Các chuyên gia tư vấn cho học sinh trong chương trình Tư vấn mùa thi 2007 - ảnh: Khả Hòa Nên làm đề cương tóm tắt trên giấy nháp + Cần học đủ nội dung chương trình. Nhiều học sinh chỉ ôn tập trong phạm vi SGK lớp 12 nhưng đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ các năm 2003 và 2006 có câu hỏi liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai lại nằm trong chương trình lớp 11 (!). Nên nhớ: một số nội dung cụ thể trong SGK (xem thông báo hằng năm) có thể được hạn chế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng không được coi là những nội dung hạn chế kỳ thi ĐH-CĐ. Thực tế cho thấy đề thi có thể rơi vào bất kỳ nội dung nào trong SGK. + Phải hiểu được kiến thức cơ bản. Kiến thức cơ bản (bao gồm những sự kiện, nhân vật, thuật ngữ, khái niệm ) cần được phân biệt với kiến thức không cơ bản. Làm được điều này sẽ tránh được lối học nhồi nhét, ôm đồm mà không hiểu. Đã có lần đề thi yêu cầu trình bày "những chiến thắng lớn" hay "những sự kiện lịch sử tiêu biểu", tức là phải chọn lọc kiến thức, nhưng rất nhiều thí sinh nhớ gì viết nấy theo tinh thần "thừa hơn thiếu" mà không có sự phân biệt nào. Như thế thì mất thêm thời gian; nhiều khi cái đáng viết thì không viết (và ngược lại). Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2007, nhiều thí sinh không làm được câu nhiều điểm nhất của đề thi vì không hiểu "quyền dân tộc cơ bản" nghĩa là gì. + Phải nhớ được những nội dung đã học. Nhớ theo cách học thuộc từng câu, từng chữ thì rất vất vả, mau quên mà ít hiệu quả. Vì vậy, nên chuẩn bị đề cương và tập "nói" theo đề cương đó Nếu có thêm bạn cùng trao đổi thì tốt hơn. Khi học cần lưu ý: - So sánh những câu có nội dung dễ nhầm lẫn với nhau. Ví dụ: Khi học nội dung Cương lĩnh tháng 2.1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam, so sánh luôn với Luận cương tháng 10.1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương, sẽ thấy sự khác nhau chủ yếu ở nhiệm vụ và sự sắp xếp lực lượng cách mạng; so sánh nội dung Hội nghị Trung ương 6 (11.1939) và Hội nghị Trung ương 8 (5.1941); chiến dịch Việt Bắc (1947) với chiến dịch Biên giới (1950); Hiệp định Genève (1954) và Hiệp định Paris (1973) - Phát hiện bố cục SGK và học theo bố cục của SGK: Nội dung SGK thường viết theo một trật tự nhất định. Ví dụ, ý nghĩa thắng lợi của một cuộc cách mạng hay một cuộc kháng chiến thường được trình bày theo 2 ý lớn: một là, đối với dân tộc (gồm 2 ý nhỏ là thắng lợi đó kết thúc cái gì và mở ra cái gì) và hai là, đối với quốc tế (cũng gồm 2 ý nhỏ là đối với các lực lượng cách mạng và đối với các lực lượng phản cách mạng). Phát hiện sự so sánh này các em rất dễ nhớ sau khi đã học. - Khi học diễn biến các chiến dịch, cần sử dụng lược đồ. Dễ dàng tái hiện các cánh quân dù, quân bộ, quân thủy, đường 4, sông Lô của chiến dịch Việt Bắc 1947. Tương tự như thế, các em sẽ nhớ ngay được hành lang Đông - Tây; đường 4 với các cứ điểm Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê án ngữ biên giới Việt Trung trong chiến dịch Biên giới 1950. Đề hỏi gì trả lời đó + Đọc kỹ đề thi. Để xác định đúng yêu cầu của đề (về nội dung, phạm vi ), tránh lạc đề. Không nên chủ quan với câu mà mình cho là "dễ" và cần bình tĩnh để từng bước giải quyết câu mà mình cho là "khó". + Nên làm đề cương trên giấy nháp. Sau khi nhận đề thi, nhiều thí sinh viết một mạch mà bỏ qua khâu làm nháp. Cần bỏ thói quen này vì đề cương tóm tắt trên giấy nháp giúp ta sắp xếp kiến thức theo trình tự, biết được các ý thiếu đủ ra sao, tránh trùng lặp và chủ động phân phối thời gian hợp lý cho mỗi câu. + Đề hỏi gì trả lời đó. Cần trả lời thẳng vào câu hỏi với lượng kiến thức đủ, được trình bày rõ ràng. Không ít thí sinh chỉ viết ra những điều mình nhớ mà không cần biết đề hỏi gì. Đề thi năm 2006 có câu chỉ hỏi những "thuận lợi" của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám nhưng phần đông thí sinh trả lời luôn cả "những khó khăn" (?). Cần lưu ý rằng, đề thi có câu dễ và có câu khó. Câu khó là những câu có tầm khái quát cao, thí sinh phải tự thiết kế câu trả lời, tổng hợp kiến thức chọn lọc ở nhiều bài, thậm chí ở cả sử VN lẫn sử thế giới mới giải quyết được. Do đó, trong quá trình học và ôn thi, thí sinh cần chuẩn bị trước để tránh bị động và có thể sử dụng kiến thức linh hoạt trong việc giải quyết các dạng đề khác nhau. + Sử dụng thời gian làm bài hợp lý. Không nên dừng lại quá lâu ở những câu tạm thời chưa tìm ra phương án giải quyết, nên chọn những câu dễ hơn để làm trước. Tránh tình trạng dành quá nhiều thời gian cho câu này nhưng lại không đủ thời gian cho câu khác. Cần tận dụng hết thời gian thi, không nên ra về sớm. Vì khi đã ra khỏi phòng thi thì có muốn cũng không thể quay vào để sửa bài được nữa. . tự thi t kế câu trả lời, tổng hợp kiến thức chọn lọc ở nhiều bài, thậm chí ở cả sử VN lẫn sử thế giới mới giải quyết được. Do đó, trong quá trình học và ôn thi, thí sinh cần chuẩn bị trước để. thông báo hằng năm) có thể được hạn chế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng không được coi là những nội dung hạn chế kỳ thi ĐH-CĐ. Thực tế cho thấy đề thi có thể rơi vào bất kỳ nội dung nào trong. lời đó + Đọc kỹ đề thi. Để xác định đúng yêu cầu của đề (về nội dung, phạm vi ), tránh lạc đề. Không nên chủ quan với câu mà mình cho là "dễ" và cần bình tĩnh để từng bước giải quyết