Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho vay hầu hết là cho vay sản xuất công nghiệp, nó chiếm khoảng 80% tổng dư nợ cho vay dài hạn. Tiếp theo đó là ngành thương mại và dịch vụ đứng thứ nhì trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng, sau đó là đến các ngành sản xuất khác, tiếp đến là ngành lâm nghiệp, đặc biệt ngành nông nghiệp cho đặc thù của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và mang tính chu kỳ cao cho nên dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng. Có thể nói cho vay trong lĩnh vực công nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn là do nguyên nhân: Ngân hàng đóng trên địa bàn Hà Nội có nhiều khu công nghiệp, môI trường đầu tư và chính sách đầu tư thông thoáng nên thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực đầu tư, đổi mới máy móc công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn lớn. Đặc biệt với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ, và chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô của thành phố. Như vậy, qua phân tích dư nợ tín dụng trung dài hạn theo ngành kính tế cho ta thấy cơ cấu cho vay này không được cân đối, nó tập trung hầu hết vào ngành sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển lâu dài của Ngân hàng. Để chất lượng tín dụng trung và dài hạn trong tương lai đạt hiệu quả và an toàn thì cơ cấu dư nợ phải phong phú đa dạng. Để cơ cấu dư nợ trung và dài hạn đa dạng hơn, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa tới việc tìm kiếm các khách hàng mới thuộc các lĩnh vực khác Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhau, đồng thời phải luôn giữ mối quan hệ tốt với các khách hàng quen thuộc có chất lượng tốt. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Bảng 5. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế. đơn vị: triệu đồng Quốc doanh Ngoài quốc doanh Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội Trong cơ cấu dư nợ trung và dài hạn ta thấy tỷ trọng dư nợ ở khối doanh nghiệp quốc doanh chiếm một tỷ lệ rất cao, tỷ lệ này là 80,45% vào năm 2001, và là 67,66% vào năm 2002. Trong tương lai tỷ lệ này có xu hướng giảm đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Điều này có nghĩa là Ngân hàng đã chú trọng tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tuy nhiên nó vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Tỷ lệ này giảm trong năm 2002 và còn có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Dư nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước giảm là do số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nên theo thời gian, từ đó nhu cầu vay vốn tiến hành sản xuất kinh doanh rất lớn. Đặc biệt với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, trong tương lai số lượng doanh nghiệp nhà nước thu hẹp lại, chỉ thuộc những ngành kinh tế chủ chốt và phúc lợi xã hội. Nhu cầu vay vốn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất lớn, đây là một khoảng lĩnh vực mà Ngân hàng phải nhanh chóng chiếm lĩnh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2. Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Thông qua sự phân tích cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo các cách khác nhau như trên ta đã phần nào thấy được chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Nhưng để có thể đánh giá chất lượng tín dụng một cách rõ ràng hơn ta phải dựa vào một số chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ quá hạn khó đòi, chỉ tiêu quay vòng vốn, chỉ tiêu lợi nhuận. Sau đây ta sẽ phân tích các chỉ tiêu đó đối với tín dụng trung và dài hạn. Bảng 6: Tỷ lệ nợ quá hạn Lợi nhuận trung và dài hạn/ tổng lợi nhuận(%) 2,57 23 2,86 34 (Nguồn: Phòng kế hoặch kinh doanh NHNo&PTNT Hà Nội) Vòng quay vốn = thu nợ trung và dài hạn/ dư nợ trung và dài hạn bình quân Xét chỉ tiêu nợ quá hạn: từ bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng rất thấp. Năm 2001 tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội là 2,57%. Năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn này là 2,86%, tăng 0,29%. Tại sao tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 lại tăng so với năm 2001? Chúng ta đều biết . Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn / dư nợ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội qua các năm lại có xu hướng tăng? Trong năm 2002 nợ quá hạn phát sinh là 110471 triệu đồng, hầu hết đều là chuyển nợ quá hạn của những món vay trước đây, đã được gia hạn nợ, giãn nợ nay đã hết thời hạn như Công ty thương mại Du lịch và dịch vụ hàng không là 14.160 triệu, Công ty kinh Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com doanh và sản xuất vật tư hàng hoá 23.415 triệu đồng, Công ty thương mại Lâm sản Hà Nội 15.552 triệu đồng, Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Giao thông vận tải 8.584 triệu đồng, Tổng công ty Xây dựng No&PTNT Hà Nội 5.397 triệu đồng, Tổng công ty Da giầy 7.281 triệu đồng và một số đơn vị khác. Đối với những đơn vị này khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do làm ăn cầm chừng, thua lỗ, vật tư đảm bảo cho các món vay hầu hết là hàng tồn đọng lâu ngày vv. Như vậy có thể kết luận rằng tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hà Nội tăng là do hầu hết các món vay của những năm trước đây đã hết thời hạn hoặc đã gia hạn nợ nhưng cũng hết thời gian. Doanh số cho vay trung và dài hạn. Căn cứ vào bảng 3 ta thấy doanh số cho vay năm 2000 là 1.008.714 triệu đồng chiếm 38% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Sang năm 2001 doanh số cho vay trung và dài hạn là 1.438.083 chiếm 42% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nhưng đến năm 2002 doanh số cho vay trung và dài hạn là 1.887.915 chiếm 45,02% tổng doanh số cho vay. Như vậy ta có thể khẳng định được rằng doanh số cho vay của NHNo&PTNT Hà Nội tăng nhanh qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng của nó so với tổng số cho vay. Điều này phản ánh sự phát triển của Ngân hàng cũng như tạo được lòng tin từ khách hàng vào Ngân hàng, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng còn thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm cho vay của Ngân hàng và được dùng để đánh giá chất lượng cho vay của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn: Cũng từ bảng 3 ta có thể thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT Hà Nội như sau: năm 2000 dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 959.993 triệu đồng, sang năm 2001dư nợ tín dụng đạt Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 461. 881 triệu đồng, và năm 2002 là 744.164 triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy dư nợ tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội đều tăng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, điều này phản ánh chất lượng tín dụng của các dự án đạt kết quả tốt. Chính chất lượng của các dự án tốt đã phản ánh lượng vốn giải ngân là lớn qua các năm Xét chỉ tiêu lợi nhuận: Từ bảng trên cho ta thấy cùng với sự gia tăng của tỷ lệ dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ trung và dài hạn thì tỷ lệ lợi nhuận thu được trong tín dụng trung và dài hạn cũng tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Nếu như năm 2001 doanh thu từ tín dụng trung và dài hạn là 247,47 tỷ đồng đạt 23% so với tổng lợi nhuận mà hoạt động tín dụng mang lại. Năm 2002 doanh thu từ tín dụng trung và dài hạn là 452,87 tỷ đồng, chiếm 34% so với tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng mang lại, tăng 83% so với năm 2001. Thông qua số liệu này cho ta thấy nguồn thu từ cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay nói riêng và trong tổng doanh thu của Ngân hàng nói chung. Ngân hàng càng tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn mà chất lượng các khoản tín dụng này tốt thì lợi nhuận thu được càng cao vì đặc điểm của cho vay trung và dài hạn là lãi suất cao và thời gian dài. Điều này được chứng minh thông qua việc trong những năm trở lại đây lãi suất trung và dài hạn của Ngân hàng liên tục giảm nhưng lợi nhuận thu được vẫn tăng. 3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 3.1 Những kết quả đạt được. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong những năm vừa qua NHNo&PTNT Hà Nội có được sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của Ngân hàng, tín dụng trung và dài hạn cũng đ• đạt được những bước tiến mới góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung, và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Thủ đô nói riêng. Thứ nhất, khối lượng tín dụng tăng trưởng hợp lý tại NHNo&PTNT Hà Nội đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá trên địa bàn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá thủ đô và ngày càng nâng cao uy tín của Ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn đã được ưu tiên đầu tư theo chiều sâu vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngân hàng đã có sự quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng thực sự đã đi vào các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp này làm ăn thực sự có hiệu quả thông qua việc đổi mới công nghệ hiện đại hoá và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu trong số này là Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Công ty sứ Thanh Trì vv Thứ hai, quy mô tín dụng trung và dài hạn lớn, tạo điều kiện nâng cao uy tín và sức canh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Tạo niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng. Thứ ba, các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng có chất lượng đảm bảo. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn năm 2002 có cao hơn năm 2001, nhưng nó vẫn nằm trong kế hoặch của Ngân hàng là nợ quá hạn nhỏ hơn 70 tỷ và tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 3%. Bên cạnh đó, Ngân hàng đa dạng hóa các khoản cho vảy Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trung và dài hạn, không phân biệt thành phần kinh tế, nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng. Để đạt được kết quả trên, NHNo&PTNT Hà Nội đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng chung và quy định đối với cho vay trung và dài hạn. Đồng thời Ngân hàng cũng tự đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Cụ thể là: - Ngân hàng luôn giữ vững, củng cố và phát triển có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả. - Ngân hàng thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu, chiến lược của Chính phủ, của các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư. - Điều quan trọng trong đảm bảo chất lượng tín dụng trung và dài hạn là Ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định và phân loaị khách hàng, thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng dần khối lượng đầu tư trên cơ sở bảo đảm an toàn vốn. Hiện nay Ngân hàng đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhậy, kịp thời vốn cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đang trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện mình, Ngân hàng đang hoạt động trong môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật chưa hoàn thiện nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3.2 Tồn tại: qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau: - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn khá cao nhưng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước (năm 2001 là 80,45% và năm 2002 là 67,66%) và tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất và ngành thương mại dịch vụ. Đây là một hạn chế của Ngân hàng làm cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có thể huy động vốn từ Ngân hàng. Hơn nữa với tình hình hiện nay, xu hướng mở rộng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chủ trương của Chính phủ là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chính điều này sẽ làm giảm các doanh nghiệp nhà nước và tăng nhanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này vì nó sẽ là các khách hàng tiềm tàng trong tương lai. - Phương thức tín dụng chưa đa dạng, mới chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới cần có các phương thức mới. - Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của Ngân hàng nói chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt Ngân hàng chưa có phòng Marketing trong quá trình hoạt động những năm trước đây, và nó chỉ được thành lập vào đầu năm 2003 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Chính vì phòng Marketing thành lập muộn nên nó ảnh hưởng đến công việc quảng bá giới thiệu về mình với khách hàng, để mời chào khách hàng và khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng mình thông qua những lợi ích mà Ngân hàng đem lại cho khách hàng, từ đó khách hàng tự tìm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đến với Ngân hàng. Marketing cũng là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong khu vực, và nó là điều không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi quyết định cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãi. Điều này đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có biện pháp khen thưởng khi họ làm tốt công việc của mình. Ngoài những khó khăn trên NHNo&PTNT Hà Nội còn gặp một số khó khăn liên quan tới NHNo&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành liên quan. Đó là các chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ. 3.3 Nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trên là: Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất: Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng luôn cho rằng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là an toàn hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và các Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu đó. Nhưng Ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu được. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com doanh có rủi ro hơn các doanh nghiệp quốc doanh, nhưng không vì vậy mà Ngân hàng không quan tâm tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. cái căn bản là tiến hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu vốn. Thứ hai: từ phía cán bộ Ngân hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở các khía cạnh sau: - trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này. - Công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn chưa được coi trọng. Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không cao, chưa được xác nhận của cơ quan kiểm toán. Thứ ba: Ngân hàng chưa coi trọng công tác Marrketing Ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn được các Ngân hàng khác Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . Đồng thời Ngân hàng cũng tự đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm quản lý chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Cụ thể là: - Ngân hàng luôn giữ vững,. trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau: - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn khá cao nhưng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước (năm. vực mà Ngân hàng phải nhanh chóng chiếm lĩnh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2. Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp