ngay c ả khi có kính, là trong khoảng từ 5% đến 30%. Thị lực thông thường dao động trong khoảng 30% đến 100%. Trong tình trạng mù, thị lực dưới 5%. Tiêu chí thứ hai để xem xét khả năng khiếm thị của trẻ là thị trường. Khiếm thị có nghĩa là thị trường chỉ trong khoảng 10% đến 30%. Ở người bình thường, thị trường là 30% tới 100%. Thị trường dưới 10% là đã ở trạng thái mù. Khiếm thị xảy ra thườ ng do các vấn đề có liên quan đến mắt: bị khúc xạ: viễn thị (khoảng cách từ thuỷ tinh thể tới võng mạc qua nhỏ), cận thị (khoảng cách từ thuỷ tinh thể tới võng mạc quá lớn; đục thuỷ tinh thể (khi nó bị mờ; lác (hai mắt nhìn hai hướng khác nhau); chứng giật cầu mắt (làm con người chuyển động nhanh); tổn thương võng mạc; teo dây thần kinh thị giác; tổn thương não; mắt nhỏ hơn m ức bình thường. Khó khăn về vận động Một trẻ khó khăn về vận động là trẻ bị yếu tay, chân, lưng, cổ hoặc do đau làm trẻ không cử động được. Đối với trẻ lớn không thể cầm một vật, không thể cúi xuống nhặt một vật lên, không thể đi bộ 10 mét. Các dạng tật vận động: - Bại, liệt 1 tay - Bại, liệt 2 tay - Bại, liệt 1 chân - Bại, liệt 2 chân - Bại, liệt nửa người - Bại, liệt tứ chi - Thiếu, thừa ngón tay - Ngắn chi, cụt chi - Bệnh cơ, xương, khớp - Bàn chân khoèo. Nguyên nhân : - Do bệnh: bại liệt, bại não, viêm khớp, viêm cơ, bệnh xương. - Do chấn thương: tai nạn, sang chấn khi sinh đẻ - Do bẩm sinh Cách phát hiện các dạng tật vận động ở trẻ: - Trẻ nằm ngửa nhưng không giơ được hai tay lên - Trẻ Không thể chống tay để ngẩng cao đầu, không thể chống tay để nâng người lên - Trẻ không giữ được vật nhỏ trong tay, không thể đưa một vật vào miệng - 7 - - Trẻ không thể dùng hai tay để nắm giữ đồ vật - Trẻ không thể lật từ ngửa sang sấp và ngược lại - Trẻ không tự ngồi một mình, ngồi hay bị ngã - Trẻ không thể tự uống được bằng cốc - Trẻ không nhặt được vật nhỏ - Trẻ không tự bò, không tự đứng - Trẻ không thể tự ăn - Trẻ không biết cởi quần áo - Trẻ không thể tự bỏ vật vào hộp và tự lấy ra - Trẻ không thể xếp các đồ vật với nhau và tách chúng ra - Trẻ không tự đi, tự chạy được một mình - Trẻ không đi xuống cầu thang và không có khả năng leo trèo - Trẻ không có khả năng nhảy, không đá được bóng 1.1.4.2. Những bệnh thường thấy ở trẻ CPTTT 1.1.4.2.1. Bãi não Bại não là một tình trạng gây tàn tật cho trẻ em có nguyên nhân từ não. Chứng tậ t này do não bị tổn thương trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh cho đến 5 tuổi. Dạng tật này gây ảnh hưởng đến các tư thế tự nhiên và hoạt động bình thường của trẻ. Trẻ có thể mềm nhũn, toàn thân co cứng hoặc vận động không tự chủ. Bại não không phải là một bệnh tiếp diễn. Tổn thương não chỉ xảy ra một lần và sẽ không bị xấu đi. Bại não không nặng thêm như ng cũng không phải là bệnh có thể chữa khỏi. Những trẻ em bị bại não sẽ phải mang tật suốt đời. Bại não không lây lan và người ta không phải vì già mà mắc chứng bại não. 1.4.2.2. Động kinh Động kinh là cơn mất ý thức ngắn, định hình, đột ngột, có khuynh hướng chu kỳ tái phát, khi lên cơn có thể không kiểm soát được Các cơn động kinh: trẻ ngã xuống bất kì lúc nào, bất kì nơi nào ngay cả lúc ngủ, co giật chân, tay nhịp nhàng, m ắt trợn ngược, sùi bọt mép, rối loạn đại tiểu tiện, cơn nặng có thể hôn mê. 20% những người bị động kinh có nguyên nhân là do tổn thương thuỳ não, trường hợp này được gọi là “động kinh có triệu trứng”. 80% còn lại không hề có tổn thương não và thông thường có thể hoạt động một cách bình thường, trường hợp này được gọi là ‘động kinh nguyên phát”. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về các nhân tố kích thích gây nên cơn độ ng kinh, các nhân tố thường được đề cập đến là thiếu ngủ, kiệt sức, stress, xúc động mạnh, sau khi tập thể dục, hiện tượng kinh nguyện, hít thở mạnh, thay đổi nhiệt độ, tiếng ồn, những luồng sáng thay đổi… Trong dân cư, cứ 150 người thì có một người bị mắc bệnh động kinh (khoảng 0.5- 1%). Trong những người bị CPTTT, 30% mắc bệnh động kinh, và cứ 20 người bị độ ng kinh thì có một người CPTTT. 1.4.3. Các dạng rối loạn tâm thần thường xảy ra đồng thời với CPTTT 1.4.3.1. Tự kỷ Leo Kanner, một nhà tâm thần học người Mỹ thuộc bệnh viện John Hopkins ở Baltimore, lần đầu tiên đã nhận dạng bệnh tự kỷ vào năm 1943. Ông đã mô tả những điểm đặc biệt của một số trẻ 11 tuổi như : khó phát triển quan hệ với mọ i người, chậm nói và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ khi đã nói được, hành vi trùng lặp và rập khuôn, thiếu trí tưởng tượng, giỏi học vẹt, bị ám ảnh đối với sự trùng lặp, diện mạo bên ngoài vẫn bình thường. Kanner gọi tình trạng mới phát hiện này là sự tự kỷ thời kỳ ấu nhi (early infantile autism), nguồn gốc của thuật ngữ là từ tiếng Hy Lạp: “auto” - có nghĩa là tự mình (bở i vì những trẻ này dường như bị kiềm hãm ở bên trong). Đến nay đã biết thêm rất nhiều điều về bệnh tự kỷ. Rối loạn tự kỷ đôi khi được gọi là sự tự kỷ thời kỳ ấu nhi, sự tự kỷ thời kỳ trẻ thơ hoặc sự tự kỷ Kanner. - 8 - * Tiêu chí chẩn đoán rối loạn tự kỷ : Trong cuốn “Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần IV”đã đưa ra những tiêu chí chẩn đoán rối loạn tự kỷ như sau: A. Một tập hợp gồm sáu hoặc nhiều hơn các tiêu chí của nhóm (1), (2) và (3) trong đó ít nhất hai tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3) (1). Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội thể hiệ n ở ít nhất hai trong số các biểu hiện sau: a. Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa dạng như ánh mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và các cử chỉ để tạo sự liên hệ mang tính xã hội. b. Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn cùng trang lứa phù hợp với mức độ phát triển. c. Thiếu đòi hỏi t ự nhiên đối với việc chia sẽ niềm vui, sở thích/mối quan tâm hay các thành tích đạt được với những người khác (ví dụ như thiếu nhu cầu mang hay chỉ cho người khác xem những thứ mình thích) d. Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm hoặc xã hội. (2). Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở ít nhất một trong số các biểu hiện sau : a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển kỹ năng nói (không có ham muố n bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như những cử chỉ điệu bộ thuộc kịch câm). b. Với các cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì đối thoại. c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường d. Thiếu những hoạt động/cách chơi đa dạng, và đóng vai/giả có chủ ý; ho ặc thiếu hoạt động/cách chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển. (3). Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp lại hoặc rập khuôn thể hiện ở ít nhất một trong những biểu hiện sau: a. Quá bận tâm tới một hoặc một số những mối quan hệ có tính rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc c ường độ bất thường. b. Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng. c. Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn (ví dụ gõ tay hoặc vặn tay, hoặc có kiểu di chuyển cả thân người một cách phức tạp) d. Bận tâm dai dẳng đối với các bộ phận của vật thể. B. Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mốc khởi đầu trước tuổi lên 3: (1)- tương tác xã hội, (2)- sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, (3)- chơi/hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng. C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hoà nhập thời kỳ ấu thơ. Như vậy những đặc điểm để chẩn đoán rối loạn tự kỷ chính là sự xuất hiện tình trạng phát triển đặc biệt bất thường hoặc khuyết tật trong phối hợp và giao tiếp xã hội cũng như sự xuất hiện của một tập hợp các hành động và sở thích đặc biệt hạn hẹp. Dạng biểu hiện của tình trạng rố i loạn này rất khác nhau, phù thuộc vào mức độ phát triển và tuổi của cá nhân. Dưới đây là thông tin cụ thể hơn về những tiêu chí chẩn đoán trẻ tự kỷ. Những vấn đề trong thiết lập giao tiếp xã hội: khiếm khuyết trong tương tác xã hội mang tính qua lại có thể được biểu hiện trong các tình huống như không thích được âu yếm, thờ ơ hoặc ghét tiếp xúc cơ thể (không hưởng ứng khi được bế lên), thiếu tiếp xúc bằng mắt, không đáp lại lời của cha mẹ (khiến lúc đầu cha mẹ có thể lo lắng rằng trẻ bị điếc). Xử sự với người lớn một cách rất máy móc, không có khả năng xây dựng các mối quan hệ tay đôi phù hợp với tuổi phát triển (chứ không phải tuổi đời). ít hoặc không quan tâm đến việc kết bạn. Thích ngồi cách xa các trẻ khác. Thích nh ững hoạt động một mình, hoặc nếu tham gia hoạt động với trẻ khác thì chỉ xem chúng là người trợ giúp máy móc - 9 - hoặc như một công cụ chơi của mình (ví dụ đẩy bạn vì thích nhìn bạn khóc hay ngã). Khi muốn chơi cùng các trẻ khác thì lại không hiểu luật chơi và cách phối hợp qua lại. Không nhận thức được việc cần giao tiếp với người xung quanh, và cũng không nhận ra sự đau khổ của người khác. Những vấn đề trong giao tiếp: Những vấn đề trong giao tiếp có thể được biểu hiệ n như: chậm hoặc hoàn toàn không có ngôn ngữ nói (không đi kèm với nổ lực sử dụng các phương pháp giao tiếp thay thế ví dụ như cử chỉ), những cá nhân nói được thì có vấn đề trong việc bắt đầu và duy trì cuộc hội thoại (thường chỉ nói chuyện theo một cách rất hạn chế, ví dụ như đòi một vật gì đó bằng cách gọi tên vật, phản đối bằng cách nói “không” nhưng không đư a ra các dạng giao tiếp qua lại), nhắc lại những từ hoặc cụm từ mà không để ý đến nghĩa (nhắc lại một phần những gì chúng vừa nghe được), nhắc lại những bài hát hoặc đoạn nói ngắn trong các quảng cáo thương mại. Giọng thường cao một cách bất thường và không có khả năng hiểu những câu hỏi, chỉ dẫn hay những chuyện cười đơn giản. Thích những trò bắ t chước đơn giản hoặc những thói quen khi còn nhỏ. Thiếu kỹ năng bắt chước xã hội, thiếu những kỹ năng đa dạng để tạo lòng tin. Những kiểu hành vi, sở thích hay mối quan tâm và những hoạt động rập khuôn hoặc lặp lại: Ví dụ như: Bận tâm quá mức tới các bộ phận của một vật thể (như các cúc áo), thích thú sự chuyển động, kiên định với m ột hành động lặp lại (ví dụ như chạm tay vào tất cả các thanh gỗ của hàng rào, chỉ mặc áo cộc tay); có những cử động thân thể rập khuôn (vỗ tay, cử động bàn tay một cách kỳ quặc, lắc người); có những tư thế bất thường (mặt và mắt thường chuyển động bất thường); có các kỹ năng vận động toàn thân cứng nhắc; đi nhón chân; kiên định với sự giống nhau và phản đối hoặc bất mãn khi có sự thay đổi; chăm chú vào một vật bất động nào đó (ví dụ như một đoạn dây thừng). Khi trẻ có nhiều biểu hiện của rối loạn tự kỷ nhưng không mang tất cả những tiêu chí đã nêu trên, thì trẻ thường được chẩn đoán là có bệnh “ tự kỷ Không Điển Hình” (Atypical Autism) hoặc thông thường được gọi là rối loạ n phát triển diện rộng chưa xác định (Pervasive Developmental Disoder Not Otherwise Specified / PDD-NOS) * Phân loại và nguyên nhân : Thực tế không phải trẻ nào mắc bệnh tự kỷ cũng như nhau. Thông thường người ta phân thành 3 nhóm trẻ bị tự kỷ: Nhóm không phản ứng: hoàn toàn từ chối giao tiếp. Nhóm thụ động: chấp nhận giao tiếp nhưng không bao giờ chủ động. Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc: tạo ra giao tiếp một cách lập dị. Đã có nh ững thay đổi sâu sắc trong nhận thức về nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ. Trong những nghiên cứu lúc ban đầu, Kanner cho rằng cha mẹ trẻ tự kỷ đã quá bạn tâm tới công việc mà mất đi mối quan tâm đối với con mình. Các bậc cha mẹ này thường coi là những người thành đạt, có địa vị cao trong xã hội nhưng cũng lại rất “lạnh lùng”. Mẹ của trẻ bị tự kỷ bị gọi là “bà mẹ băng giá”. Lý luận này đã tác động một cách rất tiêu cực đến các bậc cha mẹ. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng nguyên nhân của bệnh tự kỷ là sự biến đổi bất thường trong quá trình phát triển của não hoặc bởi tổn thương não. Vì nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ ở anh chị em của những cá nhân có rối loạn này đang ngày càng tăng thêm nên người ta cho rằng có thể do yế u tố thuộc di truyền. * Cách trẻ tự kỷ hiểu về thế giới và những vấn đề liên quan tới tự kỷ : Cách trẻ tự kỷ hiểu về thế giới: Một đưa trẻ tự kỷ sẽ có khả năng trong việc hiểu những kích thích đến với nó (những gì trẻ nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy, nếm thấy và cảm thấy). Chúng rất khó hiểu được ý nghĩa của thông tin, khó loại bỏ các kích thích không liên quan, khó liên kết các thông tin và khó khái quát hoá thông tin (ví dụ như kinh nghiệm về cái ghế không phải là những gì hơi gống như thế đều là ghế). Rất nhiều thứ mà một đứa trẻ tự kỷ trải nghiệm là mới mẻ đối với nó. Thế giới đối với trẻ tự kỷ là hỗn loạn và rời rạc. Vì vậy rất nhiều trẻ tự kỷ tìm kiếm sự an toàn cho mình bằng việc lặp lại những - 10 - hành động tương tự nhau hoặc tìm những cách khác để trốn chạy khỏi thế giới thực tại (ví dụ như bịt tai lại). Những vấn đề hành vi: khi trẻ bị tự kỷ, những vấn đề về hành vi có thể liên quan trực tiếp hoặc không trực tiếp tới rối loạn tự kỷ. Những vấn đề hành vi thường gặp ở trẻ tự kỷ là: ăn không bình thường (chỉ ăn một số loại thức ăn, ví dụ như cơm với trứng), có khó khăn về ngủ, tâm trạng bất thường (ví dụ như khoác hoặc cười khúc khích mà không có lý do rõ ràng), thiếu cảm giác sợ khi bị nguy hiểm thực sự, quá sợ hãi trước những vật vô hại, có nhiều hành vi làm đau bản thân (cắn tay, tự đánh mình, tự cấu véo mình). Những vấn đề th ể chất: Có thể xuất hiện những tai biến động kinh (nhất là ở thiếu niên), tỷ lệ trung bình khoảng 25% trường hợp. * Mức độ phổ biến và quá trình đánh giá để xác định trẻ tự kỷ . Cứ trong 10 ngàn trẻ thì có 2 đến 5 trẻ bị tự kỷ (tỷ lệ 1 nữ trên 4 nam). Trong hầu hết các trường hợp (khoảng 75%) bệnh tự kỷ đi kèm với những chẩn đ oán về CPTTT, thường ở mức trung bình (IQ 35-50). Những kỹ năng nhận thức của trẻ cũng không cân bằng, ví dụ như trẻ có thể có các kỹ năng vận động khá tốt nhưng lại không có kỹ năng ngôn ngữ. 1.1.4.3.2. Rối loạn quá hiếu động/ giảm tập trung Trong các lớp học có trẻ CPTTT, ta thường gặp những trẻ thường làm cho giáo viên rất bực mình. Đó là những trẻ quá hiếu động, khó tập trung vào bất kì cái gì, luôn theo đuổi những cảm xúc bột phát và chỉ muốn làm hết việc này đến việc khác, đó là những trẻ có rối loạn quá hiếu động/giảm tập trung (AD/HD). AD/HD được chia thành các dạng: Dạng giảm tập trung là chủ yếu: Đứa trẻ có vấn đề tập trung ở lớp và thường đãng trí, dễ bị sao nhãng. Dạng quá hiếu động – hấp tấp: Bao gồm nhữ ng trẻ không ngồi yên, nói quá nhiều và khó có thể chơi đùa một các yên lặng. Dạng liên kết: Là những trẻ có cả những đặc điểm của tình trạng giảm tập trung trung lẫn quá hiếu động – hấp tấp. 1. 2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.2.1. Đặc trưng của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong những năm đầu tiên. Trong những năm đầu tiên, ở trẻ CPTTT thường xuất hiện những dấu hiệu khác thường về mặt cảm xúc: trẻ dễ bị kích động hoặc ngược lại, trẻ ù lỳ, trẻ khó hình thành hứng thú và các động cơ hoạt động xã hội. Ở nhiều trẻ CPTTT có sự rối loạn cả trong phát triển thể chất: biến dạng của hình dáng hộp sọ và kích thước tay chân, sự rối loạn bộ máy c ấu âm, sự khó khăn trong việc hình thành khả năng vận động. Khi mắc chứng thiểu năng trí tuệ thì sự suy yếu bên trong não bộ không mang tính chất tiến triển. Tác động của các nhân tố có hại phần lớn đã dừng lại và trẻ vẫn có thể có được sự phát triển tuân theo quy luật của sự hình thành tâm lý. Tuy nhiên sự phát triển này có những đặc điểm riêng của mình. Những đặc điểm đ ó bị gây ra bởi loại hình rối loạn hệ thống thần kinh trung ương và hậu quả của loại hình rối loạn này (thuật ngữ "thiểu năng trí tuệ" đã được nhà tâm lý người Đức E.Krepelin dẫn ra vào thế kỷ 19). Loạn trí (từ tiếng Latinh, dementia; mất trí, điên) - là sự suy yếu rõ rệt của hoạt động nhận thức dẫn đến suy giảm sự phát triển, suy giảm trí nhớ, hạn chế cảm xúc. Loạn trí có tính chất tiến triển, có nghĩa là ở hiện tượng loạn trí, có thể nhận thấy sự tiến triển chậm chạp của quá trình bệnh lý. Ở lứa tuổi mầm non "loạn trí" có thể hình thành do hậu quả của những căn bệnh bên trong của não bộ ở trường hợp tâm thần phân liệt, động kinh, những bệnh viêm não (viêm màng não) cũng như do hậu quả của chấn th ương não (chấn động não và bị thương). Cơ cấu tâm bệnh lý của rối loạn trong trường hợp thiểu năng trí tuệ được đặc trưng bởi tính tổng thể và tính cấp bậc của sự phát triển về tâm lý và trí tuệ. Theo cấu trúc sơ đồ lâm sàng thiểu năng trí tuệ được chia ra thành thiểu năng trí tuệ dạng bị biến chứng và . hơn m ức bình thường. Khó khăn về vận động Một trẻ khó khăn về vận động là trẻ bị yếu tay, chân, lưng, cổ hoặc do đau làm trẻ không cử động được. Đối với trẻ lớn không thể cầm một vật, không. Cách trẻ tự kỷ hiểu về thế giới và những vấn đề liên quan tới tự kỷ : Cách trẻ tự kỷ hiểu về thế giới: Một đưa trẻ tự kỷ sẽ có khả năng trong việc hiểu những kích thích đến với nó (những gì trẻ. Trẻ không nhặt được vật nhỏ - Trẻ không tự bò, không tự đứng - Trẻ không thể tự ăn - Trẻ không biết cởi quần áo - Trẻ không thể tự bỏ vật vào hộp và tự lấy ra - Trẻ không thể xếp các đồ vật