1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

6 799 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu do hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động bởi cơ thể. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Trong điều trị bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn uống, vận động cùng với thuốc uống thì người bệnh nên kết hợp với các loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như thuốc uống thậm chí còn giúp người bệnh giảm liều dùng đối với thuốc tây.

Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu do hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động bởi cơ thể. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Trong điều trị bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn uống, vận động cùng với thuốc uống thì người bệnh nên kết hợp với các loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như thuốc uống thậm chí còn giúp người bệnh giảm liều dùng đối với thuốc tây. Mướp đắng (khổ qua) Đứng đầu danh sách những cây thuốc chữa tiểu đường là mướp đắng. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường type 2, hãy uống một ly nước ép khổ qua tươi mỗi ngày. Khổ qua không những giúp giảm lượng đường huyết trong máu cho bệnh nhân tiểu đường mà theo nhiều nghiên cứu, loại quả này còn có tác dụng phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh… Cây cà ri Cà ri là một loại gia vị truyền thống của người Ấn Độ. Loài cây này cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tương tự như khổ qua, cà ri cũng mang tính đắng nhưng nhẹ hơn. Tác dụng chữa bệnh tiểu đường từ phần lá và hạt cà ri đã được chứng minh qua các nghiên cứu trước đây. Tiến sĩ Deepali Shastri (bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ) cho biết: “Bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết bằng cách lấy một muỗng cà phê hạt cà ri đem ngâm vào cốc nước, để qua đêm, sau đó lọc lấy nước uống. Cũng có thể uống cùng với hạt, tuy nhiên nhớ uống vào đầu mỗi buổi sáng trong ngày.” Cây húng quế Cây húng quế cũng xếp vào danh sách những cây thuốc chữa tiểu đường rất tốt. Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá húng quế vò nát, đem luộc trong một ly nước từ đêm trước, để lọc uống vào sáng hôm sau.Nhai một vài lá húng quế trong ngày cũng cho tác dụng tương tự. Nha đam Nha đam hay còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh như: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt cơ thể. Chất đặc quánh trong thân cây này còn là một phương thuốc hay tại nhà giúp chữa bệnh tiểu đường. Nha đam (lấy phần thịt bên trong thân), lá nguyệt quế trộn với nửa muỗng nghệ. Dùng hỗn hợp này cách một tiếng đồng hồ trước bữa ăn trưa hoặc ăn tối sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết. Lá xoài Lấy khoảng 3–4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào đầu buổi sáng trước bữa điểm tâm. Nên nhớ không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm. Ngoài những loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường trên mọi người có tham khảo thêm các bài thuốc nam chữa tiểu đường rất tốt. - Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường. - Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng. - Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn. - Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục. - Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang. - Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén. - Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày. - Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn. - Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt. - Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường. - Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần. - Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g. - Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. - Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên. - Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày. - Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày. - Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù. - Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần. - Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày. - Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g. - Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÔNG NÊN ĂN GÌ Thực phẩm và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiểu đường. Nguồn thức ăn cung cấp vào cơ thể hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số đường huyết trong máu của mỗi bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là người bệnh tiểu đường không nên ăn gì ? Trước khi trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu các vấn đề sau: Người tiểu đường phải luôn giữ đường huyết ở mức an toàn cho phép Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl (5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl (10mmol/l). Người tiểu đường không nên ăn gì và nên ăn gì để luôni kiểm soát được đường huyết của mình kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn. Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý luôn đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc như sau để tránh tăng đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ: - Bệnh nhân tiểu đường nên chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. - Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. - Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn. Thực phẩm và dinh dưỡng chiếm vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình trị liệu đối với người bị tiểu đường. Vậy người bệnh không nên ăn gì để luôn giữ mức đường huyết định, để ngăn chặn, làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì ? - Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. - Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. - Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ. - Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng. - Không ăn mặn - Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. Chú ý : Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân. Những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường - Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu. - Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. - Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư. - Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. THỰC ĐƠN ĂN KIÊNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh nội tiết - rối loạn chuyển hóa cacbohydrat do trong cơ thể thiếu hoặc không có đủ nội tiết tố insulin. Chế độ ăn uống đối với người bệnh tiểu đường là một yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị giúp bệnh nhân ổn định đường huyết trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chính vì vậy trong thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo những tiêu chí như ăn theo phần, kiểm soát lượng đạm, giới hạn hấp thu carbohydrate và đối với những người béo phì thì thêm khoản giảm bớt calorie. Thực đơn ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường phải luôn đạt chuẩn về chất lượng ( hạn chế gluxit và lipit ) và cố định về số lượng. Trong thực đơn ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo hướng điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số áp dụng thực tế về thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường Thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường 1. Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào. 2. Đối với chất đạm Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên. 3. Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè 4. Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn \ 5. Chất ngọt Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị. Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh cần duy trì thói quen thể dục hàng ngày, tích cực vận động chân tay nên chọn hình thức đi bộ, chạy bộ hay đi xe đạp đều rất tốt giúp tim đập điều hòa, mạnh mẽ và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. TIỂU ĐƯỜNG ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ ? Thực phẩm, dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Đối với người bệnh tiểu đường ăn gì và kiêng gì để giúp ổn định đường huyết trong máu đồng thời ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường gây ra. Bệnh tiểu đường ăn gì ? Câu hỏi đặt ra cho mỗi bệnh nhân khi bị tiểu đường thì nên ăn gì thì tốt nhất cho sức khỏe của mình. Dưới đây sẽ là danh sách các thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn trong thực đơn. - Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất carbonhydrat: Số calories bạn ăn vào từ chất carbonhydrat thường nên chiếm khoảng 50% trên tổng số calo mà cơ thể bạn cần dùng 1 ngày. Cơm gạo là thực phẩm có nhiều carbonhydrat. - Người bệnh tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. - Bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu. - Người tiểu đường ăn các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư. - Tiểu đường ăn các loại cá cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi. - Người bệnh tiểu đường không được bỏ bữa, ăn đều và ít, vừa phải trong mỗi bữa ăn. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bệnh tiểu đường kiêng gì ? Bên cạnh các loại thực phẩm rất tốt cho bệnh tiểu đường thì ngoài ra có một số thực phẩm mà người bệnh nên kiêng, hạn chế ăn. Vì những thực phẩm này làm đường huyết tăng lên rất nhanh nếu không kiểm soát được dẫn tới nguy cơ biến chứng xảy ra. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm cần hạn chế. - Người tiểu đường nên kiêng ăn chất béo : Cần cố gắng ăn càng ít chất béo thì càng tốt, số calories (nhiệt lượng) mà bạn ăn vào từ các chất béo không được vượt quá 30% tổng số Calo mà toàn bộ cơ thể bạn cần dùng cho mỗi ngày. Từ “chất béo” ở đây là bao bồm cả mỡ động vật lẫn mỡ thực vật. Hãy cố gắng thay thế chúng bằng các loại mỡ không làm tăng choleterol. - Bệnh tiểu đường nên kiêng protein: Theo ADA, số calories cung cấp từ chất protein tốt nhất nên ở khoảng từ 12% đến 20% tổng số calo mà cơ thể cần dùng mỗi ngày. 1 gram chất béo sẽ cung cấp 9 calories,còn 1 gram protein cung cấp 4 calories. - Tiểu đường kiêng Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ. - Người tiểu đường nên kiêng hoặc hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng. - Bệnh tiểu đường nên kiêng và hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. . Những cây thuốc chữa bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu do hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động bởi cơ thể. Bệnh. giảm lượng đường huyết quá thấp gây ra chứng hạ đường huyết khá nguy hiểm. Ngoài những loại cây thuốc chữa bệnh tiểu đường trên mọi người có tham khảo thêm các bài thuốc nam chữa tiểu đường rất. buổi sáng trong ngày.” Cây húng quế Cây húng quế cũng xếp vào danh sách những cây thuốc chữa tiểu đường rất tốt. Húng quế và tía tô cũng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường. Lấy một nắm lá

Ngày đăng: 21/07/2014, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w