GV: Nguyễn Thị Hà 1 Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh (HS) kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan. - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức. - Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng. B. CHUẨN BỊ. - Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người. - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK). C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Tổ chức - Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số GV: Nguyễn Thị Hà 2 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên. - Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh” 3. Bài mới Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) - Yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát hình 2.1 và 2.2– sách giáo khoa (SGK), kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời: - Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó? - Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì? - Dưới da là cơ quan nào? - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến. GV: Nguyễn Thị Hà 3 - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng? (GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan) - Cho 1 HS đọc to phần SGK và trả lời câu hỏi - Thế nào là một hệ cơ quan? - Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập. - GV thông báo đáp án đúng. - Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác? - HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể. - 1 HS trả lời . Rút ra kết luận. - Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan. - Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung Kết luận: - 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình. - Các nhóm khác nhận xét. - Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết. - Giống nhau về sự sắp xếp, cấu GV: Nguyễn Thị Hà 4 - So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? trúc và chức năng của các hệ cơ quan. Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ thần kinh - Cơ và xương - Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. - Tim và hệ mạch - Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. - Não, tuỷ sống, dây - Vận động cơ thể - Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể. - Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết. - Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường. - Bài tiết nước tiểu. GV: Nguyễn Thị Hà 5 thần kinh và hạch thần kinh. - Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan. Kết luận: 1. Các phần cơ thể - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân. - Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể. - Dưới da là lớp mỡ cơ và xương (hệ vận động). - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. 2. Các hệ cơ quan Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết. Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) - Yêu cầu HS đọc phần SGK mục II để trả lời : - Cá nhân nghiên cứu phần - SGK, phân tích 1 hoạt động của GV: Nguyễn Thị Hà 6 - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào? - Yêu cầu HS khác lấy ví dụ về 1 hoạt động khác và phân tích. - Yêu cầu HS quan sát hình 2.3 - SGK và giải thích sơ đồ - Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì? - GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. cơ thể đó là chạy. - Trao đổi nhóm để tìm ví dụ khác. Đại diện nhóm trình bày. - Trao đổi nhóm: + Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan. + Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch. - 1 HS đọc kết luận SGK. Kết luận: - Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. - Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. GV: Nguyễn Thị Hà 7 4. Kiểm tra, đánh giá HS trả lời câu hỏi: Câu 1 : Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan? Câu 2 : Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng: 1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là: a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau. c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng. 2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác. a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp. c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết. d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK. - Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật. . Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Học sinh (HS) kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Nắm được chức năng của từng hệ cơ. Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan. Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) -. các cơ quan tạo nên sự thống nhất của cơ thể dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết. GV: Nguyễn Thị Hà 7 4. Kiểm tra, đánh giá HS trả lời câu hỏi: Câu 1 : Cơ thể có mấy hệ cơ