Session 5 T-SQL Programming pot

20 354 0
Session 5 T-SQL Programming pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Session 5 T-SQL Programming Mục tiêu của chương Kết thúc chương này, bạn có thể  Hiểu được khái niệm của quá trình chạy batch (xử lý bó) trong SQL  Học về các câu lệnh điều khiển để tạo ứng dụng  Định nghĩa và gán giá trị cho các biến  Viết các hàm cơ bản SQL Server  Sử dụng các hàm cơ bản trong truy vấn Giới thiệu Trong chương trước, chúng ta đã học về cách thực thi các truy vấn con và câu lệnh SELECT với các mệnh đề khác nhau. Chúng ta cũng học về cấu trúc SELECT INTO sử dụng để chuyển dữ liệu từ một bảng sang một bảng khác. Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về quá trình chạy batch trong SQL Server. Chúng ta cũng sẽ học về cách tạo và sử dụng các biến cục bộ và toàn cục. Cuối chương này chúng ta cũng đề cập đến các luồng câu lệnh điều khiển khác nhau và các kiểu hàm khác nhau như là hàm aggregate & rowset. 5.1 SQL Batch và xử lý Batch Batch là tập hợp bao gồm một hoặc nhiều lệnh được máy khách gửi trong một nhóm. Mỗi batch được biên dịch thành một phiên thực hiện đơn lẻ. Nếu batch chứa nhiều câu lệnh SQL, tất cả các câu lệnh sẽ được tối ưu từng bước cần thiết để thi hành lần lượt các câu lệnh này trong một lần xử lý 5.1.1 Khái niệm và nguồn gốc các câu lệnh Batch Trong môi trường đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể truy cập CSDL đồng thời trên mạng. Trong môi trường đơn nhiệm, một người sử dụng có thể cần thực hiện nhiều thao tác trên một CSDL, như là cập nhật bảng, tính toán kết quả của truy vấn SELECT.v.v. Những thao tác này có thể tạo thành một chuỗi các câu lệnh để thực thi trên CSDL. Ví dụ, CSDL chi tiết nhân viên employee và chi tiết về công việc của họ Work. Một người sử dụng CSDL muốn tính toán net pay cho mỗi nhân viên dựa trên chi tiết lương cơ bản, tổng số ngày làm việc và tổng số ngày nghỉ. Tập hợp các yêu cầu trên có thể hoàn thành trong cùng một nhiệm vụ. Theo thứ tự net pay sẽ được tính cho mỗi nhân viên, nó được thực hiện dễ dàng hơn nếu các yêu cầu được chứa trong một tệp và sẽ được tác động tới CSDL trong một lần thực thi. Quá trình xử lý một chuỗi các lệnh tại một thời điểm từ một tập hợp các lệnh được gọi là xử lý bó (batchprocessing) Ưu điểm chính của batch processing là dễ dàng quản lý CSDL. Ví dụ, Nếu chúng ta cần thay đổi một truy vấn đang tồn tại, mà truy vấn này được lưu giữ trên máy tính của người sử dụng, chúng ta phải thực hiện những thay đổi này trên tất cả các máy tính của mỗi người sử dụng. Thay vào đó, Nếu chúng ta lưu giữ truy vấn trên máy chủ trung tâm (Server) như là một tệp hoặc thủ tục T-SQL Programming 59 lưu trữ, chúng ta chỉ phải thực hiện sự thay đổi này một lần tại phía máy chủ. Cách làm này tiết kiệm được thời gian và có hiệu quả cao. 5.1.2 SQL Batch Batch processing trong SQL Server 2000 được thi hành dưới dạng thủ tục chứa (stored procedures). Một thủ tục chứa là một nhóm các câu lệnh T-SQL được biên dịch và thực hiện trong cùng một lần. Stored procedure thực thi hoàn thành các lệnh logic thông qua các ứng dụng khác nhau. Các câu lệnh SQL cần thiết để thực hiện các tác vụ nào đó lặp đi lặp lại được thiết kế, phát triển và kiểm tra một lần trong stored procedure. Một khi stored procedure được tạo lập, mỗi ứng dụng cần thực hiện các tác vụ tương tự chỉ cần thực hiện lại store procedure. Coding business logic into a single stored procedure also offers a single point of control for ensuring that business rules are correctly enforced. Stored procedure cũng có thể thực hiện tốt hơn. Nhiều tác vụ được thực thi tương ứng với chuỗi các câu lệnh SQL. Cấu trúc điều kiện của câu lệnh SQL đầu tiên sẽ trả về kết quả để căn cứ vào đó thực hiện các các câu lệnh SQL con. Ví dụ về tạo batch Use Master Go Từ khoá Go chỉ ra sự kết thúc của một batch Xét ví dụ khác Use Pubs Select * from authors Update authors set phone= '890 451-7366' where au_lname= 'White' Go Ở đây, cả ba câu lệnh có thể được nhóm vào cùng một tác vụ thực hiện và sau đó thực thi tác vụ đó Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng chú thích trong batches 5.1.3 Sử dụng chú thích trong SQL Chú thích là một chuỗi văn bản viết trong chương trình (giống như là đánh dấu), chú thích này sẽ bị bỏ qua khi biên dịch. Chú thích có thể sử dụng trong tài liệu code và có thể sử dụng để ẩn các câu lệnh SQL và batches tạm thời để gỡ lỗi. Sử dụng chú thích trong khi viết code giúp cho việc bảo trì code dễ dàng . Chú thích thường được sử dụng để ghi nhớ tên chương trình, tên tác giả, và ngày thay đổi các đoạn code quan trọng. Chú thích cũng có thể sử dụng để diễn giải một đoạn tính toán phức tạp và giải thích các phương thức lập trình. Microsoft SQL Server 2000 hỗ trợ 2 kiểu chú thích:  (//): Mọi thứ viết trong dòng có 2 dấu gạch nối (//) bắt đầu được coi là dòng chú thích. Nếu muốn chú thích trên nhiều dòng thì dấu (//) phải xuất hiện ở đầu mỗi dòng.  /*…*/(cặp dấu gạch và hoa thị ). Mọi thứ viết trong dòng bắt đầu với cặp dấu mở chú thích (/*) và dấu đóng chú thích (*/) được coi là dòng chú thích. Đối với đoạn chú thích nhiều dòng, đoạn chú thích được bắt đầu bởi kí tự mở chú thích (/*) và kết thúc bởi kí tự đóng chú thích (*/) 60 Database Design and Implementation with SQL Server Nhiều dòng /* */ chú thích không thể trải dài trong nhiều batch. Chú thích phải được chứa trong một batch. Ví dụ, như đã đề cập trước đó, lệnh GO là tín hiệu kết thúc một batch. Khi tiện ích biên dịch gặp kí tự GO trong 2 byte đầu tiên của dòng, chúng sẽ gửi tất cả các đoạn mã từ sau lệnh GO tới máy chủ như là một batch. Nếu gặp lệnh GO tại vị trí đầu tiên của dòng chú thích nằm giữa dấu /* */ , thì đoạn chú thích không phù hợp này sẽ gửi tới mỗi batch và chúng sẽ gây ra lôi cú pháp. Ví dụ, đoạn code dưới đây có lỗi cú pháp: USE Northwind GO SELECT * FROM Employees /* The GO in this comment causes it to be broken in half */ SELECT * FROM Products GO Đoạn code này có các chú thích hợp lệ: USE Northwind GO First line of a multiple-line comment. Second line of a multiple-line comment. SELECT * FROM Employees GO /* First line of a multiple-line comment. Second line of a multiple-line comment. */ SELECT * FROM Products GO Using a comment in a Transact-SQL statement during diagnosis. SELECT EmployeeID, /* FirstName, */ LastName FROM Employees Using a comment after the code on a line. USE Northwind GO UPDATE Products SET UnitPrice = UnitPrice * .9 Try to build market share. GO Các điều quan trọng cần chú ý trong khi sử dụng chú thích là: Tất cả các kí tự hoặc ký hiệu có thể sử dụng trong chú thích. SQL Server bỏ qua tất cả các ký tự trong chú thích, Tuy nhiên truy vấn SQL sẽ phân tích, tìm kiếm từ GO như là 2 ký tự đầu tiên trong đoạn chú thích. T-SQL Programming 61 Không có quy định độ dài tối đa cho đoạn chú thích. Một đoạn chú thích có thể bao gồm một hoặc nhiều dòng. 5.2 Các câu lệnh điều khiển Logic Khi chúng ta thực hiện một chương trình, Theo chế độ mặc định các câu lệnh được thực hiện tuần tự. Chúng ta có thể điều khiển luồng thực hiện của chương trình bằng cách sử dụng các câu lệnh điều khiển. Trong SQL, các câu lệnh DML có thể sử dụng để thực hiện một hành động trên một tập các hàng hoặc tất cả các hàng. Tuy nhiên, một tập hợp các hành động lại được yêu cầu thực hiện trên nhiều hàng một cách lặp đi lặp lại hoặc có điều kiện. Để thực hiện điều này, SQL Server đã cung cấp ngôn ngữ lập trình có cấu trúc. Các cấu trúc này được gọi là các câu lệnh điều khiển bởi vì chúng xử lý chính một cách chính xác thứ tự thực hiện các đoạn code. Nhóm luồng các câu lệnh điều khiển này thực hiện các nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật như là quá trình xử lý lặp hoặc điều kiện giống như các ngôn ngữ lập trình đã biết như Visual Basic hoặc C++. Khái niệm của luồng xử lý tuần tự và luồng thay đổi bằng cách sử dụng các câu lệnh điều khiển được vẽ trong hình 5.1. Hình 5.1: Thi hành tuần tự và luồng thay đổi bằng cách sử dụng các câu lệnh điều khiển Nói chung, các câu lệnh T-SQL được thực hiện một cách tuần tự. Giao tác SQL (Transact-SQL) cho phép chúng ta điều khiển luồng thực hiện của các câu lệnh T-SQL và stored procedures với sự trợ giúp của tập các ký tự điều khiển. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các lệnh BEGIN END để tạo lập một khối logic khi chúng ta phải xử lý nhiều hơn một câu lệnh T-SQL tại một thời điểm. Chúng ta có thể sử dụng câu lệnh 62 Database Design and Implementation with SQL Server IF…ELSE khi chúng ta muốn thực hiện một câu lệnh hoặc một khối các câu lệnh dựa trên một hoặc vài điều kiện nào đó. T-SQL Programming 63 Bảng dưới đây tóm tắt các câu lệnh điều khiển khác nhau có sẵn trong T-SQL. Cú pháp của các cấu trúc điều khiển Diễn tả BEGIN <sql statements> END Các câu lệnh nằm trong khối BEGIN…END được coi như một đơn vị xử lý đơn RETURN Câu lệnh này có thể sử dụng để thoát khỏi thủ tục hoặc các truy vấn. GOTO <label> <label>: Chuyển luồng xử lý tới một vị trí xác định được chỉ ra bởi nhãn. IF <condition> <sql statements> ELSE <sql statements> Cấu trúc này có thể sử dụng để thực hịên tập hợp các câu lệnh được lựa chọn dựa trên giá trị true-false của điều kiện. WHILE <condition> BEGIN <sql statements> <on some condition> BREAK <on some condition> CONTINUE END Trong cấu trúc này, một tập hợp các lệnh được thưc hiện lặp đi lặp lại trong khi giá trị của điềi kiện là true. Điều kiện được kiểm tra trước tiên sau đó bắt đầu xử lý khối lệnh. BREAK Câu lệnh này chuyển điều khiển ra ngoài vòng lặp trong luồng xử lý hiện tại. CONTINUE Câu lệnh này có thể sử dụng để bắt đầu thực hiện các câu lệnh trong vòng lặp tiếp theo bỏ qua các câu lệnh nằm sau lệnh này trong vòng lặp hiện tại. CASE <expression> WHEN <expression1> THEN <expression1> [WHEN <expression2> THEN <expression2>] [ELSE <expression> END Sử dụng cấu trúc này, tập hợp các lệnh khác nhau được xử lý dựa trên giá trị của điều kiện. Bảng 5.1: Tổng kết của luồng các câu lệnh điều khiển Tóm tắt ngắn gọn các cấu trúc điều khiển 5.2.1 BEGIN END Cú pháp: BEGIN { statement | statement_block } END 64 Database Design and Implementation with SQL Server Chú ý: Chúng ta có thể sử dụng các từ khoá BEGIN và END để định nghĩa một khối lệnh. 5.2.2 Câu lệnh GOTO và RETURN Chúng ta có thể thay đổi luồng thực hiện tới một vị trí khác (nhãn). Các câu lệnh sau từ khoá GOTO bị bỏ qua và quá trình thực hiện tiếp tục các câu lệnh từ nhãn đã chỉ ra trong lệnh GOTO. Chúng ta có thể sử dụng lệnh GOTO bất kỳ đâu trong một khối câu lệnh, thủ tục. Chúng ta cũng có thể sử dụng nhiều câu lệnh GOTO lồng nhau. Cú pháp: GOTO label Label là nhãn xác định vị trí mới mà tại đó các câu lệnh tiếp tục được thực hiện. Định nghĩa (label) phải tuân theo quy luật như định danh. GOTO có thể tồn tại trong câu lệnh điều kiện, trong khôi, hoặc thủ tục, nhưng nó không thể tồn tại ở bên ngoài batch. Lệnh GOTO thay đổi luồng thực hiện tới một nhãn, nó có thể được định nghĩa trước hoặc sau lệnh GOTO. Chúng ta có thể sử dụng lệnh RETURN tại bất kỳ điểm nào để thoát khỏi một khối lệnh hay thủ tục. Các câu lệnh sau RETURN ở trong khối hoặc thủ tục không được thực hiện. Cú pháp: RETURN [ integer_expression ] Tham số trong lệnh RETURN chứa giá trị nguyên trả về. Stored procedures có thể trả về một giá trị nguyên cho thủ tục hoặc chương trình gọi nó. Mặc định, tất cả các stored procedures cũng trả về giá trị 0 (khi thành công) hoặc khác 0 (khi không thành công) 5.2.3 IF ELSE Chúng ta có thể thực hiện một tập hợp các câu lệnh khác của SQL dựa trên điều kiện chỉ ra. Câu lệnh SQL sau từ khoá IF và điều kiện chỉ được thực hiện nếu điều kiện đúng. Trong trường hợp, điều kiện trong mệnh đề IF không thoả mãn (nó chứa trị sai), thì tập hợp các lệnh SQL sau từ khoá ELSE được thực hiện (nếu có). Cú pháp: IF Boolean_expression { sql_statement | statement_block } [ ELSE { sql_statement | statement_block } ] Biểu thức được sử dụng với IF phải trả về TRUE hoặc FALSE. Trong trường hợp chúng ta sử dụng câu lệnh SELECT trong biểu thức, câu lệnh nên được nằm trong dấu ngoặc đơn. Chúng ta cũng có thể sử dụng câu lệnh IF…ELSE lồng nhau và không có giới hạn về số mức lồng nhau. T-SQL Programming 65 Chúng ta xét ví dụ sau. Trong ví dụ này chúng ta sẽ sử dụng câu lệnh IF…ELSE và GOTO. Ví dụ giống như hình 5.2. Trong ví dụ này, orders lớn hơn 1 thì chương trình sẽ thực hiện các lệnh sau nhãn X đó là hiển thị tất cả các bản ghi từ bảng Shippers. Hình 5.2: Lệnh IF…ELSE 5.2.4 Vòng lặp WHILE Chúng ta có thể thực hiện một lệnh SQL hoặc một khối lệnh một cách lặp đi lặp lại bằng cách dựa trên điều kiện. Sử dụng từ khoá WHILE chúng ta có thể bảo đảm các câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại trong khi điều kiện chỉ ra có giá trị đúng. Chúng ta có thể sử dụng từ khoá CONTINUE và BREAK trong vòng lặp WHILE để điều khiển sự thực thi của các câu lệnh. Cú pháp: WHILE Boolean_expression { statement | statement_block } [ BREAK ] { statement | statement_block } [ CONTINUE ] Boolean_expression là bíểu thức điều kiện, nó có thể trả về giá trị ĐÚNG hoặc SAI. Trong trường hợp biểu thức điều kiện chứa câu lệnh SELECT, nó phải được bao trong dấu ngoặc đơn. Từ khoá BREAK dùng để thoát khỏi vòng lặp WHILE trong cùng ngược lại từ khoá CONTINUTE dùng để điều khiển vòng lặp được thực hiện tiếp tục bỏ qua một loạt các lệnh sau từ khoá CONTINUTE. 66 Database Design and Implementation with SQL Server Nếu chúng ta có các vòng lặp WHILE lồng nhau, câu lệnh BREAK ở vòng lặp phía trong sẽ chuyển quyền thực hiện ra vòng lặp phía ngoài cùng. Đầu tiên, các câu lệnh tại vòng lặp phía trong được kết thúc, sau đó các câu lệnh của vòng lặp phía ngoài được thực hiện. Ví dụ 1: Sử dụng từ khoá BREAK và CONTINUE với các lệnh IF …ELSE lồng nhau và WHILE Trong ví dụ này, nếu giá trung bình của các cuốn sách trong bảng titles nhỏ hơn $30, vòng lặp WHILE sẽ thực hiện cập nhật giá của các cuốn sách đó gấp 2 lần và sau đó lựa chọn giá lơn nhất. Nếu giá lớn nhất vừa tìm được nhỏ hơn hoặc bằng $50, vòng lặp WHILE sẽ lặp lại và gấp đôi giá lần nữa. Vòng lặp này sẽ tiếp tục gấp đôi giá của các cuốn sách tới khi giá lớn nhất lớn hơn $50, thì thoát khỏi vòng lặp và hiển thị một thông báo. 1. USE pubs 2. GO 3. WHILE (SELECT AVG(price) FROM titles) < $30 4. BEGIN 5. UPDATE titles SET price = price * 2 6. SELECT MAX(price) FROM titles 7. IF (SELECT MAX(price) FROM titles) > $50 BREAK 8. ELSE CONTINUE 9. END 10. PRINT 'Too much for the market to bear' 5.2.5 Lệnh rẽ nhánh CASE Từ khoá CASE cho phép chúng ta trả về giá trị dựa trên giá trị của biểu thức điều kiện là đúng. Nó có thể sử dụng bất kỳ ở nhánh nào khi biểu thức điều kiện thoả mãn. Cú pháp: CASE expression WHEN expression1 THEN expression1 [[WHEN expression2 THEN expression2] […]] [ELSE expression] END Trong đó: Biểu thức: là một hằng số, tên cột, một hàm, truy vấn con, hoặc bất kỳ biểu thức nào có thể so sánh với biểu thức khác. WHEN THEN: Mệnh đề WHEN giữ giá trị điều kiện hoặc biểu thức cần so sánh. Nếu biểu thức so sánh trả về giá trị ĐÚNG thì mệnh đề THEN được thực hiện. Mệnh đề ELSE chỉ được thực hiện nếu tất cả giá trị trong mệnh đề WHEN trả về SAI. T-SQL Programming 67 Lệnh lựa chọn cơ bản: SELECT au_fname, au_lname, CASE state WHEN 'OR' THEN 'Oregon' END AS StateName FROM authors Cập nhật nhiều cột Chúng ta có thể sử dụng câu lệnh CASE để cập nhật nhiều cột trong bảng, thậm trí sử dụng điều kiện cập nhật riêng cho mỗi cột. Ví dụ này cập nhật vào bảng publishers để thiết lập cột state là “_ _“ cho những công ty không ở USA, và thay đổi thành phố cho một nhà xuất bản cụ thể, tất cả dữ liệu trong bảng được cập nhật. UPDATE publishers SET state = CASE WHEN country <> "USA" THEN " " ELSE state END, city = CASE WHEN pub_id = "9999" THEN "LYON" ELSE city END WHERE country <> "USA" OR pub_id = "9999" Định dạng giống nhau sẽ cập nhật 3 hoặc nhiều hàng cùng một lúc với các điều kiện cập nhật khác nhau. 5.3 Sử dụng các biến Một biến là một đối tượng có thể chứa dữ liệu. Chúng ta có thể truyền dữ liệu tới các câu lệnh SQL bằng cách sử dụng các biến cục bộ. Trong T-SQL, chúng ta có thể tạo lập các biến tạm sử dụng trong khi thực hiện một khối các lệnh SQL. Khi biến được khai báo, câu lệnh T-SQL đầu tiên trong khối có thể thiết lập giá trị cho biến. Câu lệnh tiếp theo trong khối có thể nhận giá trị từ biến và trả về kết quả. 5.3.1 Các biến cục bộ và các biến toàn cục SQL Server hỗ trợ 2 kiểu của biến trong T-SQL: Biến toàn cục do hệ thống định nghĩa và duy trì, Biến cục bộ do chúng ta tạo lập để chứa kết quả tức thời. Trong phần này chúng ta sẽ học về cách sử dụng biến toàn cục. 5.3.2 Sử dụng biến toàn cục 68 Database Design and Implementation with SQL Server [...]... b c d IF ELSE WHILE CASE Không có câu nào trong các câu trên 5 Dòng nào trong dòng dưới đây chúng ta sẽ sử dụng để ra lệnh cho SQL server đợi 15 giây trước khi bắt đầu quá trình xử lý? a WAITFOR ’00:00: 15 DELAY b WAITFOR DELAY BY ’00:00: 15 c WAITFOR DELAY ’00:00: 15 d WAIT FOR ’00:00: 15 T-SQL Programming 77 Bài tập 1 Viết một câu lệnh T-SQL để thay thế 3 ký tự đầu tiên của cột Titleid từ bảng Titles... chữ viết tắt (Abbreviation) trong bảng 5. 4 Chúng ta có thể sử dụng các datepart và giá trị này trong hàm số DatePart Hour Minute Second Millisecond Day of year Day Chữ viết tắt hh Mi Ss Ms Dy Dd Giá trị 0-23 0 -59 0 -59 0-999 1-366 1-31 Datepart Week Weekday Month Quarter Year Chữ viết tắt wk dw mm qq yy Giá trị 1 -53 1-7 1-12 1-4 1 753 -9999 Bảng 5. 4 : Date part Bảng 5. 5 liệt kê các hàm ngày tháng trong SQL... (datepart) của giá trị ngày (date) SELECT DATENAME (dw,’01/01/2000’) Trả về Saturday SELECT DATEPART (day,’01/ 15/ 2000’) Trả về 15 Bảng 5. 5: Hàm Date 74 Database Design and Implementation with SQL Server 5. 4 .5 Các hàm toán học Các hàm toán học thực hiện các phép toán đại số trên các giá trị số Bảng 5. 6 liệt kê các hàm toán hoạc phổ biến có sẵn trong SQL Server Hàm Giá trị trả về Ví dụ ABS(num_expr) Giá trị... CEILING(43 .5) hoặc bằng giá trị số trongh Trả về 44 biểu thức (num_expr) FLOOR(num_expr) Số nguyên lớn nhất nhỏ hơn SELECT FLOOR(43 .5) hoặc bằng giá trị số chỉ ra Trả về 43 trong biểu thức POWER(num_expr,y) Trả về giá trị luỹ thừa y của số SELECT POWER (5, 2) (num_expr) Trả về 25 ROUND(num_expr,length) Trả về giá trị làm tròn của số SELECT ROUND(43 .54 3,1) trong biểu thức (num_expr) Trả về 43 .5 được làm... người sử dụng USER_NAME([user_id]) Tên CSDL của người sử dụng Bảng 5. 7: Các hàm hệ thống T-SQL Programming 75 Tóm tắt  Một gói xử lý (batch) là một tập hợp một hoặc nhiều câu lệnh SQL được máy trạm gửi đi xử lý trong một đơn vị Mỗi batch dược biên dịch và thực hiện trong một lần  Một thủ tục chứa (stored procedure) là một nhóm các câu lệnhT-SQL được biên dịch trong một lần  Chú thích là một chuỗi văn... CUSTOMERID,COMPANYNAME FROM CUSTOMERS WHERE CUSTOMERID = @CUST Kết quả của khối lệnh SQL trên được hiển thị trong hình 5. 4 Hình 5. 4: Định nghĩa các biến cục bộ 5. 4 Sử dụng các hàm hệ thống T-SQL cũng cung cấp một số lượng lớn các hàm Các hàm này có thể hữu ích khi chúng ta tính toán hoặc thao tác dữ liệu Nói chung các hàm T-SQL có thể chia làm 3 loại:  Hàm Rowset - Những hàm này có thể sử dụng định danh tên bảng trong... Order' FROM WidgetOrders Trả về giá trị lớn nhất trong dãy số đã tính toán T-SQL Programming 71 Tên Hàm Min(tên cột) Giá trị trả về Trả về giá trị nhỏ nhất trong tập hợp giá trị của cột Ví dụ SELECT MIN(Quantity * UnitPrice)As 'Smallet Order' FROM WidgetOrders Trả về giá trị nhỏ nhất trong dãy số đã tính toán Bảng 5. 3: Hàm Aggregate 5. 4.3 Hàm Conversion Hàm conversion function sử dụng để chuyển kiểu giá... Id là một cột kiểu số, chúng ta không thể ghép với một chuỗi trong truy vấn Trước tiên, chúng ta phải chuyển đổi kiểu của trường Employee Id thành kiểu ký tự Truy vấn và kết quả hiển thị như hình 5. 5 Hình 5. 5: Hàm Conversion 72 Database Design and Implementation with SQL Server Chúng ta cần chú ý các điểm sau khi sử dụng hàm CONVERT:  Nếu độ dài của kiểu dữ liệu trong biểu thức cần chuyển đổi không... Bảng 5. 2: Các biến toàn cục 5. 3.3 Khai báo và khởi tạo giá trị cho các biến cục bộ Giống như các ngôn ngữ lập trình khác, T-SQL cho phép chúng ta tạo lập và sử dụng các biến cục bộ để chứa tạm thời trong khi chúng ta chạy một khối các lệnh SQL Tên của các biến cục bộ phải bắt đầu với ký hiệu ‘@’ Để tạo lập một biến cục bộ, chúng ta sử dụng câu lệnh DECLARE, với cú pháp như sau: Cú pháp: DECLARE { T-SQL. .. DATEADD Giá trị ngày (datepart,number,date) (date) cộng với một số (number) DATEDIFF(datepart,date1,date2) T-SQL Programming Giá trị chênh lệch giữa hai ngày Ví dụ SELECT GETDATE() SELECT DATEADD (mm,4,’01/01/99’) Trả về ngày 05/ 01/99 trong định dạng ngày hiện tại SELECT DATEDIFF (mm,’01/01/99’,’ 05/ 01/99’) Trả về 4 73 DATENAME(datepart,date) DATEPART(datepart,date) Trả về giá trị ngày định dạng ngày . DATEPART (day,’01/ 15/ 2000’) Trả về 15 Bảng 5. 5: Hàm Date 74 Database Design and Implementation with SQL Server 5. 4 .5 Các hàm toán học Các hàm toán học thực hiện các phép toán đại số trên các giá trị số. Bảng 5. 6. 0 -59 Weekday dw 1-7 Second Ss 0 -59 Month mm 1-12 Millisecond Ms 0-999 Quarter qq 1-4 Day of year Dy 1-366 Year yy 1 753 -9999 Day Dd 1-31 Bảng 5. 4 : Date part Bảng 5. 5 liệt kê các hàm ngày tháng trong. DELAY b. WAITFOR DELAY BY ’00:00: 15 c. WAITFOR DELAY ’00:00: 15 d. WAIT FOR ’00:00: 15 T-SQL Programming 77 Bài tập 1. Viết một câu lệnh T-SQL để thay thế 3 ký tự đầu tiên của cột Titleid từ bảng

Ngày đăng: 21/07/2014, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan