1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm

143 803 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Trong đó luận văn tập trung bàn về tính chất đặc trưng của nước thải dệt nhuộm và khả năng gây tác hại với môi trường của các loại chất thải này.. Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp

Trang 1

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CHO CÔNG TY LIÊN DOANH DỆT NHUỘM VIỆT HỒNG,

CÔNG SUẤT 600 M3/NGÀY

Ngành học : Môi trường Mã ngành : 108

GVHD : Th.S NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG SVTH : BÙI NGỌC HƯNG

LỚP : 02MT02 MSSV : 02DHMT093

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2006

Trang 2

1 Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty liên doanh dệt nhuộm

2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

- Tổng quan

- Xác định đặc tính nước thải Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

- Tính toán thiết kế và khái toán các công trình đơn vị

- Thể hiện các công trình đơn vị chính trên bản vẽ A1

3 Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/10/2006

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/12/2006

5 Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn

ThS Nguyễn Xuân Trường

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn

Ngày tháng năm 2006

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

-KHOA :Môi trường

BỘ MÔN:Kỹ thuật Môi trường

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHÚ Ý: SV phải dán tờ này vào trang thứ nhất của bản thuyếr minh

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN

Người duyệt (chấm sơ bộ): ………

Đơn vị:………

Ngày bảo vệ:………

Trang 3

Trang 4

Lời đầu tiên của đồ án tốt nghiệp này em xin trân trọng gởi đến quý Thầy Cô lời cám ơn chân thành nhất !

Trong suốt thời gian học tập tại trường dưới sự dìu dắt tận tình của các Thầy Cô khoa Môi trường và các khoa khác của trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong chuyên môn cũng như trong nhiều lĩnh vực khác Sự tận tụy, say mê, lòng nhân ái nhiệt thành của Thầy Cô là động lực giúp em cố gắng trau dồi thêm kiến thức và vượt qua những khó khăn trong học tập

Em gởi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Xuân Trường đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy Chu Mạnh Đăng và kỹ sư Nguyễn Hữu Danh đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cho em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này

Sau cùng em xin cám ơn gia đình đã tạo những điều kiện thuận lợi và là chỗ dựa cho em trong suốt những năm dài học tập Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả những bạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này

TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2006

Sinh viên Bùi Ngọc Hưng

Trang 5

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Tóm tắt nội dung luận văn

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

II MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN: 2

III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 3

1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM: 4

1.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM 4

1.2.1 Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm : 4

B NG 1.1 : NHU CẦU NGUYÊN LIỆU CỦA CÁC NHÀ MÁY TRONG Ả NƯỚC: 5

1.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát: 6

S Ơ ĐỒ 1.1: Q UY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT CỦA NHÀ MÁY DỆT NHUỘM 6 1.2.3 Chuẩn bị nguyên liệu: 6

1.2.4 Hồ sợi: 7

1.2.5 Chuẩn bị nhuộm : 7

1.2.6 Công đoạn nhuộm : 8

B NG 1.2: MỘT SỐ LOẠI THUỐC NHUỘM THƯỜNG GẶP: Ả 11

1.2.7 Công đoạn in hoa: 12

1.2.8 Công đoạn sau in hoa: 13

1.2.9 Công đoạn văng khổ hoàn tất: 14

1.3 ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM: 15

1.3.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm: 15

1.3.2 Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm: 16

1.4 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM : 17

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM: 21 1.5.1 Phương pháp thay thế: 21

1.5.2 Phương pháp giảm thiểu: 22

2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM: 24

2.1.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC: 24

2.1.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ: 24

2.1.3 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC: 28

2.1.4 XỬ LÝ BÙN CẶN: 29

2.2 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM: 29

Trang 6

S Ơ ĐỒ 2.1:H Ệ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY S TORK A QUA (H À L AN ).30

S Ơ ĐỒ 2.2: H Ệ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM CỦA CÔNG TY

S CHIESSER S ACHEN (CHLBĐ ỨC ) 31

S Ơ ĐỒ 2.3 :H Ệ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG TY VIKOTEX B ẢO L ỘC 32

I.1 ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: 33

I.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY : 33

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT : 34

I.2.1 NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU: 34

NHU CẦU ĐIỆN, NƯỚC: 35

I.2.1.1 MỨC TIÊU HAO ĐIỆN: 35

ĐIỆN SỬ DỤNG ĐƯỢC LẤY TỪ ĐIỆN LƯỚI QUỐC GIA, ĐÃ CÓ LƯỚI ĐIỆN ĐẾN TẬN HÀNG RÀO CÔNG TRÌNH ƯỚC TÍNH NHU CẦU ĐIỆN CẦN THIẾT CHO NHÀ MÁY HOẠT ĐỘNG KHOẢNG 1.000 KW/GIỜ NGOÀI RA, ĐỂ ỔN ĐỊNH ĐIỆN CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HAY KHI CÓ SỰ CỐ VỀ ĐIỆN, CÔNG TY SẼ TRANG BỊ 1 MÁY PHÁT ĐIỆN DIESEL DỰ PHÒNG CÓ CÔNG SUẤT LÀ 1.000 KVA 35

I.2.1.2 MỨC TIÊU HAO NƯỚC: 35

NGUỒN CUNG CẤP: NƯỚC PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY ĐƯỢC LẤY TỪ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THUỶ CỤC CỦA KHU VỰC NƯỚC DÙNG ĐỂ GIẢI NHIỆT, TƯỚI CÂY, VỆ SINH NHÀ XƯỞNG ĐƯỢC LẤY TỪ NGUỒN NƯỚC NGẦM ĐỊNH MỨC TIÊU HAO: TỔNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC LÀ 550 – 600 M3/NGÀY 35

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY : 36

37

BẢNG 3.2 : KẾT QUẢ NƯỚC THẢI 40

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 42

4.1 PHƯƠNG ÁN I: 43

4.2 PHƯƠNG ÁN II: 51

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 59

5.1 C ÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ - YÊU CẦU XỬ LÝ : 61

5.1.1 Thông số thiết kế: 61

5.1.2 Yêu cầu xử lý: 61

5.2 T ÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ : 62

A SONG CHẮN RÁC VÀ HỐ THU GOM: 62

Trang 7

C HỨC NĂNG : 65

L ÀM CHO NƯỚC THẢI TRƯỚC KHI CHẢY VÀO HỆ THỐNG XỬ LÝ LUÔN LUÔN ỔN ĐỊNH CẢ VỀ LƯU LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI 65

H ÒA TRỘN ĐỀU NƯỚC THẢI BẰNG KHÔNG KHÍ THỔI VÀO TỪ MÁY THỔI KHÍ THÔNG QUA CÁC ĐĨA PHÂN PHỐI KHÍ ĐẶT CHÌM DƯỚI ĐÁY BỂ N GOÀI VIỆC THỔI KHÍ VÀO CÒN CÓ TÁC DỤNG LÀM NGUỘI NƯỚC THẢI 65

T ÍNH TOÁN : 65

C BỂ TRUNG HOÀ + KEO TỤ + TẠO BÔNG : 68

D BỂ LẮNG I: 78

C HỨC NĂNG : 78

T ÍNH TOÁN : 78

E BỂ TRỘN VÀ BỂ ĐIỀU CHỈNH P H: 82

2 B ĐIỀU CH NH PH Ể Ỉ 83

DÙNG ĐỂ ĐIỀU CHỈNH PH CỦA NƯỚC THẢI VỀ PH TỐI ƯU ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ KEO TỤ LÀ CAO NHẤT (VÌ NƯỚC THẢI KHI VỀ HỐ TẬP TRUNG, NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CÓ PH KHÔNG ỔN ĐỊNH) 83

F BỂ AEROTANK: 85

C HỨC NĂNG : 85

C Ó NHIỆM VỤ LOẠI BỎ TOÀN BỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ TRONG ĐIỀU KIỆN HIẾU KHÍ XUỐNG ĐẾN NỒNG ĐỘ CHO PHÉP XẢ VÀO MÔI TRƯỜNG 85

T ÍNH TOÁN : 85

G BỂ LẮNG II: 90

C HỨC NĂNG : 90

T ÍNH TOÁN : 90

H HỐ THU BÙN SỐ 1: 95

I HỐ THU BÙN SỐ 2 96

J BỂ NÉN BÙN: 96

C HỨC NĂNG : 96

T ÍNH TOÁN : 96

K MÁY ÉP BÙN (BPF): 100

C HỨC NĂNG : 100

C Ó NHIỆM VỤ LÀM GIẢM ĐỘ ẨM CỦA CẶN TỪ BỂ NÉN BÙN XUỐNG CÒN 5% NHẰM GIÚP CHO VIỆC VẬN CHUYỂN BÙN ĐẾN NƠI CHÔN LẤP DƯỢC DỄ DÀNG 100

T ÍNH TOÁN : 100

L BỂ LỌC ÁP LỰC VÀ BỂ HẤP PHỤ: 101

T ÍNH TOÁN BỒN LỌC : 102

T ÍNH C Ơ K HÍ : 107

T ÍNH BÍCH : 111

Trang 8

T ÍNH CHÂN ĐỠ VÀ TAI TREO : 113

T ÍNH BƠM : 114

M BỂ TRUNG GIAN SAU BỂ LẮNG II: 116

S AU BỂ LẮNG II TA DẪN NƯỚC THẢI VÀO BỂ CHỨA ĐỂ BƠM LÊN BỒN LỌC ÁP LỰC C HỌN THỜI GIAN LƯU 30 PHÚT T HỂ TÍCH BỂ 40,5 ( M 3) K ÍCH THƯỚC BỂ ĐƯỢC THIẾT KẾ NHƯ SAU : L B H = 3 3 4,5, TRONG ĐÓ CHIỀU CAO DỰ TRỮ 0,5 ( M ) 116

N BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH 116

S AU BỂ LỌC ÁP LỰC TA DẪN NƯỚC THẢI VÀO BỂ CHỨA ĐỂ CẤP NƯỚC RỬA LỌC CHO BỒN LỌC ÁP LỰC VÀ THẢI RA CỐNG THOÁT NƯỚC THẢI CHUNG CỦA KCN C HỌN THỜI GIAN LƯU 30 PHÚT T HỂ TÍCH BỂ 40,5 ( M 3) K ÍCH THƯỚC BỂ ĐƯỢC THIẾT KẾ NHƯ SAU : L B H = 3 3 4,5, TRONG ĐÓ CHIỀU CAO DỰ TRỮ 0,5 ( M ) 116

6.1 VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: 117

6.1.1 PHẦN XÂY DỰNG: 117

6.1.2 PHẦN THIẾT BỊ : 119

6.2 CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH: 121

1) CHI PHÍ NHÂN CÔNG: 121

2) CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG: GIÁ CHO 1KW ĐIỆN CÔNG NGHIỆP LÀ 1200 (ĐỒNG) 121

BẢNG 6.3 : CHI PHÍ ĐIỆN HÀNG NĂM CHO HỆ THỐNG 121

HẠNG MỤC 121

CÔNG SUẤT (KW) 121

CÔNG SUẤT (KW/NĂM) 121

CHI PHÍ (ĐỒNG) 121

CÁC THIẾT BỊ DÙNG ĐIỆN 121

24 121

210,240 121

252,288,000 121

CÁC KHOẢN PHÁT SINH 121

12,000,000 121

TỔNG CỘNG (S2) 121

Trang 9

262,800 121

264,288,000 121

7.1 Kết luận: 123

7.2 Kiến nghị : 124

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

COD : Nhu cầu oxy hóa học

MLSS : Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng

MLVSS : Nồng độ bùn hoạt tính bay hơi

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD : Tiêu chuẩn Xây dựng

XLNT : Xử lý nước thải

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

CEFINEA : Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 10

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Luận văn được thực hiện dưới dạng thiết kế công trình xử lý nước thải dựa vào các số liệu kế thừa từ các công trình xử lý nước thải đã xây dựng và đi vào hoạt động Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào các số liệu đo đạc thực tế tại hiện trường để xây dựng và thiết kế công trình xử lý nước thải dệt nhuộm có hiệu quả cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng

Chương mở đầu: Giới thiệu tổng quát mục tiêu và nội dung, các phương pháp thực hiện,… luận văn dưới dạng tóm tắt những công việc phải làm

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngành dệt nhuộm và vấn đề ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn, lỏng, khí gây ra Trong đó luận văn tập trung bàn về tính chất đặc trưng của nước thải dệt nhuộm và khả năng gây tác hại với môi trường của các loại chất thải này

Chương 2: Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải đang được áp dụng hiện nay Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu một số phương pháp xử lý thường được áp dụng đối với nước thải dệt nhuộm

Chương 3: Giới thiệu tổng quan về Công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng Trong chương này, tác giả sẽ trình bày công nghệ sản xuất, quy mô, nhu cầu nguyên – nhiên liệu, … trong quá trình hoạt động của nhà máy Từ đó, tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích các tính chất nước thải đặc trưng của nhà máy dệt nhuộm

Chương 4: Đưa ra các phương án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy từ đó phân tích và lựa chọn phương án thiết kế phù hợp nhất cho Công ty

Chương 5: Trình bày các bước tính toán cho từng công trình xử lý trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đã được chọn

Chương 6: Khái toán kinh phí đầu tư và vận hành nhà máy xử lý nước thải

Trang 11

Chương 7: Kết luận và kiến nghị của tác giả về phương án xử lý nước thải, các kiến nghị phù hợp có thể áp dụng tại Công ty và định hướng phát triển trong tương lai.

Trang 12

MỞ ĐẦU

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới

Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công nghiệp tạo ra Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam

Ngành dệt nhuộm đã phát triển từ rất lâu trên thế giới nhưng nó chỉ mới hình thành và phát triển hơn 100 năm nay ở nước ta Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới mở cửa ở Việt Nam đã có 72 doanh nghiệp nhà nước, 40 doanh nghiệp tư nhân, 40 dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài cùng các tổ hợp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm Ngành dệt may thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và phù hợp với những nước đang phát triển không có nền công nghiệp nặng phát triển mạnh như nước ta Tuy nhiên hầu hết các nhà máy xí nghiệp dệt nhuộm ở ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải mà ta đang có xu hướng thải trực tiếp ra sông suối ao hồ loại nước thải này có độ kiềm cao độ màu lớn,nhiều hóa chất độc hại đối với loài thủy sinh Chính vì vậy trong phạm vi hẹp em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là : “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng,

tỉnh Bình Dương

Trang 13

Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh những sai sót kính mong Thầy, Cô và các bạn góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

II MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN:

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt

nhiễm của công ty Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu tác hại môi trường Yêu cầu là khi nước thải ra môi trường bên ngoài (thải vào cống thoát nước thải chung của KCN Việt Hương 2) theo tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995

NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài những phần đầu và phần kết luận kiến nghị , luận văn bao gồm 7 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngành dệt nhuộm.

Chương 2: Tổng quan xử lý nước thải dệt nhuộm.

Chương 3: Giới thiệu về công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng.

Chương 4: Thuyết minh quy trình công nghệ

Chương 5: Tính toán thiết kế các công trình đơn vị.

Chương 6: Khái toán công trình xử lý nước thải.

Chương 7: Kết luận và kiến nghị

Trang 14

III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

1 Điều tra khảo sát thu thập số liệu tài liệu liên quan, quan sát trực tiếp , lấy mẫu đo đạc và phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải trước và sau xử lý, đánh giá tác động môi trường của nguồn thải

2 Phương pháp kế thừa, tham khảo kết quả xử lý nước thải của các công ty khác trên thực tế

3 Tính toán thiết kế theo những chuẩn mực đã quy định

Từ những số liệu đo đạc tính chất nước và yêu cầu đầu ra của nguồn thải ta có phương pháp xử lý gồm 5 quá trình:

- Quá trình thu gom nước thải

- Quá trình xử lý hoá lý bậc 1

- Quá trình xử lý sinh học hiếu khí

- Quá trình xử lý hoá lý bậc 2

- Quá trình xử lý bùn

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM1.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM:

Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, bên cạnh những nhà máy xí nghiệp quốc doanh, ngày càng có nhiều xí nghiệp mới ra đời Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nhà máy đều nhập thiết bị, hoá chất từ nhiều nước khác nhau :

- Thiết bị : Mỹ, Đức, Nhật, Ba Lan, Ấn Độ, Đài Loan …

- Thuốc nhuộm : Nhật, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh …

- Hóa chất cơ bản : Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam …

Với khối lượng lớn hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt nhuộm có mức ô nhiễm cao Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền kinh tế phát triển mạnh đã xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp với công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường

1.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM

1.2.1 Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm :

Nguyên liệu cho các ngành dệt nhuộm chủ yếu là các loại sợi tự nhiên (sợi Cotton, sợi tổng hợp (sợi Poly Ester) và sợi pha, trong đó :

cao, xốp, bền trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axít Vải dệt từ loại sợi này thích hợp cho khí hậu nóng mùa hè Tuy nhiên, sợi còn lẫn nhiều sợi tạp chất như sáp, mày lông và dễ nhăn

Trang 16

- Sợi tổng hợp ( PE ) : là sợi hóa học dạng cao phân tử được tạo thành từ quá trình tổng hợp các chất hữu cơ Nó có đặc tính là hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt.

tạo thành sẽ khắc phục được những nhược điểm của sợi tổng hợp và sợi tự nhiên

Bảng 1.1 : Nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy trong nước:

Nguồn : Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam ( Kế hoạch 1997 – 2010)

STT Tên công ty Khu vực Nhu cầu (Tấn sợi/năm)

Trang 17

1.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát:

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm

1.2.3 Chuẩn bị nguyên liệu:

Làm sạch nguyên liệu:

Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng các kiện bông thô chứa các sợi bông có các kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất…

Chuẩn bị nguyên

liệu

Dệt , giũ hồ nấu tẩy, giặt , làm bóngHồ sợi

Cầm màuGiặtHồ văngKiểm gấpĐóng kiện

Trang 18

Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều Sau quá trình làm sạch bông dưới dạng các tấm bông phẳng đều.

Chải:

Các sợi bông được chải song song tạo thành sợi thô

Kéo sợi đánh ống,mắc sợi:

Kéo sợi thô để giảm kích thước sợi, tăng độ bền, quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải Sợi con trong các ống nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bị dệt vải Mắc sợi là dồn các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi

1.2.4 Hồ sợi:

Hồ sợi bằng hồ tinh bột và hồ biến tính để tạo màng hồ bao quanh sợi, tăng độ bền độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải Ngoài ra còn có dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalol ( PVA ), polyacrylat …

1.2.5 Chuẩn bị nhuộm :

Đây là công đoạn tiền xử lý và quyết định các quá trình nhuộm về sau Vải mộc được tiền xử lý tốt mới đảm bảo được độ trắng cần thiết, đảm bảo cho thuốc nhuộm bám đều lên mặt vải và giữ được độ bền trên đó Các công đoạn chuẩn bị nhuộm bao gồm : đốt lông, rũ hồ, nấu tẩy …

Các loại vải mộc xuất ra khỏi phân xưởng dệt mang nhiều tạp chất thiên nhiên của sợi bông, vải còn mang nhiều bụi dầu mỡ, lượng hồ đáng kể trong quá trình dệt Do đó, mục đích của rũ hồ là dùng một số hoá chất hủy bỏ lớp hồ này Người ta thường dùng axít loãng như axít sulfuric, bazơ loãng, men vi sinh vật,

Trang 19

muối, các chất ngấm Vải sau khi rũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, chất

ngấm rồi đưa sang nấu tẩy

Mục đích của nấu vải là loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên

nhiên của xơ sợi như dầu mỡ sáp… Sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng

thấm ướt cao, hấp thụ hóa chất thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn

Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2-3 at) và

nhiệt độ cao (1200 – 1300)

Công đoạn này dùng để tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn,

làm cho vải có độ trắng theo yêu cầu Các hóa chất thường sử dụng : Natriclorit

1.2.6 Công đoạn nhuộm :

Mục đích là tạo ra những sắc màu khác nhau của vải Để nhuộm vải người

ta sử dụng chủ yếu các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm

để tạo sự gắn màu của vải Phần thuốc nhuộm như không gắn vào vải mà theo

dòng nước thải đi ra, phần thuốc thải này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công

nghệ, loại vải, độ màu yêu cầu…

ơ lược về thuốc nhuộm:

+ Pigment :

Là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan và một số chất vô cơ có màu

như các bôxit và muối kim loại Thông thường Pigment được dùng trong in hoa

Trang 20

+ Thuốc nhuộm Azo :

Loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng thuốc nhuộm

Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: - N = N -, nó có các loại sau :

- Thuốc nhuộm phân tán : Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử từ gốc azo

và antraquinon và các nhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, sợi polieste…) không ưa nước

- Thuốc nhuộm hoàn nguyên : gồm 2 nhóm chính: Nhóm đa vòng có chứa nhân

antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo Công thức tổng quát là R= C= 0; trong đó, R là các hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi không được xử lý, thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hứa cơ Khi axít hoà tan, chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu

màu Các thuốc nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn suất của antraquinon, triaryl metan… Thuốc này thường dùng để nhuộm len và tơ tằm

không qua giai đoạn xử lý trung gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi protein (tơ tằm) và sợi poliamid, phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có

Trang 21

chứa azo (mono, di and poliazo) và một số là dẫn xuất của dioxazin Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa các nhóm làm tăng độ bắt mầu như triazin và salicilic axit có thể tạo phức với các kim loại để tăng độ bền màu.

cấu tạo tổng quát là S-F-T-X trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; F là phần mang mầu, thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxiamin, T là gốc mang nhóm phản ứng, X là nhóm phản ứng Những hợp chất màu của loại thuốc nhuộm này trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hoá trị với xơ Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư

+ Thuốc nhuộm lưu huỳnh :

Là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch di hình như tiazol, tiazin, zin… Loại thuốc nhuộm này có chứa những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ nhưng tan trong môi trường kiềm Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải từ xơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh

+ Chất tẩy trắng quang học :

Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc không có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím

Một số tên gọi tương ứng của các thuốc nhuộm đang dùng trong thực tế ở nước ta và trên thế giới :

Trang 22

Bảng 1.2: Một số loại thuốc nhuộm thường gặp:

Nguồn : Nguyễn Văn Mai – Nguyễn Ngọc Hải Giáo trình “ Mực màu hóa

chất – kỹ thuật in lưới”

Phạm vi sử dụng thuốc :

Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng hòa tan hay phân tán, và mỗi loại thuốc nhuộm khác nhau sẽ thích hợp cho từng loại vải khác nhau Để nhuộm vải từ những nguyên liệu ưa nước, người ta dùng thuốc nhuộm hòa tan trong nước Các loại thuốc nhuộm này sẽ khuếch tán và gắn màng vào xơ sợi nhờ các lực liên kết hóa lý (thuốc nhuộm trực tiếp), liên kết ion (thuốc nhuộm axí, bazơ), liên kết đồng hóa trị (thuốc nhuộm hoạt tính) Còn để nhuộm vải từ những

Tên gọi loại thuốc nhuộm Tên gọi thông phẩm thường gặp Thuốc nhuộm

(tiếng Việt)

Dyes (tiếng Anh)

Trang 23

không tan trong nước (thuốc nhuộm phân tán) Để nhuộm vải từ những nguyên liệu sợi kỵ nước như sợi tổng hợp thì người ta thường dùng thuốc nhuộm không tan trong nước (thuốc nhuộm phân tán)

Đối với các loại vải dệt từ sợi pha thì có thể chia làm hai lần, mỗi lần nhuộm một thành phần hay nhuộm một lần cho cả hai thành phần

Mức độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm

Khi nhuộm vải thì quá trình nhuộm vải xảy ra theo 4 bước :

chậm hơn so với quá trình trên

Để tăng hiệu quả quá trình nhuộm , các hóa chất sử dụng để phụ trợ cho

Amôni, các chất cầm màu như Syntephix, Tinofix

1.2.7 Công đoạn in hoa:

In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu bằng hồ in

Hồ in là một loại hỗn hợp các loại thuốc nhuộm ở dạng hòa tan hay pigment dng môi Các loại thuốc nhuộm dùng cho in hoa như pigment, hoạt tính, hoàn nguyên, azo không tan và indigozol Hồ in có nhiều loại như hồ tinh bột, dextrin, hồ liganit natri, hồ nhũ tương hay hồ nhũ hóa tổng hợp

+ Hồ tinh bột :

Trang 24

+ Hồ nhũ tương :

Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu :

Trang 25

+ Giặt :

Sau khi nhuộm và in vải được giặt nóng và lạnh nhiều lần để loại bỏ tạp chất hay thuốc nhuộm, in dư trên vải

1.2.9 Công đoạn văng khổ hoàn tất:

Văng khổ hay hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như mêtylit, axít axetic, formaldehyt…

Ngoài công nghệ xử lý cơ học, người ta còn kết hợp với xử lý hóa học + Mặt hàng in bông 100% cotton :

+ Mặt hàng in bông PE/Co :

+ Mặt hàng nhuộm 100% cotton :

Trang 26

- Finish PU 20g/l.

+ Mặt hàng nhuộm PE/Co :

+ Mặt hàng in bông có diện tích ăn mòn nhỏ cần tăng độ trắng:

1.3 ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM:

1.3.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm:

Các tạp chất tách ra từ vải sợi như : dầu mỡ, các tạp chất chứa Nitơ, các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ)

chất tẩy giặt

Thành phần nước thải phụ thuộc vào: đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất

Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn

Trang 27

BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm.

1.3.2 Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm:

Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công trình đơn vị

Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm

Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men,chất oxy hóa… được đưa vào sử dụng Trong quá

và nấu tẩy Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận

Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur

Các nghiên cứu cho thấy 300 mg/l phèn nhôm có thể giảm 86% độ màu và 39% COD, 250 mg/l phèn sắt giảm 90 % độ màu Quá trình hấp thụ bằng than hoạt tính thường được ứng dụng trong giai đoạn khử màu và các chất hữu cơ khó

Trang 28

bị oxy hoá, 93% COD bị loại bỏ, đăïc biệt thích hợp với thuốc nhuộm axit, kiềm Điều đó cho thấy hiệu quả xử lý bằng than hoạt tính rất cao nhưng chi phí đầu tư và quản lý lớn hơn nhiều so với sử dụng chất keo tụ.

Theo nghiên cứu của CIBA GELGY Service Limited (1993) thì phèn nhôm và phèn sắt có thể loại bỏ 40% COD và 80% Crom tổng cộng từ 0,6mg/l xuống còn 0,1mg/l Nghiên cứu TURKMAN (1991) cho thấy với liều lượng phèn sắt 500mg/l hiệu quả khử độ đục là 98,3%

Như vậy, chất lượng nước thải của nhà máy dệt nhuộm đã gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước Vì thế, viêc xử lý nguồn nước thải này trước khi xả vào nguồn là việc làm bắt buộc, cấp thiết đòi hỏi phải được quan tâm, đầu tư thích đáng

Ngành dệt nhuộm đang gây ra những vấn đề to lớn cho môi trường trong đó có nước thải, khí thải, chất thải độc hại Do đó, ngành công nghiệp này đang phải chịu sự kiểm soát, khống chế về khía cạnh môi trường ngày càng chặt chẽ

1.4 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM :

Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất

Bảng 1.3: Các chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt nhuộm

Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải

Hồ sợi, rũ

Trang 29

Nấu tẩy NaOH , chất sáp , soda , silicat và

sợi vải vụn

Độ kiềm cao màu tối , BOD cao

axít, tạp chất …

Độ kiềm cao , chiếm 5% BOD tổng

(dưới 1% BOD tổng )

các muối kim loại

Độ màu rất cao BOD khá cao (6% BOD tổng) , SS cao

kim loại, axít …

Độ màu cao , BOD cao

Nguồn : Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội, năm 1999.

Với các hóa chất sử dụng như trên thì khi thải ra ngoài, ra nguồn tiếp nhận, nhất là ra các sông ngòi, ao hồ sẽ gây độc cho các loài thủy sinh Có thể phân chia các nhóm hóa chất ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1 : các chất độc hại đối với vi sinh và cá :

lớn để nấu vải sợi bông và xử lý vải sợi pha (chủ yếu là Poslyeste, bông)

nhuộm hoàn nguyên tan (Indigisol)

Trang 30

 Dầu hỏa dùng để chế tạo hồ in pigment.

ngân sẽ có 4g thuỷ ngân (Hg)

nhuộm hoàn nguyên, phân tán, hoạt tính, pigment …

Nhóm 2 : Các chất khó phân giải vi sinh :

nhánh Alkyl

dọc như polyvinylalcol, polyacrylat…

tất

Nhóm 3 : các chất ít độc và có thể phân giải vi sinh :

công đoạn xử lý trước

Trang 31

 Tải lượng ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều loại sợi thuộc thiên nhiên hay tổng hợp, công nghệ nhuộm (nhuộm liên tục hay gián đoạn), công nghệ in hoa và độ hòa tan của hóa chất sử dụng Khi hòa trộn nước thải của các công đoạn, thành phần nước thải có thể khái quát như sau:

nhuộm sợi Co)

ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả xử lý sinh học

sợi cotton)

Qua những số liệu vừa nêu cho thấy nước thải ngành dệt nhuộm rất độc cho hệ sinh thái nước Những ảnh hưởng cho các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau:

thủy sinh

Trang 32

- Muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn Nếu lượng nước thải lớn sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào.

đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước

nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quang Các chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật

ảnh hưởng đến sự sống các loài thuỷ sinh

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM: 1.5.1 Phương pháp thay thế:

Thay thế các chất hóa học sử dụng ở các công đoạn khác nhau:

có thể giảm tối đa lượng BOD là 30%

cenlulose 3%, hydroxymethyl cenlulose 3%, polyacylic acid 1%, polyvinyl alcohol 1%

Thay thế acid acetid = muối vô cơ như amonium sulfat…

Trang 33

1.5.2 Phương pháp giảm thiểu:

nước cấp, tránh rò rỉ nước Sử dụng modun tẩy, nhuộm giặt hợp lý Tự động và tối ưu hóa quá trình giặt như giặt ngược chiều Tuần hoàn sử dụng lại các dòng nuớc giặt ít ô nhiễm và nước làm nguội

phân hủy sinh học Nên sử dụng các hóa chất thuốc nhuộm ít ảnh hưởng đến môi trường có độ tận trích cao và thành phần kim loại trong thuốc nhuộm nằm trong giới hạn cho phép, không gây độc hại cho môi trường

và giảm được ô nhiễm môi trường Có thể ứng dụng với một số trường hợp cụ thể như:

Một số nhóm thuốc nhuộm do tính chất bị thủy phân như thuốc nhuộm hoạt tính hay bị oxy hóa khử như thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc nhuộm hoàn nguyên trong quá trình nhuộm nên không cho phép hoặc hạn chế sử dụng lại nhiều lần

Vấn đề thu hồi thuốc nhuộm từ dịch nhuộm hoặc từ nước giặt thường phức tạp Cho đến nay đã có một số nước thành công trong việc thu hồi thuốc nhuộm indogo từ quá trình nhuộm sợi bông bằng phương pháp siêu lọc Sau khi nhuộm

Trang 34

thì phần thuốc nhuộm không gắn vào sợi sẽ đi vào nước giặt với nồng độ 0,1 g/l, bình thường nước giặt này là nước thải Để thu hồi nước nhuộm người ta dùng phương pháp siêu lọc nâng nồng độ thuốc nhuộm sau lọc lên 60-80 g/l để có thể đưa vào bể nhuộm sử dụng lại.

Giảm chất ô nhiễm nước thải trong quá trình tẩy Các phản ứng phụ trong quá trình tẩy tạo các chất hữu cơ làm tăng lượng AOX trong nước thải Để giảm lượng chất tẩy dạng chất clo mà vẫn đảm bảo độ trắng của vải bông (độ trắng lớn hơn 80 của berger), có thể kết hợp tẩy hai cấp Cấp I tẩy bằng NaOCl có bổ sung

cách này có thể giảm AOX

Trang 35

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM:

Nước thải công nghiệp dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng và tác động mạnh đến môi trường Các chất thải ngành công nghiệp này chứa các chất hữu cơ độc hại nằm dưới dạng ion và môït số kim loại nặng Do đó, việc xử lý nhằm giảm thiểu các chất ô nhiểm có trong nước thải tùy thuộc vào mục đích và nguồn tiếp nhận sau cùng

2.1.1 Phương pháp cơ học:

Đặc trưng của phương pháp này là loại bỏ các tạp chất không hóa tan ra khỏi nước thải bằng cách gạn lọc, gắn và lọc Phương pháp này thường ứng dụng với các công trình như:

2.1.2 Phương pháp hóa lý:

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải, phương pháp này chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp Giai đoạn xử lý

Trang 36

hóa lý là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý kết hợp cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Các phương pháp được áp dụng như sau:

Là quá trình làm thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương Phương pháp này

đông tụ diễn ra dưới ảnh hưởng của các chất đông tụ Chất đông tụ trong nước tạo thành các bông hydroxit kim loại, các hạt lơ lửng và kết hợp lại với nhau tạo thành bông cặn lớn

Chất đông tụ thường là các muối sắt, nhôm, các hợp chất của chúng hoặc dung dịch hổn hợp keo tụ được sản xuất tù bùn đỏ Việc chọn chất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hóa lý, giá thành, pH, nồng độ tạp chất trong nước thải

Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng quá trình keo tụ tạo bông và lắng để xử lý các chất lơ lửng, độ đục, độ màu Độ đục, độ màu gây ra bởi các

bằng phương pháp lọc mà phải sử dụng các chất keo tụ và trợ keo tụ để liên kết các hạt keo lại thành các bông cặn có kích thước lớn để dễ dàng loại bỏ ở bể lắng

Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, các polyme… Trong đó, được dùng rộng rải nhất là phèn nhôm và phèn sắt vì nó hòa tan tốt trong nước, giá rẻ, hoạt động trong khoảng pH lớn

Trang 37

Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng tốc độ lắng người ta thường cho thêm vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ keo tụ Thông thường liều lượng chất trợ keo tụ khoảng 1 - 5 mg/l.

Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm năng lượng, phải khuấy trộn đều hóa chất với nước thải Thời gian lưu lại trong bể trộn khoảng 5 phút Tiếp đó thời gian cần thiết để nước thải tiếp xúc với hóa chất cho đến khi bắt đầu lắng dao động khoảng 30 – 60 phút Trong khoảng thời gian này các bông cặn được tạo thành và lắng xuống nhờ vào trọng lực Mặt khác, để tăng cường quá trình khuấy trộn nước thải với hóa chất và tạo được bông cặn người ta dùng các thiết bị khuấy trộn khác nhau như: khuấy trộn thủy lực hay khuấy trộn cơ khí

- Khuấy trộn bằng thủy lực: trong bể trộn có thiết kế các vách ngăn

để tăng chiều dài quãng đường mà nước thải phải đi nhằm tăng khả năng hòa trộn nước thải với các hóa chất

- Khuấy trộn bằng cơ khí: trong bể trộn lắp đặt các thiết bị có cánh

khuấy có thể quay ở các góc độ khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và hóa chất

Tuyển nổi để loại bỏ ra khỏi nước thải các tạp chất không tan và khó lắng Người ta sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải trong ngành sản xuất chế biến dầu, mỡ, da …

Có nhiều phương pháp tuyển nổi để xử lý nước thải:

Trang 38

- Tuyển nổi điện

Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rải để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất bẩn các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi là hiện tượng hấp phụ Tốc độ của quá trình phụ thuộc vào nồng độ, bản chất và cấu trúc của chất tan , nhiệt độ của nước, loại và tính chất của chất hấp phụ…

Quá trình hấp thụ gồm 3 giai đoạn:

khuyếch tán ngoài)

khuyếch tán trong )

Trong đó, tốc độ của chính quá trình hấp phụ là lớn và không hạn định tốc độ chung của quá trình Do đó, giai đoạn quyết định tốc độ của quá trình hấp phụ là giai đoạn khuếch tán ngoài hay giai đoạn khuyếch tán trong Trong một số trường hợp tốc độ hấp phụ được hạn định bởi cả hai giai đoạn này

Tái sinh chất hấp phụ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hấp phụ Các chất bị hấp phụ có thể được tách ra khỏi than hoạt tính bằng quá trình nhả hấp nhờ hơi bảo hòa hay hơi hóa nhiệt hoặc bằng khí trơ nóng Ngoài ra, còn có thể tái sinh chất hấp phụ bằng phương pháp trích ly

Trang 39

Phương pháp hóa học và hóa lý được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp.

Phụ thuộc vào điều kiện địa phương và mức độ cần thiết xử lý mà phương pháp xử lý hóa lý hay hóa học là giai đoạn cuối cùng (nếu như mức độ xử lý đạt yêu cầu có thể xả ra nguồn) hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ (khử một vài liên kết độc hại ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của các công trình xử lý)

2.1.3 Phương pháp sinh học:

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động sống của vi sinh vật có tác dụng phân hóa chất hữu cơ Do quá trình phân hóa phức tạp nhưng chất bẩn có được kháng hóa và trở thành nước, chất vô

Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số muối khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa Như vậy nước thải có thể xử lý bằng phương pháp sinh học sẽ đặc trưng bằng các chỉ tiêu BOD, COD Để xử lý nước

Trang 40

- Mương oxy hóa

2.1.4 Xử lý bùn cặn:

Tách nước ra khỏi dung dịch bùn ta áp dụng các công trình sau:

Ổn định bùn: có nhiều phương pháp để ổn định bùn như phương pháp hóa học, sinh học, nhiệt …

Phương pháp sinh học được áp dụng rộng rãi nhất trong các công trình điển hình như:

Sau quá trình xử lý có thể dùng bùn làm phân bón, trôn lấp ở nơi hợp lý

2.2 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM:

Tại công ty sản xuất vải sợi bông Stork Aqua (Hà Lan) đã xây dựng hệ

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lâm Minh Triết – Xử lý nước thải, tính toán thiết kế các công trình – Trường đại học xây dựng – 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải, tính toán thiết kế các công trình
2. Lâm Minh Triết – Xử lý nước thải, tính toán thiết kế các công trình – NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải, tính toán thiết kế các công trình
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM – 2006
3. Lâm Minh Triết – Bảng tra thuỷ lực mạng lưới cấp – thoát nước - NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM – 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng tra thuỷ lực mạng lưới cấp – thoát nước
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM – 2003
4. Lâm Minh Triết-Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế công trình, Viện Môi trường và Tài nguyeân, naêm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp-Tính toán thiết kế công trình
5. Trịnh Xuân Lai , Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội , năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Nhà XB: Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội
6. Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch, Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội , năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch
Nhà XB: Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội
7. Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp
Nhà XB: Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
8. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ưùng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín – Cấp thoát nước – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấp thoát nước
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – Hà Nội 1998
9. Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga , Giáo trình “ Công nghệ xử lý nước thải”. NXB Khoa Học Kỹ Thuật . Năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình “ Công nghệ xử lý nước thải”
Nhà XB: NXB Khoa Học Kỹ Thuật . Năm 1999
10.Nguyễn Văn Phước, Kỹ thuật xử lý chất thải , Đại học Bách khoa TPHCM.GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Trường Trang 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật xử lý chất thải
11.Nguyễn Phước Dân, Giáo trình xử lý nước thải, Đại học Bách khoa TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xử lý nước thải
12.Nguyễn Ngọc Dung , Xử lý nước cấp. Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước cấp
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
13.Hoàng Huệ, Giáo trình xử lý nước thải , Nhà Xuất bản Đại học Kiến trúc Hà Nội, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xử lý nước thải
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kiến trúc Hà Nội
15.Hồ Lê Viên – Thiết kế tính toán các chi thiết bị hoá chất – NXB Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội – 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế tính toán các chi thiết bị hoá chất
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội – 1978
16. Bộ Xây dựng, Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 51-84 Thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TpHCM, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 51-84 Thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TpHCM
17.Trung tâm Đào tạo Ngành nước và Môi trường, Sổ tay xử lý nước tập 1&2, Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay xử lý nước tập 1&2
Nhà XB: Nhà Xuất bản Xây dựng Hà Nội
18. Sổ tay quá trình thiết bị và công nghiệp hóa chất tập I & II – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay quá trình thiết bị và công nghiệp hóa chất tập I & II
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
19.Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí Minh – Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – Tập 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
22. Trường đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Môi Trường – Giáo trình thí nghiệm hóa nước – Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thí nghiệm hóa nước
23. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Viện Môi Trường và Tài Nguyên – Giáo trình thí nghiệm vi sinh vật– Tháng 5 năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thí nghiệm vi sinh vật

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy trong nước: - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 1.1 Nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy trong nước: (Trang 16)
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ tổng quát của nhà máy dệt nhuộm (Trang 17)
Bảng 1.2: Một số loại thuốc nhuộm thường gặp: - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 1.2 Một số loại thuốc nhuộm thường gặp: (Trang 22)
Sơ đồ 2.1:Hệ thống xử lý nước thải công ty Stork Aqua (Hà Lan). - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Sơ đồ 2.1 Hệ thống xử lý nước thải công ty Stork Aqua (Hà Lan) (Trang 41)
Sơ đồ 2.2: Hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm của công ty   Schiesser Sachen (CHLBĐức) - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Sơ đồ 2.2 Hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm của công ty Schiesser Sachen (CHLBĐức) (Trang 42)
Sơ đồ 2.3 :Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty VIKOTEX Bảo   Lộc - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Sơ đồ 2.3 Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty VIKOTEX Bảo Lộc (Trang 43)
Bảng 3.1 : Nhu cầu nguyên nhiên liệu của Nhà máy - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên nhiên liệu của Nhà máy (Trang 45)
Bảng 3.2 : Kết quả nước thải - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 3.2 Kết quả nước thải (Trang 51)
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ (Trang 54)
Bảng 4.2: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT ễ NHIỄM CềN LẠI QUA CÁC CễNG - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 4.2 NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT ễ NHIỄM CềN LẠI QUA CÁC CễNG (Trang 61)
Bảng   4  .4:     NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT ễ NHIỄM CềN LẠI Ở CÁC CễNG TRèNH - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
ng 4 .4: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT ễ NHIỄM CềN LẠI Ở CÁC CễNG TRèNH (Trang 68)
Bảng   4  .3:     HIỆU QUẢ XỬ LÝ SS, BOD 5 , COD QUA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
ng 4 .3: HIỆU QUẢ XỬ LÝ SS, BOD 5 , COD QUA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ (Trang 68)
Bảng 5.1: Thông số thiết kế song chắn rác - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.1 Thông số thiết kế song chắn rác (Trang 75)
Bảng 5.2: Thông số thiết kế hố thu gom nước thải - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.2 Thông số thiết kế hố thu gom nước thải (Trang 76)
Bảng 5.3 : Thông số thiết kế bể điều hòa - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.3 Thông số thiết kế bể điều hòa (Trang 79)
Bảng 5.4 : Thông số thiết kế bể trung hoà - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.4 Thông số thiết kế bể trung hoà (Trang 81)
Bảng 5.5 : Thông số thiết kế bể keo tụ - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.5 Thông số thiết kế bể keo tụ (Trang 85)
Bảng 5.6 : Thông số thiết kế bể tạo bông - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.6 Thông số thiết kế bể tạo bông (Trang 89)
Bảng 5.7: Thông số thiết kế bể lắng I - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.7 Thông số thiết kế bể lắng I (Trang 93)
Bảng 5.9: Thông số thiết kế bể Aerotank - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.9 Thông số thiết kế bể Aerotank (Trang 101)
Bảng 5.10: Thông số thiết kế bể lắng II - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 5.10 Thông số thiết kế bể lắng II (Trang 106)
Bảng 6.1: Đơn giá các hạng mục thiết bị. - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 6.1 Đơn giá các hạng mục thiết bị (Trang 129)
Bảng 6.2: Đơn giá các hạng mục thiết bị - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 6.2 Đơn giá các hạng mục thiết bị (Trang 130)
Bảng 6.3 : Chi phí điện hàng năm cho hệ thống - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 6.3 Chi phí điện hàng năm cho hệ thống (Trang 132)
Bảng 6.4 : Chi phí hóa chất hàng năm cho hệ thống tính theo khối lượng - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 6.4 Chi phí hóa chất hàng năm cho hệ thống tính theo khối lượng (Trang 132)
Bảng 1: Nước thải công nghiệp – Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các  chaát gaây oâ nhieãm, TCVN 5945 – 1995 - Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm cho công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600m3 ngày.đêm
Bảng 1 Nước thải công nghiệp – Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chaát gaây oâ nhieãm, TCVN 5945 – 1995 (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w