Thuốc nam trị lở, ngứa Về mùa nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể chảy nhiều mồ hôi thường gây rôm sẩy, mẩn ngứa, khi gãi gây sây sát da dễ sinh mụn nhọt. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc được dùng để trị lở ngứa. Huyền sâm: Có tính mát, trị sốt nóng, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sẩy. Bài thuốc: Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi vị 10g, cam thảo 4g; sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tất cả nấu thành cao, trừ thổ phục linh tán bột, trộn đều với đường kính vừa đủ chế thành dạng cốm. Ké đầu ngựa: Thành phần có hoạt tính là xanthinin. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng, hạ sốt, lợi tiểu, an thần. Được dùng chữa lở ngứa, mày đay, mụn nhọt. Ngày dùng 6-12 quả, hoặc 10-16g cành và lá dưới dạng thuốc sắc, viên hoặc cao. Bài thuốc: Lá ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với nước nấu đậu đen. Phối hợp dùng ngoài lá ké đầu ngựa, lá bồ hòn, lá nghể răm, lá thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm. Kim ngân: Có vị ngọt, tính mát, nhân dân một số nơi dùng nấu nước uống thay nước chè. Kim ngân được dùng trị rôm sẩy, mụn nhọt, lở ngứa. Bài thuốc: Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Mướp đắng: Có vị đắng, tính lạnh, không độc. Ngoài công dụng làm thức ăn, mướp đắng được dùng làm thuốc mát tắm cho trẻ em trừ rôm sẩy, thuốc sắc uống chữa sốt, chữa ho. - Thuốc tắm cho trẻ em trị rôm sẩy: Mướp đắng 2-3 quả, nấu với nước để tắm cho trẻ em, ngày 1 lần. - Chữa chốc đầu trẻ em: Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi. Núc nác: Có vị đắng, tính mát, được dùng chữa bệnh dị ứng, lở ngứa da. Kim ngân. Chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, mày đay: Vỏ núc nác 30g, thổ phục linh 40g, ké đầu ngựa, cam thảo dây, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Rau má: Là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc, còn được dùng làm rau ăn và nghiền làm nước sinh tố rất mát và bổ. Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hàng ngày ăn rau má trộn dầu giấm. Hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường uống hằng ngày. Sài đất: Nhân dân một số nơi dùng cây sài đất làm rau ăn. Sài đất dùng trị rôm sẩy, viêm tấy, mụn nhọt. Dùng sài đất tươi 300g, nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100g sài đất tươi, giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy. Dùng riêng sài đất hoặc phối hợp với bồ công anh, kim ngân và ké đầu ngựa. Sắn dây: Bột lọc (tinh bột) sắn dây dùng để pha nước uống với đường cho mát, giảm nhiệt, đỡ rôm sẩy. Bột rắc lên những nơi mồ hôi ẩm ướt, ngứa, rôm sẩy: Bột lọc sắn dây 5g, thiên hoa phấn (tán bột mịn) 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều, rắc lên nơi ẩm ngứa rôm sẩy. Đậu đen: Có tính mát. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100g sắc uống. Đinh lăng: Lá đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 4-6g rễ hoặc 30-50g thân cành, hoặc 80g lá đinh lăng sao vàng sắc uống. Thổ phục linh: Có tác dụng trị bệnh mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng da. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mày đay: Thổ phục linh 20g, liên kiều, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cam thảo dây, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa mụn nhọt, chốc lở: Thổ phục linh, kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 12g, mã đề, cam thảo nam mỗi vị 10g, ké đầu ngựa, hoa kinh giới, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. . Thuốc nam trị lở, ngứa Về mùa nóng, nhiệt độ cao khiến cơ thể chảy nhiều mồ hôi thường gây rôm sẩy, mẩn ngứa, khi gãi gây sây sát da dễ sinh mụn nhọt. Sau đây là một số vị thuốc và. mụn nhọt. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc được dùng để trị lở ngứa. Huyền sâm: Có tính mát, trị sốt nóng, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sẩy. Bài thuốc: Huyền sâm, sài đất, thổ phục linh, mỗi. răm, lá thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm. Kim ngân: Có vị ngọt, tính mát, nhân dân một số nơi dùng nấu nước uống thay nước chè. Kim ngân được dùng trị rôm sẩy, mụn nhọt, lở ngứa. Bài thuốc: