KỸ THUẬT RỬA TAY - MANG ÁO CHOÀNG - MANG GĂNG VÔ KHUẨN Rửa tay, mặc áo choàng mang khăn vô khuẩn là 3 công việc cần thiết mà nhân viên trong phòng mổ phải thực hiện trước khi làm các thủ thuật gây mê hồi sức (Tê tủy sống, tê ngoài màng cứng, đặt catheter…), các thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa… 1. Rửa tay ngoại khoa : 1.1 Mục đích rửa tay ngoại khoa : Làm giảm số lượng vi khuẩn trên da tay đến mức tối thiểu trước khi đi găng. 1.2 Chuẩn bị dụng cụ phương tiện : - Hệ thống nước sạch (tốt nhất là nước chín hoặc nước đã được khử khuẩn) ấm về mùa đông, mát về mùa hè, có vòi dẫn nước đến nơi để được thực hiện việc rửa tay. - nước xà phòng chín (nên để trong hộp có vòi dẫn xà phòng ra). - Bàn chải mềm để đánh tay : 3 cái. - Kéo cắt móng tay hoặc bầm móng tay. - Hộp đựng khăn tay vô khuẩn. - Chậu đựng cồn 70 độ hoặc dung dịch cresol 5% để ngâm tay. - Bông cầu, cồn iod 1-2%. 1.3 Kỹ thuật rửa tay: 1.3.1 Chuẩn bị trước khi rủa tay: - Cởi bỏ đồ trang sức (nhẫn, đồng hồ, vòng đeo tay…). - Đội mũ (tóc không thò ra khỏi mũ), đeo khẩu trang (che kín miệng và hai lỗ mũi). - Vén tay áo lên quá nếp khuỷu tay 10-15cm để bộc lộ rõ vùng tay định rửa. - Kiểm tra cắt móng tay nếu có, dùng bông cầu có tẩm cồn iod chấm vào các khe, kẽ móng tay. 1.3.2 Tiến hành rửa tay: - Kiểm tra nước: mở cần gạt nước bằng khuỷu tay hoặc bằng chân. Tuyệt đối không dùng đôi bàn tay để mở vòi nước trong quá trình rửa. Nếu chưa kiểm tra nhiệt độ của nước trước thì phải điều chỉnh nhiệt độ của nước thích hợp (tốt nhất là có hệ thống nóng lạnh). - Thực hiện kỹ thuật rửa tay : 3 lần + lần 1: Lấy xà phòng chín vào bàn chải thứ nhất để đánh rửa tay(5 phút). Kỹ thuật đánh tay: luôn phải tiến hành song song 2 bên theo trình tự sau: • Đánh móng tay, kẽ móng tay (2 bên). • Đánh kẽ giữa các ngón tay (2 bên). • Đánh lòng bàn tay(2 bên). • Đánh mu bàn tay(2 bên). • Đánh mặt trong cẳng tay và lên phía trên khuỷu tay 5-10cm (2 bên). • Đánh mặt ngoài cẳng tay và lên phía trên khuỷu tay 5-10cm (2 bên). • Bỏ bàn chải đã sử dụng vào khay đựng bàn chải bẩn. Sau đó, xối nước rửa hết xà phòng và chất bẩn trên tay ở dưới vòi nước. Lưu ý: hai bàn tay luôn hướng lên trên để cho nước chảy theo chiều từ phía trên ngón tay xuống phía dưới khuỷu tay; không được kỳ cọ 2 tay vào nhau. + Lần 2: lấy xà phòng chín vào bàn chải thứ 2 để đánh rửa tay. Thao tác thực hiện như lần 1 (5 phút). + Lần 3: lấy xà phòng vào bàn chải thứ 3 để đánh rửa tay. Thao tác thực hiện như lần 1 và lần 2 (5 phút). - Sau khi rửa tay 3 lần xong xuôi thì dùng khuỷu tay hoặc chân đóng vòi nước. - Dùng khăn vô khuẩn lau khô tay theo thứ tự : + Đầu các ngón tay (2 bên). + Các kẽ ngón tay (2 bên). + Lòng bàn tay (2 bên). + Mu tay (2 bên). + Cổ tay (2 bên). + Cẳng khuỷu tay (2 bên). - Bỏ khăn lau tay vào khay đựng khăn bẩn. - Ngâm móng tay, lòng bàn tay, mu tay, cổ tay, cẳng tay của 2 tay vào chậu cồn 70 độ trong 1 phút hoặc dung dịch cresol 5% trong vòng 3 phút. - Sau khi ngâm tay, hai tay phải chắp vào nhau và để cao ngang ngực, không được va chạm vào các thứ xung quanh. - 2. Mặc áo choàng vô khuẩn: Là bước tiếp theo sau khi đã rửa tay vô khuẩn. 2.1 Mục đích của mặc áo vô khuẩn : Ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên lây vào vùng thủ thuật, phẫu thuật và ngược lại. 2.2 Chuẩn bị dụng cụ phương tiện - Áo choàng vô khuẩn được gấp đúng quy cách: mặt ngoài vào trong, mặt trong ra ngoài, đựng trong hộp vô khuẩn đã được hấp. - Kẹp kocher có mấu vô khuẩn. 2.3 Kỹ thuật mặc áo: - Người phụ mở hộp áo đã hấp (theo nguyên tắc vô khuẩn). - Kẹp kocher vô khuẩn lấy áo từ trong hộp đưa cho nhân viên . - Nhân viên đón lấy áo choàng bằng cách cầm lấy bờ vai phía trong (mặt trái) của áo buông nhẹ xuống. (Phía nhân viên đứng phải có một khoảng trống để khi buông áo và mặc thì áo không bị va quệt vào các vật xung quanh). - Hai tay luồn vào 2 tay áo và đưa thẳng ra phía trước. - Người phụ đứng sau (cách nhân viên 0.5m) luôn tay vào mặt trong của áo kéo dây cổ áo lên và buộc lại. Lưu ý : trong quá trình phụ mặc áo, người phụ không được chạm vào tay cũng như mặt áo ngoài. - Nhân viên cầm 2 đầu dây khẩu trang (khẩu trang liền áo) lên ngang tai và ra ngang (hai tay nhân viên đưa ngang bả vai, không đưa tay ra quá phía sau lưng hoặc tay còn ở phía trước người). Người phụ đón lấy đoạn dây phía trong vòn lên phía trên tai nhân viên và buộc lại ở phía sau đầu. - Nhân viên cầm lấy hai đầu dây lưng áo và đưa ra ngang . Người phụ đón lấy đoạn dây phía trong, vòng qua người nhân viên và buộc lại ở phía sau lưng. - Cởi áo choàng được thực hiện sau khi cởi găng tay: + NGười phụ tháo nút buộc áo phía sau lưng. + Nhân viên cởi áo: tay phải nắm lấy vai áo bên trái kéo áo ra. Tương tự tay trái nắm lấy vai áo bên phải kéo áo ra. + Nếu cởi áo giữa 2 cuộc mổ thì phải cởi áo trước, cởi găng sau. + Cuộn áo mặt ngoài vào trong. + Bỏ áo vào đúng nơi quy định. 3. Mang găng vô khuẩn: được thực hiện sau khi mặc áo vô khuẩn. 3.1 Mục đích mang găng vô khuẩn: để tránh đua vi khuẩn vào cơ thể người bệnh và ngược lại thông qua đôi bàn tay vủa nhân viên khi làm thủ thuật, phẫu thuật. 3.2 Chuẩn bị dụng cụ phương tiện: - Hộp găng vô khuẩn. - Kẹp kocher không mấu vô khuẩn. 3.3 Kỹ thuật đi găng: có 2 cách đi găng vô khuẩn: - Cách 1: có người phụ giúp: + người phụ sau khi rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn thì lấy găng từ hộp đựng găng. + Dùng hai tay mở rộng cổ găng (ko đươc chạm vào mặt trái găng). + Nhân viên đưa tay vào găng theo đúng chiều của găng. + Sau khi đã mang được hai găng thì tự chỉnh găng.(không được chạm vào mặt trái của găng). - Cách 2: nhân viên tự đi găng. + Người phụ dùng kẹp kocher vô khuẩn lấy găng thứ nhất đưa cho nhân viên. + Nhân viên đón găng bằng cách cầm phía trên nếp gấp của găng (chỗ mặt trái găng )1 tay giữ nếp gấp của găng và mở rộng cổ găng. Cho tay kia vào trong găng theo đúng chiều của găng. + Người phụ đủa tiếp chiếc găng thứ hai. + Nhân viên đón găng bằng tay chưa đi găng. Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) của tay đã đi găng luồn xuốn phía dưới nếp gấp (ở mặt ngoài của găng) để mở rộng cổ găng. Cho tay còn lại theo đúng chiều. + chỉnh lại găng (không được chạm vào mặt trái của găng) và dùng gạc vô khuẩn lau sạch bột tan ở mặt ngoài găng. - Tháo găng : + Tháo găng thứ nhất: dùng tay kia cầm lấy mặt ngoài cổ găng lộn nhẹ ra ngoài . + Tháo găng thứ hai: dùng tay đã tháo găng cầm lấy mặt trong cổ găng lộn nhẹ ra ngoài. . KỸ THUẬT RỬA TAY - MANG ÁO CHOÀNG - MANG GĂNG VÔ KHUẨN Rửa tay, mặc áo choàng mang khăn vô khuẩn là 3 công việc cần thiết mà nhân viên trong. vô khuẩn. 3.3 Kỹ thuật đi găng: có 2 cách đi găng vô khuẩn: - Cách 1: có người phụ giúp: + người phụ sau khi rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn thì lấy găng từ hộp đựng găng. + Dùng hai tay. phải cởi áo trước, cởi găng sau. + Cuộn áo mặt ngoài vào trong. + Bỏ áo vào đúng nơi quy định. 3. Mang găng vô khuẩn: được thực hiện sau khi mặc áo vô khuẩn. 3.1 Mục đích mang găng vô khuẩn: