1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống điện và nghiên cứu các hệ thống được sử dụng trong trụ sở làm việc điện lực Gò Vấp

183 336 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 7 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC DAN LAP KY THUAT CONG NGHE

KHOA DIEN — DIEN TU

LUAN AN TOT NGHIEP Dé tai:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ NGHIÊN CỨU CÁC HỆ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯƠNG ĐẠI HỌC DL KỸ THUẬT CÔNG NGIIỆ Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA ĐIỆN ~ ĐIỆN TỬ ¬ OOD

RR Ad tok

NHIEM VU LUAN AN TOT NGHIEP

Chú ý : SV phải đóng bản nhiệra vụ này vào trang thứ nhất của luận án

Họ và tên §V_ PHÁN oe "¬ Mssv: ð0Ð0C {S%

_ Ngành : "¬ Bia) aM - MaNN sp cee siete sàn Lap: .90000.A "¬

1 Đầu để luận án tốt nghiệp :

_3, Ngày giao nhiệm vụ luận án : O4 /AO/.2ø0H 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ : OÐb/O4|dơOS _—# Họ tên người hướng dẫn : Phần hướng dẫn / ' Uo NB Bowl MIR vce ABO cnn nnn W ovovvevnuivnnnnnsnvninnnninnnnsinssnrsnnnnn 7 ¬ In T2 1H ng 0n án 0222221122116,

Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua NGƯỜI HƯỚNG ĐẪN CHÍNH

Ngày NC tháng Ò năm 200.4 (Ký về g 2 rõ lo tên)

TRƯỞNG KHOA

(Ký và phí rã lọ tên)

_NE

Trang 5

Lời nói đầu

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân được nâng dần lên một cách nhanh chóng Do vậy công nghiệp điện giữ vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, nó là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, các dịch vụ, sinh hoạt, trong xã hội

Nó góp phần tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con

người

Vì thế, khi xây dựng một thành phố, một khu vực kinh tế, một nhà máy, một xí

nghiệp, chúng ta đều phải nghĩ ngay đến việc xây dựng một hệ thống cung cấp điện

năng cho các thiết bị trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của

con người

Vì vậy, với đề tài “Thiết kế hệ thống điện cho trụ sở làm việc Điện Lực Gò Vấp”, việc thiết kế đòi hỏi người kỹ sư phải có kiến thức tổng hợp về điện sao cho công trình thiết kế đáp ứng những nhu cầu kỹ thuật đặt ra, hệ thống làm việc ổn định, độ tin cậy cung cấp điện cao, đảm bảo cho con người đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Thiết kế hệ thống điện cho Trụ sở làm việc Điện Lực Gò Vấp với nội dung gồm có ba phần:

s* Phần mở đầu: Giới thiệu Trụ sở làm việc Điện Lực Gò Vấp

s* Phan 1: Khảo sát các hệ thống được sử dụng trong Trụ sở làm việc ĐLGV * Phần 2: Thiết kế hệ thống điện và hệ thống nối đất - chống sét cho Trụ sở

làm việc ĐLGV

Tuy nhiên với lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế mà cơng việc tính tốn khá lớn và thời gian có hạn nên luận án tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để luận án được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s Võ Đình Nhật, Th.s Ngô Cao Cường và các thầy cô trong khoa Điện - Điện tử trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ

TPHCM đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình làm luận án để em hoàn thành

đúng thời gian quy định

Sinh viên

Trang 6

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SO DIEN LUC GO VAP ^ 9 ^ PHAN MO DAU GIGI THIEU TRU SO LAM VIEC DIEN LUC GO VAP ® GIỚI THIỆU:

Trụ sở làm việc của Điện Lực Gò Vấp được đặt tại số 5/5 Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh trên diện tích 1384,25mŸ Trong đó: chiều rộng là 35m, chiều đài một bên là 38m, bên còn lại là 41,1m Cổng chính

của Trụ sở nằm ở phía Nam giáp với đường Nguyễn Văn Lượng, cổng phụ nằm ở

phía Tây giáp với đường Đất Đỏ

Trụ sở làm việc của Điện Lực Gò Vấp gồm có: 2 tầng Hầm, 1 tầng Trệt và 5 tầng

Lầu được bố trí cụ thể như sau: s* Hầm 2:

- _ Khu vực điện lạnh : 25m? (Dai 5m x R6ng 5m)

- Dién tich dé xe 2 bánh và Ram đốc lên xuống : 495m” s%* Hầm I: - - Nhà vệ sinh nam : 4,8m? (Dài 3,2m x Rộng 1,5m) - _ Nhà vệ sinh nữ : 4,8m” (Dài 3,2m x Rộng 1,5m) - - Trạm điện : 25m7 (Dài 5m x Rộng 5m) - - Tạp vụ : 6,4m” (Dài 3,2m x Rộng 2m) - _ Chỗ để xe 4 bánh : 420m” (Dài 21m x Rộng 20m) Và diện tích còn lại là garage, Ram đốc lên xuống và lối lên xuống tầng Hầm2 * Tầng trệt: - Nha vé sinh nam: 12,5m? (Dài 5m x Rộng 2,5m) - _ Nhà vệ sinh nữ : 8,75m” (Dài 3,5m x Rộng 2,5m)

- _ Trưởng phòng thu ngân : 17,5mŸ (Dài 5m x Rộng 3,5m)

Trang 7

‹, + Sảnh đón : 48m” (Dài 8m x Rộng 6m) Tang 1: Nhà vệ sinh nam : 12,5mŸ (Dài 5m x Rộng 2,5m) Nhà vệ sinh nữ : 8,75m (Dài 3,5m x Rộng 2,5m)

Tổ khảo mắc điện : 60m” (Dài 12m x Rộng 5m)

Tổ kiểm tra : 45m” (Dài 9m x Rộng 5m)

Tổ quản lý khách hàng : 79,2m” (Dài 12m x Rộng 6,6m) Phó phòng kinh doanh : 25m? (Dai 5m x Rộng 5m)

Phòng họp C : 18m” (Dài 5m x Rộng 3,6m)

Trưởng phòng kinh doanh : 19m? (Dai 5m x Rộng 3,8m) Trưởng phòng kinh doanh 1 : 16m” (Dài 5m x Rộng 3,2m) Trưởng phòng kinh doanh 2 : 20m” (Dài 5m x Rộng 4m)

Tổ kiểm soát : 25m” (Dài 5m x Rộng 5m) Sảnh : 36m” (Dài 10m x Rộng 3,6m) Hành lang : 64m? (Dài 40m x Rộng 1,6m) Tầng 2: Nhà vệ sinh nam : 12,5m? (Dài 5m x Rộng 2,5m) Nhà vệ sinh nữ : 8,75m (Dài 3,5m x Rộng 2,5m) Tổ thanh tra : 17,5 m” (Dài 5m x Rộng 3,5m) Phó phòng hành chánh : 17,5m7 (Đài 5m x Rộng 3,5m)

Phong y ta’: 15m? (Dai 5m x Rộng 3m) Phong hop D: 20 m? (Dai 5m x Rộng 4m) Tổ hành chánh : 50m” (Dài 10m x Rộng 5m) Phòng phó giám đốc 1 : 40m” (Dài 8m x Rộng 5m) Phòng phó giám đốc 2 : 45m” (Dài 9m x Rộng 5m) Phòng giám đốc : 42,5m? (Đài §,5m x Rộng 5m) Trưởng phòng hành chánh : 24m” (Dài 6m x Rộng 4m) Không gian và sảnh : 175m” (Dài 17,5m x Rộng 10m) Tầng 3: Nhà vệ sinh nam : 12,5m7 (Dài 5m x Rộng 2,5m) Nhà vệ sinh nữ : 8,75m (Dài 3,5m x Rộng 2,5m) Tổ thu ngân : 60m” (Dài 12m x Rộng 5m)

Tổ ghi điện : 45m? (Dài 9m x Rộng 5m)

Trang 8

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP Phòng họp A : 64m” (Dài 10m x Rộng 6,4m) Trưởng phòng kế toán : 15m” (Dài 5m x Rộng 3m) Phó phòng kế toán : 19m” (Dài 5m x Rộng 3,8m) Kho hồ sơ kế toán : 25m” (Dài 5m x Rộng 5m) Phòng kế toán : 80m” (Dài 16m x Rộng 5m) Sảnh S1 : 56m” (Dài 10m x Rộng 5,6m) Hành lang : 57,6m” (Dài 36m x Rộng 1,6m) Tầng 4: Nhà vệ sinh nam : 12,5m? (Dài 5m x Rộng 2,5m) Nhà vệ sinh nữ : 8,75m” (Dài 3,5m x Rộng 2,5m) Trưởng phòng KH - VT : 17,5mŸ (Dài 5m x Rộng 3,5m) Kho hồ sơ : 17,5m” (Dài 5m x Rộng 3,5m) Phó phòng KH - VT : 17,5m” (Dài 5m x Rộng 3,5m) Ban quản lý dự án : 45m” (Dài 9m x Rộng 5m) Tổ KH + tổ VT : 72mŸ (Dài 12m x Rộng 6m) Trưởng phòng kỹ thuật : 15m” (Dài 5m x Rộng 3m) Phòng họp B : 15m” (Dài 5m x Rộng 3m) Phó phòng kỹ thuật : 18m” (Dài 5m x Rộng 3,6m) Tổ kỹ thuật : 60m” (Dài 12m x Rộng 5m) Tổ an toàn : 45m” (Dài 9m x Rộng 5m) Kho hồ sơ : 25m? (Dài 5m x Rộng 5m) Sanh : 42m” (Dài 10m x Rộng 4,2m) Hành lang : 64m” (Dài 40m x Rộng 1,6m) Tầng 5: Nhà vệ sinh nam : 12,5m? (Dài 5m x Rộng 2,5m) Nhà vệ sinh nữ : 8,75m (Dài 3,5m x Rộng 2,5m) Hội trường : 160m” (Dài 16m x Rộng 10m) Sảnh hội trường : 115m” (Dài 23m x Rộng 5m)

Hậu trường : 25m” (Dài 5m x Rộng 5m)

Đoàn thể : 25m” (Dài 5m x Rộng 5m) Tổ lưu trữ : 20m? (Dai 5m x Rộng 4m)

Kho lưu trữ : 85m? (Dài 17m x Rộng 5m)

Sân khấu : 50m” (Dai 10m x Rộng 5m)

Trang 16

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ I KHÁI NIỆM CHUNG

Trong vòng vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu về

kỹ thuật lạnh nói chung và điều hồ khơng khí nói riêng đang gia tăng mạnh mẽ Có

thể nói, hầu như trong tất cả các cao ốc văn phòng, khách sạn, nhà hàng; một số phân

xưởng, bệnh viện, đã và đang được xây dựng đều có trang bị hệ thống diéu hoa không khí nhằm tạo ra môi trường dễ chịu và tiện nghi cho người sử dụng, thiết lập

các điều kiện phù hợp với công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản máy móc, thiết bị

Ngoài nhiệm vụ duy trì nhiệt độ trong không gian cần điều hoà ở mức yêu cầu, hệ thống điều hồ khơng khí cịn phải giữ độ ẩm không khí trong không gian đó ổn định ở một mức qui định nào đó Bên cạnh đó còn phải chú ý đến vấn để bảo đảm độ trong sạch của không khí, khống chế độ ổn và sự lưu thông hợp lý của dòng không

khí

Nói chung, có thể chia khái niệm điều hồ khơng khí thường được mọi người sử

dụng thành 3 loại với các nội dung rộng hẹp khác nhau:

- _ Điều tiết không khí: thường được dùng để thiết lập các môi trường thích hợp với việc bảo quản máy móc, thiết bị và đáp ứng các yêu cầu của những công nghệ sản xuất, chế biến cụ thể

- _ Điều hồ khơng khí: nhằm tạo ra các môi trường tiện nghỉ cho các sinh hoạt của con người

- _ Điều hoà nhiệt độ: nhằm tạo ra môi trường có nhiệt độ thích hợp

Như vậy, phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể khác nhau, việc điều chỉnh nhiệt độ trong không gian cần điều hồ khơng phải lúc nào cũng theo chiều hướng giảm so với nhiệt độ của môi trường xung quanh Tương tự như vậy, độ ẩm của không khí

cũng có thể được điều chỉnh không chỉ giảm mà có khi còn được yêu cầu tăng lên so với độ ẩm ở bên ngoài

Một hệ thống điều hồ khơng khí đúng nghĩa là hệ thống có thể duy trì 4

của không khí trong không gian cần điều hoà ở trong vùng qui định nào đó, nó Không

thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều kiện khí hậu bên ngoài hoặc sự biến đổi của phụ tải bên trong

Mặc dù hệ thống điều hoà không khí có những tính chất tổng quát đã nêu trên,

tuy nhiên trong thực tế người ta thường quan tâm đến chức năng cải thiện và tạo ra

môi trường tiện nghi nhằm phục vụ con người là chủ yếu Với ý nghĩa đó, có thể nói

rằng, trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía nam, nhiệm vụ của hệ thống điều hồ khơng khí thường chỉ là làm giảm nhiệt độ và độ ẩm của không khí ở bên trong không gian cần điều hồ so với khơng khí ở bên ngoài và duy trì nó ở vùng đã qui định Điều hồ khơng khí không chỉ được ứng dụng cho các không gian đứng yên như: nhà ở, hội trường, nhà hát, khách sạn, nhà hàng, bệnh

Trang 17

viện, văn phòng làm việc, mà còn được ứng dụng cho các không gian di động như : ô tô, tàu thuỷ, xe lửa, máy bay

II GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HỒ KHƠNG KHÍ

1 Hệ thống điều hồ cục bộ:

Hệ thống điều hoà cục bộ gồm hai loại chính là máy điều hoà cửa sổ và máy điều hoà tách năng suất lạnh tới 7kW Đây là các loại máy nhỏ, hoạt động hoàn toàn tự

động, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ trung bình, độ tin cậy lớn, giá thành rẻ, rất thích hợp với các phòng và các căn hộ nhỏ, tiền điện thanh toán riêng biệt

Nhược điểm cơ bản của hệ thống cục bộ là rất khó áp dụng cho các phòng lớn, hội trường, phân xưởng, nhà hàng, các toà nhà cao tầng như khách sạn, văn phòng vì bố trí ở đây, các cụm dàn nóng bố trí bên ngoài nhà sẽ làm mất mỹ quan và phá vỡ kiến trúc toà nhà, gây ảnh hưởng cho mơi trường

1.1 Máy điều hồ cửa sổ:

Máy điều hoà cửa sổ là máy điều hòa không khí nhỏ nhất cả về năng suất lạnh

và kích thước cũng như khối lượng Toàn bộ thiết bị chính như: máy nén, dàn ngưng,

đàn bay hơi, quạt giải nhiệt, quạt gió lạnh, các thiết bị điều khiển, điều chỉnh tự

động, phin lọc gió, khử mùi của gió tươi cũng như các thiết bị phụ khác được lắp trong một vỏ gọn nhẹ

1.2 May diéu hoa tach (split air conditioner)

Máy điều hoà kiểu tách 2 cum Cum trong nhà gồm dàn lạnh, bộ điều khiển và

quạt ly tâm kiểu trục cán Cụm ngoài gồm lốc (máy nén), động cơ và quạt hướng

trục Hai cụm được nối với nhau bằng một đường ống gas đi và về Ông xả nước ngưng từ dàn bay hơi ra và đường dây điện đôi khi bố trí dọc theo hai đường ống này thành một búi ống

2 Hệ thống điều hoà tổ hợp gọn: 2.1 Máy điều hoà tách:

Sự khác nhau giữa máy điều hoa tách của hệ thống điều hoà gọn và hệ thống điều hoà cục bộ là về cỡ máy hay năng suất lạnh Do năng suất lạnh lớn hơn nên liên

kết của cụm dàn nóng và dàn lạnh đôi khi có nhiều kiểu đáng hơn

2.2 Máy điều hoà nguyên cụm:

Máy điều hoà nguyên cụm có năng suất lạnh trung bình và lớn, chủ yếu dùng trong nông nghiệp và công nghiệp Cụm dàn nóng và dàn lạnh được gắn liền với nhau thành một khối duy nhất

2.3 Máy điều hoà VRV:

Máy điều hoà VRV chủ yếu dùng cho điểu hoà tiện nghỉ , có các đặc điểm

sau:

" Các thông số khí hậu được khống chế phù hợp với từng nhu cầu vùng, kết

nối trong mạng điều khiển trung tâm

Trang 15

Trang 18

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

« Cac máy VRV có các dãy thông số hợp lý lắp ghép với nhau thành các mạng đáp ứng nhu cầu năng suắt lạnh khác nhau, từ nhỏ đến hàng ngàn kW cho các toà nhà cao tầng hàng trăm mét với hàng ngàn phòng đa chức

năng

3 Hệ thống điều hoà trung tâm nước

Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh 7°C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt AHU và FCU Hệ điều hoà trung tâm nước chủ

yếu gồm:

- May lam lanh nuéc (water chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 12°C xuống 79C

- _ Hệ thống dẫn nước lạnh - _ Hệ thống giải nhiệt nước

- _ Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí

“ Cac chất tải lạnh thường dùng

Trên lý thuyết, chất tải lạnh cần đáp ứng rất nhiều các yêu cầu Tuy nhiên, trong thực tế các chất tải lạnh không đáp ứng đủ các yêu câu đặt ra Các chất tải lạnh thường dùng ở thể lỏng hay hơi như: không khí, nước, dung dịch muối hay các hợp chất hữu cơ

II TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHƠNG KHÍ

Việc lựa chọn hệ thống điều hoà thích hợp cho công trình là hết sức quan trọng,

nó đảm bảo cho hệ thống đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của công trình Nói

chung, một hệ thống điều hồ khơng khí thích hợp khi thoả mãn các yêu cầu do công trình để ra cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sự tiện dụng vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, độ an toàn cao, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế

Ngoài những ưu điểm trên, một căn cứ quan trọng mà ta cần lưu ý là vốn đầu tư

cho công trình Đôi khi vốn đầu tư không phù hợp nên không chọn được hệ thống phù hợp cho công trình Ví dụ hệ VRV hiện nay là rất đắt, thường đắt gấp 1,3 lần hệ thống trung tâm nước Dù biết rằng hệ thống VRV không cần công nhân vận hành và lắp đặt và có khả năng tiết kiệm điện cao nhưng do không đủ vốn và hệ thống cần thiết kế không lớn lắm nên ta chọn hệ thống trung tâm nước mà thôi

s Mô tả chu trình:

Từ sơ đồ nguyên lý, hệ thống điều hồ khơng khí làm việc như sau:

- _ Bình giãn nở dùng để cân bằng áp cho các FCU, tức là đường nước ra từ các

FCU phải đưa lên bình giãn nở rồi mới đưa về Chiller theo một đường Nếu

không có nó, lượng nước ra từ các FCU sẽ chảy xuống theo một đường, lúc đó áp suất lớn sẽ hút nước trong các FCU làm cho các ECU thiếu nước trong lúc

vận hành

- _ Bể chứa nước dùng để cung cấp nước cho tháp giải nhiệt (Cooling Tower),

đồng thời cung cấp nước cho bình giãn nở khi nước thiếu

Trang 19

- _ Từ tháp giải nhiệt đi ra hai đường ống (đường nước cấp và đường nước hồi) để

cung cấp cho máy làm lạnh với chất tải lạnh là nước (Chiller) Mục đích là giải nhiệt cho Chiller, vì trong quá trình vận hành, Chiller sẽ nóng

"Đường nước hổi lấy nước dư từ máy làm lạnh với chất tải lạnh là nước,

dùng bơm đẩy để đẩy ngựơc nước về tháp giải nhiệt (gồm có: van, đồng

hồ đo, máy bơm)

» Đường nước cấp thì lấy nước từ tháp giải nhiệt cấp nước cho máy làm lạnh với chất tải lạnh là nước (gồm có: van, đồng hồ đo, ống mềm, co)

" Trong Chiller, gas là môi chất lạnh dùng để làm lạnh nước

- _ Từ máy làm lạnh với chất tải lạnh là nước cũng có hai đường ống (cấp và hồi) để đi tới các thiết bị phân bố khí gồm có ECU

w Đường cấp thì lấy nước lạnh từ máy làm lạnh nước cung cấp cho các miệng thổi cho tất cả các tầng (gồm có: máy bơm, van, đồng hồ đo, co cút, ống ) “_ Đường hồi lấy nước dư từ các miệng thổi, đưa về các máy làm lạnh nước (gồm có: van, đồng hổ đo, co cút, ống, ) IV.CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHƠNG KHÍ 1 MÁY NÉN LẠNH

Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lạnh Công suất, chất lượng,

tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén lạnh quyết định Có thể so sánh máy nén lạnh có chức năng và có tầm quan trọng giống như trái tim của

cơ thể sống

1.1 Phân loại máy nén lạnh

Trong kỹ thuật lạnh, người ta sử dụng hầu như tất cả các nguyên lý và kiểu loại máy nén khác nhau nhưng các máy nén thông dụng nhất hiện nay là: máy nén trục vít, rôto, xoắn ốc làm việc theo nguyên lý nén thể tích và máy nén tuabin làm việc theo nguyên lý động học

1.2 Lý thuyết chung về máy nén lạnh

Tuy có nhiều nguyên lý và cấu tạo khác nhau nhưng các kết quả nghiên cứu về

máy nén là hoàn toàn đồng nhất nhau, do đó ta có thể lấy quá trình nén của máy nén pittông trượt làm đại diện để nghiên cứu

Năng suất lạnh của máy nén (còn gọi là công suất lạnh của máy nén) là tích của năng suất lạnh riêng khối và năng suất khối lượng mà máy nén thực hiện được trong một đơn vị thời gian

2 THÁP GIẢI NHIỆT

2.1 Khái niệm chung:

Tháp giải nhiệt hay tháp làm mát (cooling tower) để làm mát nước từ bình ngưng ra ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong kỹ thuật lạnh Lý do là:

Trang 20

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

- - Nước ngày càng khan hiếm và được tiết kiệm đến mức tối đa, tháp giải nhiệt có khả năng tiết kiệm nước cao

- - Các dàn ngưng tụ kiểu tưới và dàn ngưng tụ bay hơi tỏ ra kém hiệu quả,

cổng kênh và thiếu tính sản xuất hàng loại

- - Tháp giải nhiệt có hiệu quả rất cao so với trước đây nên kích thước dài, rộng, cao đã giảm đi rõ rệt, tháp gọn nhẹ, hình thức đẹp, chịu được thời tiêt ngoài trời, rất thuận tiện cho việc lắp đặt trên tầng thượng

Nhược điểm chủ yếu của tháp giải nhiệt là bơm nước và quạt gây tiếng ồn nên

cần có biện pháp giảm tiếng ồn đến mức tối thiểu 2.2 Nguyên tắc cấu tạo và làm việc:

a Nguyên tắc cấu tạo:

Tháp giải nhiệt thường được dùng trong hệ thống lạnh cùng với bơm và bình ngưng tụ của hệ thống lạnh

b Nhiệm vụ:

Tháp giải nhiệt phải được toàn bộ lượng nhiệt do quá trình ngưng tụ của môi chất lạnh trong bình ngưng toả ra

Chất tải nhiệt trung gian là nước Nhờ quạt gió và dàn phun mưa, nước bay hơi một phần và giảm nhiệt độ tới mức yêu câu để được bơm trở lại bình ngưng nhận nhiệt ngưng tụ

c Nguyên tắc làm việc:

Nước nóng ra từ bình ngưng được phun lên khối đệm Nhờ khối đệm, nước chảy theo các đường zic zắc với thời gian lưu lại khá lâu trong khối đệm Không

khí được hút từ dưới lên nhờ quạt, cũng nhờ khối đệm, diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí tăng lên gấp bội và nhờ quá trình trao đổi chất và trao đổi

nhiệt được tăng cường Nước bay hơi vào không khí, quá trình bay hơi gắn liền với quá trình thu nhiệt của môi trường, do đó nhiệt độ giảm xuống Ngoài nhiệt ẩn do

hơi nước mang đi, vẫn có thể có một dòng nhiệt trao đổi giữa không khí và nước

Dòng nhiệt này yếu hay mạnh tuỳ thuộc vào trạng thái không khí bay vào tháp và trạng thái nước phun Đây là quá trình trao đối nhiệt và chất phức tạp nên chúng ta không đi sâu nghiên cứu

2.3 Các chỉ tiết của tháp giải nhiệt: da Khối đệm:

Trang 21

Quạt được đặt ở dưới, tuy cổng kểnh và chiếm chỗ nhưng thuận tiện cho việc

kiểm tra và bảo đưỡng quạt

c Bộ phận phân phối nước:

Việc phân phối nước đều cho mọi vị trí trong toàn khối đệm là rất quan trọng,

nó quyết định hiệu quả giải nhiệt của tháp Có nhiễu kiểu phân phối nước và mỗi

kiểu phù hợp với một loại cấu tạo của vỏ tháp cũng như khối đệm Loại máng chảy tràn phù hợp với tốc độ gió nhỏ và tháp hình chữ nhật Loại vòi phun phù

hợp với nhiều dạng tháp khác nhau Các bụi nước nhỏ có bê mặt trao đổi nhiệt và

chất lớn, nhưng cũng dễ bị gió cuốn theo nên phải bố trí bộ chắn nước có hiệu quả cao Một nhược điểm khác của loại vòi phun là áp suất nước phun lớn nên công tiêu tốn cho bơm lớn hơn

d Vỏ của tháp giải nhiệt:

Vỏ của tháp giải nhiệt cần có các yêu cầu sau:

- - Kết cấu của tháp phải có tính khí động cao, thí dụ tiết diện gió vào quạt không quá bí, không có vị trí quẩn gió gây tốn thất áp suất, không có vị trí

thiếu gió, gió phải phân phối đều trên toàn bộ tiết diện

- Vỏ phải chịu được thời tiết, phải làm việc được ở ngoài trời hàng vài chục năm, không bị khan rỉ, hư hỏng

- - Vỏ cần có hình dáng thích hợp với mặt bằng, diện trích lắp đặt, có thẩm

mỹ cao

- - Công việc lắp đặt vỏ và các chi tiết khác phải nhanh chóng dễ dàng, giá thành phải hạ

3 CAC THIET BI NGUNG TU

+ Vai trò, vị trí của thiết bị trao đổi nhiệt:

Hai thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng nhất là thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi cũng là một trong 4 phần tử cơ bản của hệ thống lạnh (cùng với máy nén và van tiết lưu) Ngoài ra còn có các thiết bị phụ khác cũng thực hiện quá trình trao

đổi nhiệt khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống như thiết bị quá lạnh, thiết bị hồi nhiệt

+ Đặc điểm của thiết bị trao đổi nhiệt:

- _ Các thiết bị trao đối nhiệt có ảnh hưởng rất lớn tới các đặc tính năng lượng của máy lạnh Nhiệt độ ngưng tụ trong máy lạnh luôn luôn lớn hơn nhiệt

độ môi trường xung quanh, còn nhiệt bay hơi lại luôn luôn nhỏ hơn nhiệt

độ của môi trường bị làm lạnh

- _ Để giảm tổn thất năng lượng ở các thiết bị trao đổi nhiệt thì phải vận hành

các thiết bị này ở chế độ chênh nhiệt độ kể trên với giá trị nhỏ nhất có thể được

+ Phân loại thiết bị ngưng tụ - _ Khái niệm về thiết bị ngưng tụ

Trang 22

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

Thiết bị ngưng tụ dùng để hoá lỏng hơi môi chất sau khi nén trong chu trình máy lạnh (thiết bị ngưng tụ là thiết bị trao đổi nhiệt bể mặt)

- _ Phân loại thiết bị ngưng tụ

Theo môi trường làm mát, có thể chia thiết bị ngưng tụ thành 3 nhóm: " Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước

» _ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí và nước » _ Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí

3.1 Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước:

Các thiết bị làm mát bằng nước gồm bình ngưng ống vỏ nằm ngang, bình ngưng ống vỏ đứng

a Binh ngung ống vỏ nằm ngang

b Binh ngung ống vỏ nằm thẳng đứng

c Thiết bị ngưng tụ kiểu panen

3.2 Thiết bị bay hơi

a Khái niệm về thiết bị bay hơi:

Thiết bị bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt trong đó môi chất lạnh lỏng hấp thụ nhiệt từ môi trường lạnh, hoá hơi Do vậy, cùng với thiết bị ngưng tụ, nó là thiết bị

trao đổi nhiệt quan trọng nhất và không thể thiếu trong hệ thống lạnh

Trong thiết bị bay hơi xảy ra sự chuyển pha từ lỏng sang hơi, đây là quá trình sôi ở ấp suất và nhiệt độ không đổi Nhiệt lấy từ môi trường lạnh chính là nhiệt

làm hố hơi mơi chất

Sự truyền nhiệt trong thiết bị bay hơi được thực hiện qua vách ngăn cách Cường độ trao đổi nhiệt phụ thuộc vào cường độ toả nhiệt về phía môi trường

lạnh

b Phân loại thiết bị bay hoi:

Thiết bị bay hơi có thể được phân ra theo môi trường làm lạnh, theo điều kiện để ngập môi chất lạnh hay theo điều kiện tuân hoàn của chất tải lạnh

Theo môi trường lạnh người ta phân biệt thiết bị bay hơi thành thiết bị làm

lạnh chất tải lạnh lỏng và thiết bị làm lạnh không khí Các chất tải lạnh lỏng

thường dùng là nước, nước muối, glycol, rượu hoặc các chất tải lạnh khác không đông cứng ở nhiệt độ bay hơi Thiết bị làm lạnh không khí có thể là đàn lạnh đối lưu tự nhiên hay thiết bị làm lạnh không khí đối lưu cưỡng bức

Theo điều kiện để ngập môi chất lạnh của thiết bị bay hơi, phân thành bình bay hơi kiểu ngập và thiết bị bay hơi kiểu không ngập Ở bình bay hơi kiểu ngập

ống vỏ ngang thì môi chất sôi phía ngoài ống, mức lỏng được duy trì ngập các

ống Thiết bị bay hơi kiểu không ngập có thể là dàn bay hơi ống xoắn cấp lỏng từ

trên, bình bay hơi môi chất sôi trong ống và bình bay hơi ống có vỏ tưới

Trang 20

Trang 23

3.3 Thiết bị bay hơi làm lạnh bằng không khí:

a Thiét bị bay hơi làm lạnh bằng không khí kiểu khô:

Thiết bị này thuộc loại thiết bị trao đổi nhiệt bể mặt Ở đây khơng khí lưu

động ngồi chùm ống có cánh và truyền nhiệt cho môi chất sôi trong ống Nó còn

có tên gọi là dàn lạnh không khí bay hơi trực tiếp và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay Nếu không khí được làm lạnh do truyền nhiệt cho nước hay chất tải lạnh lỏng đi trong ống thì thiết bị được gọi là đàn lạnh không khí gián tiếp Cả hai loại này thường được chế tạo ở dạng chùm ống thẳng hay chùm ống xoắn có cánh đặt trong vỏ Các ống nhẵn thường chỉ được sử dụng khi làm lạnh kết hợp với làm khô

không khí như trường hợp các máy hút ẩm

Thiết bị làm lạnh không khí kiểu khô bay hơi trực tiếp được dùng rất rộng rãi trong các kho lạnh, các hệ thống điều hoà không khí cục bộ với các thiết bị xử lý không khí tại chỗ công suất nhỏ Đó chính là dàn bay hơi của máy nén điều hoà

(cục bộ) hay tổ hợp dàn lạnh — quạt (Indoor Unit) của máy điều hoà (hai cục) hay

của hệ thống “ một mẹ nhiều con” (Variable Refrigerant Volume — VRV) b Thiết bị làm lạnh kiểu ướt:

Trong các thiết bị bay hơi làm lạnh không khí kiểu ướt thì không khí được làm lạnh nhờ tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc nứơc muối lạnh phun ra từ các vòi phun hoặc các lỗ “tưới nước”

c Thiết bị bay hơi kiểu làm lạnh hỗn hợp:

Trong thiết bị làm lạnh không khí kiểu hỗn hợp, không khí được làm lạnh nhờ có chất tải lạnh lỏng phun trực tiếp vào luồng không khí, đồng thời nhờ có sự trao

đổi nhiệt với chất tải lạnh lỏng đi trong ống của bộ trao đổi nhiệt bể mặt Ở đây

có cả bộ phun nước (hay nước muối) và dàn làm lạnh - nó được xem là tổ hợp của loại khô và ướt

4 CAC THIET BI PHU

4.1 Bom:

Trong kỹ thuật lạnh thường dùng:

a Bơm kiểu ly tâm để bơm nước giải nhiệt cho tháp giải nhiệt bình ngưng b _ Bơm chất tải lạnh (nước, nước muối, glycol, ) kiểu ly tâm cho vòng tuân

hoàn chất tải lạnh 4.2 Van đảo chiều:

Có hai loại van đảo chiều thường dùng trong kỹ thuật lạnh với chức năng khác

hẳn nhau đó là van đảo chiều dùng cho van an toàn và van đảo chiều dùng để đảo

chiều vịng tuần hồn mơi chất lạnh làm cho máy lạnh một chiều thành hai chiều:

làm lạnh và bơm nhiệt TRƯỜNG Be:

4.3 Van một chiều (check valve): tf H Mi V i ‘a N | Trong một số hệ thống lạnh, người ta thiết kế chu trình dhỉ cho lỏng®à hơi đi | theo một hướng nhất định và khi đã đi vào thiết bị thì khôn#iØợc phép qua lay, trở L

Trang 21

Trang 24

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VAP

lại, thí dụ khi hơi nén đã vào bình ngưng thì không được phép quay lại máy nén, lỏng đã qua bơm thì không được quay trở lại (để phòng trường hợp máy nén, bơm hỏng đột ngột) Van một chiều có nhiều loại khác nhau nhưng đều làm việc dựa trên nguyên tắc chênh lệch áp suất Khi áp suất đâu vào lớn hơn, van tự động mở

cho hơi hoặc lỏng đi qua, nhưng khi áp suất đầu vào giảm nhỏ hơn phía đầu ra,

van sẽ tự đóng lại

4.4 Ống tiêu âm:

Máy nén pittông làm việc theo chu trình hút đẩy nên có xung động ở cả hai

đường ống hút và đẩy gây ra tiếng ồn Để tiêu âm cho đường hút và đẩy, người ta

bố trí các ống tiêu âm 4.5 Ông mềm:

Khi làm việc, máy nén rung động nhưng ngược lại các chi tiết khác như đàn lạnh hoặc dàn nóng lại không rung động Nếu lắp đặt đường ống cứng giữa các bộ phận với máy nén, ống có thể bị đứt gãy Để tránh hiện tượng đó, người ta lắp đặt ống mềm ở đầu hút và đầu đẩy của máy nén

4.6 Van khoá, van chặn:

Khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh cần thiết phải khoá hoặc mở dòng chảy môi chất lạnh trên vịng tuần hồn mơi chất lạnh Các van khoá, van chặn đảm đương nhiệm vụ đó

4.7 Van tạp vụ:

Van tạp vụ (service valve) là van lắp ngay trên đầu máy nén ở đường hút và đường đẩy, van tạp vụ là loại van ba ngã Khi vặn hết xuống là đóng đường hơi từ dàn bay hơi hoặc dàn ngưng tới máy nén nhưng thông máy nén với đầu nối hay

đầu nạp áp kế Nếu để van lưng chừng thì cả ba ngã đều thông với nhau Van tạp

vụ dùng để bảo dưỡng, sữa chữa và nạp dầu, hút chân không cũng như việc đo

đạc kiểm tra máy nén (kiểm tra áp suất đẩy và hút )

4.8 Thiết bị hồi nhiệt:

Thiết bị hồi nhiệt dùng để quá lạnh lỏng môi chất sau khi ngưng tụ trước khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh ra từ dàn bay hơi trước khi về máy nén trong các máy lạnh Freon nhằm tăng hiệu suất lạnh chu trình

Hồi nhiệt có nhiều dạng khác nhau nhưng đều chung nguyên tắc là một thiết

bị trao đổi nhiệt ngược dòng, trong đó hơi đi phía ngoài ống xoắn, lỏng đi trong ống xoắn

4.9 Van an toàn (Presure relief valve)

Van an toàn còn gọi là van giảm áp làm nhiệm vụ an toàn cho hệ thống khi áp suất vượt mức cho phép Khi áp suất vượt qúa áp suất cho phép, lò xo bị nén lại, van mở áp về đường hút hay ra ngoài Đối với van dạng đĩa, đĩa sẽ bị phá huỷ (nổ

hoặc vỡ) để mở van giảm áp cho hệ thống

4.10 Van cân bằng ( Balance valve)

Trang 25

Các loại van cân bằng dùng để cân bằng dòng chảy hoặc cân bằng áp suất

trên các đường ống dẫn nước Có hai loại là van cân bằng tay và van cân bằng tự

động Một van cân bằng tay thường được bố trí các ống nhánh đo áp suất định dòng chảy

4.11 Van Bướm:

Van có tên là van bướm vì van có hình giống con bướm với trục xoay ởgiữa với hai cánh nửa hình tròn hai bên Giống như van nút hay van bi, đóng và mở van hoàn toàn khi xoay trục đĩa van 90” Khi mở hoàn toàn, tổn thất áp suất qua van là nhỏ Van bướm gọn nhẹ, thao tác và lắp đặt dễ dàng, giá rẻ hơn van cổng.Van

bướm dùng để đóng khố hoặc mở hồn tồn kiểu hai vị trí ON - OFF nhưng

cũng có thể sử dụng để chỉnh lưu lượng dong chảy.Van bướm ngày càng thông dụng và hay dùng cho ống cỡ lớn

4.12 Quạt:

Trong hệ thống điều hồ khơng khí, quạt là phương tiện dùng để tạo nên dòng

không khí chuyển động nhằm phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật ở các thiết bị và chi tiết có liên quan đến không khí như: dàn ngưng tụ, dàn bay hơi, đường ống cấp gió và thải gió, đường gió hồi,

Quạt sử dụng trong kỹ thuật lạnh chủ yếu là:

a Quạt hướng trục sử dụng cho các dàn lạnh, dàn ngưng tụ, tháp giải nhiệt để đối lưu cưỡng bức không khí

b Quat ly tâm khi cần cột áp cao hơn, dùng cho các buồng điều không, các dàn lạnh không khí hoặc để tuần hoàn vận chuyển và phân phối

không khí đặc biệt trong các hệ thống điều hồ khơng khí

c Quạt ly tâm trục cán là quạt ly tâm nhưng guồng cánh quạt nhỏ và dai, có độ ồn rất nhỏ nên được sử dụng rộng cho các dàn lạnh đặt trong nhà

của hệ thống điều hồ khơng khí để giảm độ ổn tới mức tối thiểu 4.13 Áp kế:

Áp kế dùng để đo và chỉ thị áp suất của môi chất đầu hút, đầu đẩy và chỉ thị

hiệu áp suất dầu bôi trơn Áp kế còn sử dụng trong các đồng hồ nạp gas, trên bình

ngưng, bình chứa, bình trung gian 4.14 Đường ống:

Đường ống dùng trong kỹ thuật lạnh là loại ống thép không hàn Việc tính

toán kiểm tra sức bền là không cần thiết vì ống thường chịu được áp lực 3MPa 5 GIGI THIEU Vé HE THONG DIEU HOA TRUNG TÂM NƯỚC

5.1 Khai niém chung:

Hệ thống diéu hoa trung tém nước là hệ thống sử dụng nước lanh 7°C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt ECU Hệ điều hoà trung tâm nước gồm các bộ phận chủ yếu như sau:

Trang 26

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GO VAP a May lam lạnh nước (Water Chiller) hay máy sản xuất nước lạnh thường từ 12°C xuống 7°C b Hé thống dẫn nước lạnh c Hệ thống nước giải nhiệt

d._ Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sởi ấm không khí bằng nước nóng FCU (Fan Coil Unit)

e Hệ thống gió tươi, gió hôi, vận chuyển va phân phối không khí

f Hệ thống tiêu âm và giảm âm

Máy làm lạnh nước giải nhiệt nước cùng hệ thống bơm thường được bố trí phía dưới tầng hầm hoặc tầng trệt, tháp giải nhiệt đặt trên tầng thượng Trái lại máy

làm lạnh nước giải nhiệt gió thường được bố trí trên tầng thượng

Nước lạnh được làm lạnh trong bình bay hơi xuống 7°C rồi được bơm nước

lạnh đưa đến các dàn trao đổi nhiệt FCU hoặc AHU Ở đây, nước thu nhiệt của

không khí nóng trong phòng, nóng lên 12°C và lại được bơm trở lại bình bay hơi để tái làm lạnh xuống còn 7C, khép kín vòng tuần hoàn lạnh Đối với hệ thống nước lạnh kín (không có dàn phun) cần thiết có thêm bình giãn nở để bù nước

trong hệ thống giãn nở khi thay đổi nhiệt độ

+ Hệ thống trung tâm nước có các tu điểm cơ bẳn sau:

a Có vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do

rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài, vì nước an toàn không độc hại

b Có thể khống chế nhiệt ẩm trong khơng gian điều hồ theo từng phòng

riêng lẽ, ổn định và duy trì các điểu kiện khí hậu tốt nhất

c Ống nước so với ống gió nhỏ hơn nhiều do đó tiết kiệm được nguyên vật liệu xây dựng

d Có khả năng xử lý độ sạch không khí cao, đáp ứng mọi yêu cầu dé ra cả về độ sạch bụi bẩn, tạp chất hoá chất và mùi

e Ít bảo dưỡng sửa chữa + Nhược điểm:

a Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên bể mặt nhiệt động

b Cần phải bố trí hệ thống lấy gió tươi cho các FCU

c Lắp đặt khó khăn

d._ Đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề

e Cần định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng máy lạnh và các dàn FCU

5.2 May lam lạnh với chất tải lạnh là nước (water cooled water chiller) Bộ phận quan trọng nhất của hệ thống điều hoà trung tâm nước là máy làm

lạnh nước Căn cứ vào chu trình lạnh có thể phân ra máy làm lạnh nước dùng máy

nén cơ, dùng máy nén ejectơ hoặc máy nén hấp thụ Máy nén lạnh có máy nén cơ

Trang 27

cũng lại có thể phân ra nhiều loại khác nhau theo kiểu máy nén như máy nén

pittông rôto, trục vít và turbin, kiểu kín, nửa kín hoặc hở

Để tiết kiệm nước giải nhiệt, người ta sử dụng nước tuần hoàn với bơm và

tháp giải nhiệt nước Việc lắp đặt nhiều máy nén trong cùng một cụm máy có các

ưu điểm sau:

a Trường hợp hỏng một máy vẫn có thể cho các máy khác hoạt động trong khi tiến hành sửa chữa máy hỏng

b Các máy có thể khởi động từng chiếc tránh dòng khởi động quá lớn 5.3 Hệ thống lạnh đường ống nước lạnh:

Chọn hệ thống hai ống (two pipe sys(em) là hệ thống đơn giản nhất, gồm hai

ống ghép song song còn các FCU và AHU mắc nối tiếp giữa hai ống Vào mùa hè, không sởi ấm, nồi hơi không hoạt động, chỉ có vòng tuần hoàn nước lạnh hoạt động để làm lạnh phòng Nước lạnh được bơm qua các FCU và AHU để thu nhiệt trong không gian điều hoà thải ra ngoài qua tháp giải nhiệt Vào mùa đông, chỉ có vòng tuần hoàn nước nóng hoạt động Nước nóng được bơm từ nổi hơi đến cấp

nhiệt cho các FCU và AHU để sởi phòng

Hệ thống này có ưu điểm là đơn giản, chi phí vật liệu nhỏ, rẻ tiền, nhưng có

nhược điểm lớn là khó cân bằng áp suất bơm giũa các dàn vì nước có xu hướng chi đi tắt qua các dàn đặt gần Ở đây, cần đặt các van điều chỉnh để cân bằng áp

suất, chia đều nước cho các dàn

5.4 Dàn trao đổi nhiệt:

a FCU (Fan coil Unit):

Các FCU là các dàn trao đổi nhiệt ống xoắn có quạt, nước lạnh (hoặc nước nóng) chảy phía trong ống xoắn, không khí đi phía ngoài Để tăng cường độ trao đổi nhiệt phía không khí, người ta bố trí cánh tản nhiệt bằng nhôm với bước cánh khoảng 0,8 + 3mm Giống như dàn bay hơi, FCU cũng có nhiều loại như: treo

tường, đặt sàn, giấu tường, treo trần và giấu trần nhưng thông dụng nhất vẫn là loại treo trần và giấu trần Loại giấu trần cũng chia ra làm nhiều loại khác nhau,

căn cứ vào cột áp quạt chia ra loạ1 cột áp thấp với đường gió ngắn hoặc không có ống gió Loại có cột áp cao với đường ống gió

FCU có các bộ phận chính như sau:

a Dàn ống nước lạnh

b._ Quạt thổi cưỡng bức không khí trong phòng từ phía sau qua đàn ống trao đổi nhiệt

c Dưới đàn bố trí máng hứng nước ngưng, để đảm bảo áp suất gió phân

phối qua ống gió và miệng thổi

d Thường trang bị bằng quạt ly tâm

ECU có ưu điểm gọn nhẹ, dễ bố trí nhưng cũng có nhược điểm là không có

cửa lấy gió tươi , nếu cần, phải bố trí hệ thống gió tươi riêng

Trang 28

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

b AHU (Air Handling Unit)

AHU ( Air Handling Unit): là thiết bị chính dùng để làm mát lượng không khí cấp vào không gian cần điều hòa AHU được sử dụng làm lạnh không khí sau quá trình hỗn hợp giữa không khí tươi từ ngồi trời và khơng khí tái tuân hoàn rồi mới

được thối vào phòng cần điều hoà

Giống như FCU, nó cũng là các dàn trao đổi nhiệt nhưng có năng suất lạnh lớn hơn để sử dụng cho các phòng ăn, sảnh, hội trường, phòng khách, có cửa lấy gió

tươi (đây là ưu điểm so với FCU), có các bộ phận lọc khí, rửa khí, gia nhiệt để có

thể điều chỉnh và khống chế chính xác nhiệt độ cũng như độ ẩm tương đối của

không khí thổi vào phòng AHU có quạt ly tâm có cột áp cao để có thể lắp với hệ

thống ống gió lớn Một khác biệt cơ bản nữa là AHU có loại khô như FCU nhưng có loại ướt, loại có đàn phun nước lạnh trực tiếp vào không khí còn gió là kiểu hở để làm lạnh và rửa khí

V HỆ THỐNG ỐNG GIÓ

1 Khái niệm chung

Đối với hệ thống điều hoà không khí nhân tạo, cần thiết phải nắm được kỹ

thuật phân bố gió, luân chuyển không khí trong phòng, cần kết hợp tốt thông gió

cưỡng bức và tự nhiên để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất cho hệ thống

Hệ thống điều hồ khơng khí là kết hợp của nhiều khâu khác nhau như: thông

gió, xử lý không khí (làm lạnh, sưởi ấm, hút ẩm, gia ẩm, làm sạch ), ở các thiết bị chuyên dùng sau đó không khí được quạt vận chuyển qua đường ống gió, phân phối vào không gian điều hoà qua miệng thổi, miệng khuếch tán rồi quay về ống

gió hồi trở lại xuống buồng xử lý không khí Nếu tất cả các khâu khác là tốt, riêng khâu vận chuyển và phân phối gió hồi làm không tốt thì toàn bộ hệ thống

điều hồ khơng khí sẽ không có hiệu quả

Khi thiết kế hệ thống ống gió hoặc tổ chức trao đổi nhiệt ẩm trong phòng,

người ta còn phải nghiên cứu cụ thể các yêu cầu cho từng vị trí phát nhiệt, phát

ẩm để có giải quyết đúng đắn, tiết kiệm năng lượng 2 Tổ chức trao đổi không khí

Khi bố trí các dàn lạnh, người ta cần lựa chọn phương án phù hợp đối với

phòng điều hoà về mọi mặt:

- _ Phân phối gió đồng déu trong phòng

- _ Phù hợp với kiến trúc và trang trí trong phòng

- Ống dẫn nước phải ngắn nhất, thuận tiện cho việc lắp đặt - Ong thoát nước ngưng phải phù hợp

Vi dụ, muốn phân phối gió đồng đều trong phòng cả mùa đông và mùa hè, ta

nên chọn dàn lạnh giấu trần loại hai cửa hoặc bốn cửa thổi là thích hợp nhất

Nhưng nhược điểm là dàn lạnh giấu trần chỉ lắp đặt cho phòng có trần giả và khó

lựa chọn kiểu máy cũng như cỡ công suất vì hạn chế về kiểu dáng và số lượng,

Trang 29

giá thành cũng cao hơn Về mùa đông, việc phân phối gió nóng cũng không có lợi vì gió nóng có xu hướng tích tụ phía trên trần mà không xuống được vùng làm việc Việc thoát nước ngưng cũng khó hơn, đôi khi phải dùng kiểu máng có kèm bơm nước ngưng

Đơn giản nhất là sử dụng FCU treo trần cho các phòng không có trần giả Trong điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như hoàn cảnh Việt Nam, trần giả là nơi chuột, bọ dễ sinh sôi, nảy nở và làm ô nhiễm môi trường do phân rác chúng thải

ra hoặc tha vào nên người ta ít sử dụng trần giả Chính vì vậy, muốn sử dụng trần

giả cần quan tâm đến các biện pháp để phòng chuột bọ từ ngoài vào ký sinh trong trần giả FCU thường lắp sát ra phía hành lang vừa tiết kiệm ống dẫn nước lạnh, vừa dễ bố trí ống lấy gió tươi từ quạt vào sau đàn

Khi sử dụng loại giấu trần, có thể sử dụng một hộp trần giả vừa để che FCU, ống phân phối gió và hộp gió hồi cho dàn

Trường hợp phòng có trần giả, có thể tổ chức phân phối gió đồng đều hơn nhờ

bố trí nhiều miệng thổi và nhiều miệng hút Tuỳ theo kích thước phòng và năng suất lạnh của FCU c6 thé chọn nhiều hay ít miệng thổi và miệng hút Thông thường, số miệng hút bằng từ 1 đến 2 lần số miệng thổi vì tốc độ gió hút thường nhỏ hơn và khoang trần giả được sử dụng đồng thời là khoang hút của FCU Ông cấp gió tươi có thé đi từ hành lang vào phía sau dàn FCU Ống phân phối gió có thể là loại ống cứng hoặc ống mềm Miệng thổi là loại khuếch tán vuông tròn hoặc kiểu lưới, sao cho phù hợp với kiến trúc, trang trí của phòng cũng như hiệu

quả phân phối gió là đồng đều nhất

3 Các thiết bị phụ của đường ống gió

Một số thiết bị phụ lắp trên đường ống gió mà một hệ thống điều hồ khơng khí hiện đại có thể áp dụng

3.1 Chớp gió:

Chớp gió (louver) là cửa lấy gió tươi từ ngoài hoặc thải gió xả ra ngoài trời Chớp gió thường có các cánh chớp nằm ngang có độ nghiêng phù hợp tránh mưa hắt vào ảnh hưởng đến đường ống gió và có lưới bảo vệ chuột bọ hoặc chim chóc lọt vào đường ống gió từ bên ngoài nhà Cánh chớp thường là loại cố định, không điểu chỉnh được Do phải chịu mưa gió ngoài trời nên các chớp gió thường làm bằng vật liệu chịu được ảnh hưởng của thời tiết

3.2 Phin lọc gió:

Phin lọc gió (air filter) còn gọi là phin lọc bụi hoặc bộ lọc bụi sử dụng để lọc

bụi cho phòng điều hồ khơng khí Tuỳ theo chức năng của phòng cũng như nồng độ bụi cho phép mà có thể lựa chọn các phin lọc gió có khả năng lọc bụi khác nhau Trong các phòng điều hồ tiện nghỉ thơng thường, phin lọc là các loại tấm lưới lọc Trong các hệ thống điều hoà trung tâm thường dùng loại túi vải Với các yêu cầu cao hơn có thể sử dụng bộ lọc tĩnh điện, bộ lọc lưới tẩm dầu

3.3 Van gió :

Trang 30

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

Van gió (damper) dùng để điều chỉnh lưu lượng gió kể cả déng mé ON — OFF

đường gió Van gió có nhiều loại khác nhau Theo hình dáng có loại vuông, chữ nhật hoặc tròn Theo số lượng lá gió điều chỉnh có thể là một lá (tấm, hai lá hoặc nhiều lá Theo cách vận hành có loại điều chỉnh bằng tay, có loại điều chỉnh bằng động cơ điện hoặc thuỷ lực, khí nén

3.4 Van chặn lửa:

Van chặn lửa là thiết bị có cấu tạo gần giống như van gió nhưng có khả năng tự động đóng chặt đường gió vào và ra, cô lập phòng có hoả hoạn ra khỏi hệ thống đường ống gió để tránh lây lan hoả hoạn

3.5 Hộp điều chỉnh lưu lượng:

Hộp điều chỉnh lưu lượng đôi khi còn gọi là hộp gió cuối (air — terminal

boxes) thường được lắp trước các miệng thổi khuếch tán để điều chỉnh lưu lượng

gió vào phòng trong các hệ thống gió có điều chỉnh lưu lượng gió

3.6 Hộp tiêu âm:

Hộp tiêu âm lắp trên đường ống gió dùng để giảm âm cho luồng gió vào phòng Hộp gồm có khung và ống tiêu âm làm bằng vật liệu hấp thụ âm thanh đặt song song theo hướng chuyển động của không khí Hộp tiêu âm có dạng vuông, chữ nhật hoặc tròn Các nhà chế tạo còn cung cấp cả tấm tiêu âm rời để những người thiết kế có thể bố trí cho các FCU hoặc các đường ống tự chế tạo

3.7 Miệng thổi, miệng hút:

Miệng thổi là thiết bị cuối cùng trên đường ống gió có nhiệm vụ cung cấp và khuếch tán gió vào phòng, phân phối đều không khí điều hoà trong phòng, sau đó không khí được đi qua miệng hút để tái tuần hoàn về thiết bị xử lý không khí

VI HỆ THỐNG ỐNG NƯỚC

I1 Khái niệm chung

Trong hệ thống điều hoà trung tâm nước, có hệ thống đường ống nước lạnh Nếu máy làm lạnh nước loại giải nhiệt nước thì hệ thống có thêm hệ thống đường

ống nước giải nhiệt Hệ đường ống nước bao gồm hệ thống ống, van, tê, cút, các

phụ kiện khác và bơm

Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các phòng vào mùa hè để làm lạnh phòng (và có thể có thêm nhiệm vụ tải nhiệt từ nổi hơi hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sởi ấm phòng vào mùa đông)

Các vấn để được quan tâm chủ yếu trong việc thiết kế lắp đặt vận hành đường ống và vật liệu, phạm vi ứng dụng, sự bù giãn nở đường ống, chống rung động, các loại phụ kiện như: tê, cút, các van, lọc, và đặc biệt là tốc độ nước và tổn thất áp suất ma sát, cục bộ, vì chúng ảnh hưởng chủ yếu đến tuổi thọ, việc bảo trì, bảo dưỡng, giá thành công trình cũng như giá vận hành của hệ thống

2 Vật liệu làm ống

Trang 31

Các vật liệu thông dụng trong các hệ thống đường ống là: ống thép đen, thép

tráng kẽm, ống sắt dẻo và tráng kẽm, ống đồng mềm và cứng, giới thiệu vật liệu

ống với các lĩnh vực tương ứng khác nhau 3 Tốc độ nước

Trong các tiêu chuẩn của Nga, tốc độ nước thường quy định đến 2m/s, nhưng

trong các tài liệu phương Tây như Anh, Mỹ, tốc độ nước trong ống chọn tuỳ thuộc

vào từng ứng dụng cụ thể như: dầu xả bơm, dầu hút, dâu góp hổi, ống góp phân

phối và giờ vận hành trong năm để chống xói mòn hoặc phụ thuộc vào đường kính ống

Một số thiết bị phụ lắp trên đường ống nước mà một hệ thống điều hồ khơng khí hiện đại có thể áp dụng

+ Van cầu, van Y, van góc:

Có tên van cầu là do thân van có dạng hình cầu Van cầu có đĩa hình tròn

hoặc đĩa van tròn có dạng nút chai ép lên đế van có cửa thoát hình tròn Dòng đi

qua van phải chuyển hướng qua lai 90° nên có trở lực dòng chảy lớn Nó có thể

đóng mở nhanh hơn đáng kể so với van cổng + Van một chiều (check valve):

Van có tên là van một chiều vì chức năng của van chỉ cho dòng chảy theo một

chiều nhất định, ngăn đòng chảy theo hướng ngược lại Theo cấu tạo có rất nhiều dạng nhưng có hai dạng thông dụng nhất là van một chiều kiểu lật và kiểu nâng

Van một chiều lật có đĩa van treo trên van cửa thoát, van một chiều kiểu nâng có đĩa van dạng cốc đặt trên đế van

+ Van bi (ball valve):

Van có tên là van bi vì đĩa van có dạng hình bi cầu, lỗ thông dòng bố trí ngay trên thân bi Giống như van nút đóng và mở hoàn toàn khi xoay bi90° Giống như

van cổng, van bi dùng để đóng mở hoàn toàn kiểu ON - OFF, nhưng van bi có ưu

điểm là gọn nhẹ và rẻ hơn + Van bu6m (butterfly valve):

Van có tên là van bướm vì đĩa van có dạng giống con bướm với trục xoay Ở giữa với hai cánh cửa hình tròn hai bên Giống như van nút và van bi, đóng và mở van hoàn toàn khi xoay trục đĩa van 90” Khi mở hoàn toàn, tổn thất áp suất qua van nhỏ Van bướm gọn nhẹ, thao tác và lắp đặt dễ dàng, giá thành rẻ hơn van

cổng

+ Van an toan (pressure relief valve):

Van an toàn còn gọi là van giảm áp làm nhiệm vụ an toàn cho hệ thống khi áp suất vượt mức cho phép Van an toàn có cơ cấu lò xo hoặc một chỉ tiết dạng đĩa

dễ vỡ Khi áp suất vượt mức cho phép, lò xo bị nén lại, van mở xả áp về đường hút hoặc ra ngoài Đối với van dạng đĩa, đĩa sẽ bị phá huỷ (nổ hoặc vỡ) để mở

van giảm áp suất cho hệ thống

Trang 33

BÌNH GIÃN NỠ 500 L COOLING TOWER ›ˆ f T T 1 | ] ‡ = , Z + 4 BE CHỨA NƯỚC mw ' | f 1 | | ( | | 1 | Vv I I [ 932 | Ị | 2 | 1 | 925 ; be = -Ƒ=†-F—n | ! 1 1 wow Be ¬ 1 \ i | f | {4 | Z4 Ya MAANnNanananäaanaaHaRR J r 1 Ị ˆ | SÂN THƯỢNG 1 ! dy _nØ50,Ø50 › Ị aaa —~Pt———-| CỤM FCU PHÒNG TẦNG § \ t CAN ĐHKK TẦNG 5 ke VANCÂU | 950,50 WM VANMOTCHEU Ị I œ4 — VANCHẶN 1 Ị 2

a VANBUGM L _————- —ee D~ —— — ~ CỤMFCU PHÒNG TANG4

cents CAN BHKK TANG 4 VAN N § Vv a h 20,080 Lø50,50 m CONG TAC DONG | L ? NHẸT KẾ | | 2 ‡ pine He Ap str E———— —-Pˆ———¬] CỤM FCU PHÒNG TẦNG 3 1 CĂN ĐHKK TẦNG 3 LẮ dh_ À øa0 øso 250,50 Ỳ VAN XA KHÍ t 3 KHOPNỐIMÈM \ +

poo *#2P "7 CUM FCU PHÒNG TANG 2

Trang 35

HỆ THỐNG MANG MÁY TÍNH

I KHÁI NIỆM CHUNG

Nối mạng là cách thức nối kết các máy tính lại với nhau để chúng dùng chung dữ

liệu, ví dụ như các tập tin, các chương trình, các ổ đĩa, máy in, modem

Ở mức độ cơ bản nhất, mạng bao gồm 2 máy tính nối với nhau bằng cáp sao cho

chúng có thể dùng chung dỡ lieu Mọi mạng máy tính, cho dù có tỉnh vi, phức tạp đến đâu đi chăng nữa cũng đều bắt nguồn từ hệ thống đơn giản đó

Sự kết hợp nhiều máy tính với các hệ thống truyền thông mà cụ thể là viễn thông đã đem lại một chuyển biến có tính cách mạng trong vấn để khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính

Mạng máy tính phát sinh từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung đữ liệu Máy tính cá nhân là công cụ tuyệt vời giúp tạo đữ liệu, bảng tính, hình ảnh và nhiều dạng thông tin khác, nhưng không cho phép bạn nhanh chóng chia sẻ đữ liệu bạn đã tạo nên Không có hệ thống mạng, đữ liệu phải được ¡n ra giấy thì người khác mới có thể hiệu chỉnh hay sử dụng Cùng lắm là bạn chỉ có thể chép tập tin lên đĩa mềm, đĩa CD hoặc USB và trao đĩa cho người khác chép vào máy họ Nếu người khác thực hiện

thay đổi cho tài liệu thì bạn vô phương hợp nhất các thay đổi Phương thức làm việc như thế đã và vẫn còn được gọi là làm việc trong một môi trường độc lập

Một nhóm máy tính và những thiết bị ngoại vi nối kết với nhau được gọi là mạng Còn khái niệm về máy tính nối với nhau để dùng chung tài nguyên được gọi là nối mạng Các máy tính cấu thành mạng có thể dùng chung những thứ sau: - Dữ liệu - - Thông điệp - - Hình ảnh - May Fax - Modem - _ Các tài nguyên phần cứng khác

Danh sách này không ngừng mở rộng, do con người thường xuyên tìm ra những cách thức mới giúp chia sẻ thông tin và giao tiếp bằng phương tiện máy tính

II PHÂN LOẠI MẠNG

1 Mạng cục bộ (LAN - Local Area Network)

Mạng khởi đầu với quy mô rất nhỏ, từ 2 đến khoảng 10 máy tính được nối với nhau và nối với một máy in sử dụng trong khu vực tương đối nhỏ, mục đích chia sẻ đữ liệu cũng như tài nguyên cục bộ

Trang 36

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP

Công nghệ tin học đã hạn chế quy mô mạng, bao gồm số lượng máy tính kết nối với nhau, cũng như khoảng cách vật lý mà mạng có thể bao phủ Lấy ví dụ, ở những năm đầu thập kỷ 80, phương pháp lắp đặt cáp phổ biến nhất cũng chỉ cho phép chừng

30 người dùng với chiều dài tối đa trên 600 feet (xấp xỉ 183m) Mạng máy tính như

thế chỉ phủ vừa đủ trong phạm vi một tâng lầu hoặc một công ty nhỏ

Hiện nay, đối với những công ty rất nhỏ cấu hình này vẫn còn thích hợp Kiểu mạng máy tính trong phạm vi một khu vực giới hạn, được gọi là mạng cục bộ

2 Mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network)

Mạng này có quy mô lớn hơn nhiều so với mạng cục bộ, mạng diện rộng được sử

dụng kết nối 2 hay nhiều mạng LAN lại với nhau thông qua đường truyễn viễn thông, chẳng hạn như đường dây điện thoại hay các đường truyền tốc độ cao Một mạng có khả năng kết nối mạng LAN của khu vực này với mạng LAN ở một khu vực khác thông qua một đường dây điện thoại trực tuyến, được gọi là mạng WAN

+ Các hình thức kết nối

Khi các máy tính được kết nối với nhau thì hoặc là nó kết nối thông qua một

modem hoặc là kết nối thông qua môi trường mạng, nó có thể kết nối theo hai cách :

theo hướng có kết nối hoặc theo hướng không có kết nối

Các máy tính được nối với nhau bằng cáp riêng lẽ hoặc kiểu sao Dùng cáp thì đường truyền chậm, mất thời gian Hiện nay, thông dụng nhất vẫn là kiểu sao, có nghĩa là các máy tính con được nối với nhau và thông qua một máy chủ (SERVER)

Từ máy chủ có thể điều khiển tất cả các máy con

+ Mô tả sơ đồ nguyên lý:

Mạng máy tính là một mạng bao gồm: máy chủ (Server), các bộ phân kênh (Switch), được nối với nhau bằng cáp mạng

Đường truyền được đưa đến Server, các Switch của từng tầng được nối từ đầu ra của Server, các ổ cắm mạng được nối từ đâu ra của các Switch của từng tầng Cuối cùng, máy tính con sẽ được nối đến ổ cắm mạng Ổ cắm mạng là thiết bị trung gian dùng để nối máy tính con với mạng Tại mỗi phòng làm việc, có bao nhiêu máy tính

thì có bấy nhiếu ổ cắm mạng Thiết bị để nối các bộ phận với nhau là cáp mạng

Trang 37

CAP MẠNG 5e ĐẾN Ổ CẮM LAUS

CAP MANG 5e DEN 6 CAM

Trang 38

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP HỆ THỐNG BÁO CHÁY NOTIFIER FIRE SYSTEMS

I KHÁI NIỆM CHUNG

Báo cháy cũng là một hệ thống quan trọng trong các công trình dân dụng, ngày nay hầu hết tất cả các công trình xây dựng lớn như nhà hàng, khách sạn, trụ sở làm việc hay những nơi công cộng đều phải có hệ thống báo cháy, nhờ nó mà nhận biết được sự cố để kịp thời báo động để sơ tán mọi người và có phương pháp chưã cháy thích hơp, bảo đảm thiệt hại về vật chất và con người là bé nhất Hiện nay, người ta dùng hai loại hệ thống báo cháy:

- Hệ truyền thống (Analog): loại này có nhược điểm là khi có sự cố hoá hoạn, ta

chỉ biết tại vùng đó cháy chứ không biết chính xác là cháy ở phòng nào

- Hệ địa chỉ (Address able): tức là mỗi phòng ta gán cho nó một địa chỉ, khi có hoả hoạn ta sẽ biết được chính xác phòng nào đang cháy

Ở đây ta giới thiệu hệ thống báo cháy cuả hãng NOTIFIER FIRE SYSTEM Dưới đây là một vài thiết bị cơ bản cuả hãng :

II MỘT SỐ THIẾT BỊ CỦA HÃNG

1 Chuông báo động (SSM Series Alarm Bells):

Chuông báo động SSM Series sử dụng dòng điện bé, thiết bị baó động phát ra âm lượng cao, dùng cho hệ thống báo cháy hoặc báo trộm hay ứng dụng vào các tín hiệu khá Tuy âm thanh phát ra lớn và vang nhưng nó chỉ hoạt động ở điện áp 24 VDC, mặt khác thiết bị này còn được lắp đặt đơn giản

Trang 39

Điện áp hoạt động : 19,2VDC + 26,4VDC

2 Nút nhấn khẩn cấp (WR 2001/SR/G®):

Là nút nhấn dùng để báo động khi xảy ra sự cố và được tác động bằng tay, tiếp

điểm công tắc được giữ bằng miếng kiếng, khi miếng kiếng này vỡ thì công tắc nhả ra và sẽ báo động + Đặc tính: WR 2001/SR/GS vận hành dễ dàng và sử dụng đơn giản Có miếng kiếng dùng để tránh báo động giả M500KAC-GB with LED

Có hộp nhưa bảo vệ bên ngoài tránh

tốn thương cho người sử dụng khi các

mảnh kiếng vỡ văng ra Không cần dùng buá Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chưã dễ dàng BREAK GLASS Sung IS ng Kích thước : cao 87mm, rộng 8mm, iia sâu 32,8mm Mau sac : đỏ Nang : 125g WR2001/SR/GS

3 B6 do khéi ion (FSI-851):

Bộ dò khói FSI-§51 có những chức năng vượt trội so với bộ dò khói truyền thống

Bộ dò khói FSI - 851 được nhận dạng bỡi phần mềm, sự thay đổi luôn được màn hình

hiển thị và báo cáo đến panel điều khiển

+ Đặc tính:

Thiết kế đẹp, bắt mắt

Thông tin liên lạc hệ địa chỉ và analog Tín hiệu ốn định cả những khi có nhiễu

Dòng làm việc không tải bé

Không gây tiếng ổn _

Trang 40

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN - TRỤ SỞ ĐIỆN LỰC GÒ VẤP - Kích thước: Đế B501 cao 2,1”(5,lcm), đường kính 4,1”(10,4cem), đế B710LP có đường kính 6,1 ”(15,5cm) - - Trọng lượng: 5,4 oz (154 g) - _ Nhiệt độ hoạt động: 0°C +490C., - _ Nhận biết khi tốc độ di chuyén ion: 0 + 1200 ft/min (365,76 m/min) - _ Độ ẩm: 10% + 93% không sương + Khoảng cách đò:

NOTIFIER giới thiệu khoảng cách dò theo tiêu chuẩn NFPA72, khi dòng đối lưu không khí bé, trần phẳng thì khoảng cách nhận biết là 30 feet (9,144m) Để thông tin rõ ràng cần chú ý đến khoảng cách giữa các bộ dò, cách lắp đặt và ứng

dụng đúng theo tiêu chuẩn trên

4 Bộ dò khói quang điện (FSP-§51):

NOTIFIER 851 gắn thiết bị dò khói với toàn bộ thông tin cung cấp, máy dò sự

thay đổi cảm ứng có thể là một chương trình trong phân mềm điều khiển, bộ dd cảm ứng liện tục kiểm tra và báo đến panel điều khiển, điểm ID cho phép mỗi địa chỉ cuả

bộ đò cài đặt với nhóm 10 công tắc địa chỉ công tắc, cung cấp chính xác vị trí thay

đổi + Đặc tính:

- _ Thiết kế gọn đẹp, bắt mắt Thông tin điạ chỉ — analog

- _ Tín hiệu ổn định với nhiễu

- _ Dòng làm việc không tải bé

Quay 1 đến 159 công tắc địa chi ( s»,

loại truyền thống từ 1 đến 99 ) FSP-851 with ”

B710LP base _

- Lựa chọn điểu khiển từ xa phụ

thuộc vào LED

Hai đèn LED làm việc ớ góc quan

B§36pho† jpg

2 0

sat 360° FSP-851T with

- _ Bình thường đèn LED có màu xanh, B710LP base

khi báo động có màu đỏ

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN