1. Trang chủ
  2. » Tất cả

1626_Tai_lieu-Truyen_thong-SRB-24-12-SRB_Last

26 620 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 Lời giới thiệu Vấn đề dân số luôn được nhà nước ta quan tâm và ban hành nhiều chính sách, pháp luật để điều chỉnh quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Trải qua hơn 30 năm thực hiện, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, quy mô dân số Việt Nam đang từng bước ổn định. Tuy nhiên, trong gần 10 năm qua, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh cũng như chất lượng dân số đã nảy sinh và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển. Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra hậu quả sau 20 năm, khi mà các bé trai và bé gái trưởng thành đến tuổi dựng vợ, gả chồng với sự thiếu hụt lớn của một bên sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế, xã hội, vấn đề này cũng đang diễn ra ở một số nước. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội biên soạn tài liệu này dưới dạng hỏi đáp để giúp bạn đọc hiểu được những thông tin cơ bản nhất về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, những thách thức, kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này và đề xuất các giải pháp khắc phục. Xin cám ơn các chuyên gia đã thu thập tư liệu và biên soạn tài liệu này. Mong nhận được góp ý phê bình của bạn đọc để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XIII Trương Thị Mai 2 Mục lục Câu hỏi 1: Tỷ số giới tính khi sinh là gì? Thế nào là mất cân bằng giới tính khi sinh? Thế nào là tỷ số giới tính là gì? . 4 Câu hỏi 2: Có thể tính tỷ số giới tính khi sinh theo từng huyện, từng xã? . 4 Câu hỏi 3: Hiện nay tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam như thế nào? 4 Câu hỏi 4: Tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào và diễn biến ra sao? 5 Câu hỏi 5: Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã xảy ra ở đâu? 6 Câu hỏi 6: Diễn biến về MCBGTKS ở một số tỉnh như thế nào? 9 Câu hỏi 7: Việc lựa chọn con trai xảy ra qua thứ tự các lần sinh thế nào? 10 Câu hỏi 8: Ở các nước khác có xảy ra mất cân bằng giới tính khi sinh? . 11 Câu hỏi 9. Ở châu Âu, Nhật Bản có xảy ra MCBGTKS không? . 12 Câu hỏi 10: Tình hình MCBGTKS ở Trung Quốc thế nào? 12 Câu hỏi 11: Vì sao xảy ra MCBGTKS ở một số nước trên thế giới? . 13 Câu hỏi 12: Nguyên nhân MCBGTKS ở Việt Nam có giống các nước khác? 13 Câu hỏi 13: Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ để lại hậu quả gì? 15 Câu hỏi 14: Đảng đã chỉ đạo việc kiểm soát vấn đề MCBGTKS như thế nào? . 16 Câu hỏi 15: Pháp lệnh Dân số của Việt Nam quy định như thế nào về việc kiểm soát MCBGTKS? . 17 Câu hỏi 16: Ngoài Pháp lệnh dân số, còn có những luật nào quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh? 17 Câu hỏi 17: Quốc hội đã bao giờ giám sát vấn đề MCBGTKS? . 18 Câu hỏi 18: Chính phủ, các bộ, ngành đã có quy định gì kiểm soát vấn đề MCBGTKS? 18 Câu hỏi 19: Vi phạm quy định pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi sẽ bị phạt như thế nào? . 19 Câu hỏi 20: Việt Nam đã có biện pháp can thiệp gì để kiểm soát tình trạng MCBGTKS? 20 Câu hỏi 21: Các nước đã có kinh nghiệm như thế nào để giải quyết vấn đề MCBGTKS? 20 Câu hỏi 22: Việt Nam cần tiếp tục làm gì để giải quyết vấn đề MCBGTKS? . 23 Câu hỏi 23: Đại biểu dân cử làm gì để giải quyết MCBGTKS? 25 Câu hỏi 24: Liệu có thể đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức bình thường (105/100) trong thời gian tới không? 25 3 4 MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM Câu hỏi 1: Tỷ số giới tính khi sinh là gì? Thế nào là mất cân bằng giới tính khi sinh? Thế nào là tỷ số giới tính là gì? - Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là số bé trai được sinh ra trên 100 bé gái 1 được sinh ra trong một khoảng thời gian và một địa bàn nhất định. Ở mức bình thường, tự nhiên, TSGTKS ở mức 105/100 (dao động trong khoảng 104-106/100 2 ), đây là tỷ số rất được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, bởi sự tác động của nó đến cấu trúc dân số sau này. - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là khi TSGTKS đạt mức từ 107/100 trở lên. - Tỷ số giới tính là số nam giới so với 100 nữ giới tính chung trong toàn bộ dân số. Bình thường tỷ số giới tính cân bằng (dù lúc mới sinh số bé trai có nhiều hơn số bé gái chút ít, nhưng giai đoạn trước 15 tuổi tỷ lệ chết của bé trai cao hơn so với bé gái và khi về già tuổi thọ của nam lại thấp hơn nữ khoảng 4-6 tuổi, do đó tính chung toàn bộ dân số thì số nam và nữ tương đối cân bằng). Trong hoạch định chính sách, tỷ số giới tính ít được chú ý bởi vì tỷ số này ít biến đổi và do tác động của các yếu tố bù trừ lẫn nhau. Câu hỏi 2: Có thể tính tỷ số giới tính khi sinh theo từng huyện, từng xã? Không nên tính TSGTKS ở cấp xã và huyện, bởi vì TSGTKS chỉ chính xác và có ý nghĩa thống kê khi được tính trong quần thể dân số có ít nhất 10.000 ca sinh trong mỗi năm. Vì vậy, trong hoàn cảnh dân số ở các địa phương như ở nước ta hiện nay, phải tính TSGTKS ít nhất là ở phạm vi cấp tỉnh (đó là chưa kể 1 số tỉnh có dân số ít). Câu hỏi 3: Hiện nay tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam như thế nào? Theo kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (ĐTDS-2009), tình trạng MCBGTKS đã xảy ra trên phạm vi cả nước (TSGTKS là 110,6/100), trong đó 45/63 tỉnh, thành phố bị MCBGTKS, thậm chí có tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên tỷ số này vượt trên mức 120/100. 1 Tỷ số giới tính khi sinh ở một số nước ở khu vực Nam Á lại tính ngược lại, đó là số bé gái/1000 bé trai mới sinh trong 1 thời gian nhất định, thường là 1 năm. 2 Tỷ lệ giới tính khi sinh tự nhiên là 104-106 bé trai/100 bé gái mới sinh tuy nhiên từ tuổi sơ sinh đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ bé trai tử vong cao hơn bé gái nên đến lúc nam nữ trưởng thành sẽ đạt tỷ lệ tự nhiên cân bằng 100/100. 5 Biểu đồ số 1: 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất (ĐTDS-2009) Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009. - Theo báo cáo năm 2011 của Tổng cục Dân số-KHHGĐ (thu thập riêng theo báo cáo của hệ thống cộng tác viên dân số) cũng phản ánh 1 xu hướng tương tự, đó là 10 tỉnh xảy ra MCBGTKS cao nhất, trong đó có 5 tỉnh đã xảy ra MCBGTKS từ năm 2009 (Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình) và 5 tỉnh mới gia nhập, đó là (Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hậu Giang). Biểu đồ số 2: Những tỉnh bị MCBGTKS cao nhất Nguồn: Tổng cục DS-KHHGĐ, Báo cáo Thống kê 2011. Câu hỏi 4: Tình trạng MCBGTKS ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào và diễn biến ra sao? - Kết quả của 2 cuộc Tổng Điều tra dân số năm 1979 và 1989 cho thấy TSGTKS đều trong giới hạn bình thường (năm 1979 là 105/100, năm 1989 là 106/100). - Theo kết quả Tổng Điều tra dân số 1999, TSGTKS là 107/100 – cao hơn tỷ số chuẩn chút ít và đã có có 36 tỉnh ít nhiều xảy ra MCBGTKS. 6 - Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã cho thấy tỷ số giới tính khi sinh đã ở mức 110,5/100. Các cuộc Điều tra biến động dân số (BĐDS) hàng năm cũng phản ánh xu hướng tăng liên tục của TSGTKS. Như vậy, từ năm 1999, TSGTKS có dấu hiệu tăng nhẹ, nhưng giai đoạn từ năm 2006 đến 2012, TSGTKS tăng liên tục từ 110/100 lên 112/100. Ở Việt Nam, mặc dù TSGTKS đã có dấu hiệu gia tăng từ năm 1999, tuy nhiên, bắt đầu từ 2006, tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu tăng và trở thành thách thức lớn với công tác dân số và nỗi lo lớn với các nhà hoạch định chính sách. Biểu đồ số 3: Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam (ĐTDS và BĐDS 3 ) Câu hỏi 5: Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đã xảy ra ở đâu? - Ở nước ta, tình trạng MCBGTKS đã xảy ra ở cả khu vực nông thôn, thành thị, cả đồng bằng và miền núi. MCBGTKS cũng xảy ra ở hầu hết các vùng sinh thái. Theo kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009, chỉ còn vùng Tây Nguyên không xảy ra MCBGTKS. Khu vực đồng bằng sông Hồng có tình trạng MCBGTKS cao nhất (115,3/100). 3 Cứ 10 năm, tại Việt nam mới tiến hành Tổng Điều tra dân số 1 lần (với quy mô toàn dân), kết quả của Tổng Điều tra dân số có độ chính xác cao nhất; Hàng năm, Tổng cục Thống kê tiến hành Điều tra biến động dân số hàng năm, với cỡ mẫu nhỏ hơn nhưng cũng đại diện cho cả nước, tuy nhiên độ chính xác thấp hơn so với kết quả từ Tổng Điều tra dân số. Nhìn chung, dù kết quả Tổng Điều tra dân số và Điều tra biến động dân số hàng năm có độ chính xác khác nhau, song đều phản ánh xu hướng chung là sự gia tăng của tình trạng MCBGTKS. 7 Biểu đồ số 4: Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng sinh thái (ĐTDS – 2009) - Kết quả điều tra biến động dân số năm 2011 cho thấy tình trạng MCBGTKS tăng mạnh ở khu vực đồng bằng sông Hồng, sông Cửu long và vùng miền núi phía Bắc so với 2009. Biểu đồ số 5: Tỷ số giới tính khi sinh theo vùng sinh thái (BĐDS-2011) - Về tác động của trình độ học vấn, số liệu phân tích từ ĐTDS - 2009 cho thấy, bà mẹ có học vấn càng cao thì sự ưa thích và tỷ lệ sinh con trai càng lớn so với bà mẹ có học vấn thấp hơn. Đây là một thách thức lớn cho công tác truyền thông, bởi những người học vấn cao, hầu như đều biết những thông tin về thực 8 trạng, hậu quả MCBGTKS, do đó giải pháp tuyên truyền với họ sẽ ít hiệu quả đối với những người có học vấn cao thích con trai. Biểu đồ 6: Tỷ số giới tính khi sinh theo trình độ học vấn bà mẹ (ĐTDS - 2009) - Về tác động của điều kiện kinh tế xã hội, theo kết quả ĐTDS-2009, các ông bố, bà mẹ có điều kiện kinh tế khá giả thì sự ưa thích và tỷ lệ sinh con trai cao hơn nhiều so với ông bố, bà mẹ có điều kiện kinh tế khó khăn . Đây là thách thức lớn, bởi người càng giàu càng thích đẻ con trai, vì vậy giải pháp khuyến khích về kinh tế sẽ ít tác dụng đối với nhóm người giàu thích đẻ con trai. Biểu đồ 7: Tỷ số giới tính khi sinh theo thu nhập (ĐTDS – 2009) Kết quả từ các cuộc Điều tra dân số hàng năm cũng cho thấy có sự chênh lệch rõ nét về MCBGTKS giữa thành thị và nông thôn, theo đó người dân thành phố ưa thích và sinh con trai nhiều hơn so với người dân ở nông thôn. 9 Biểu đồ số 8: Tỷ số giới tính khi sinh theo khu vực (ĐTDS hàng năm) Sự khác nhau về tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh theo điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam và Ấn Độ đều tương tự như nhau, đó là thu nhập cao thì ưa thích và sinh con trai nhiều hơn người thu nhập thấp. Bảng số 1: So sánh SRB theo thu nhập giữa Việt Nam và Ấn Độ - 2009 Tình trạng kinh tế của bà mẹ Tỷ số GTKS Việt Nam Tỷ số GTKS Ấn Độ Nghèo 105.2 104.8 Cận nghèo 107.5 105.6 Trung bình 112.8 108.7 Khá 111.7 112.5 Giàu 112.9 117.1 Câu hỏi 6: Diễn biến về MCBGTKS ở một số tỉnh như thế nào? - Số liệu tổng hợp từ các nguồn Điều tra biến động dân số hàng năm và Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai đoạn 2006-2011, TSGTKS đã rất cao và tăng liên tục ở 10 tỉnh, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 10 Bảng số 2: Biến động về MCBGTKS ở 10 tỉnh có mức MCBGTKS cao (Tổng hợp từ ĐTDS-2009 và BĐDS hàng năm) Tên đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Toàn quốc 108.6 111.0 110.8 110.5 113.3 112.3 1. Hưng Yên 114.8 129.0 130.3 130.7 120.7 113.8 2. Hải Dương 120.5 120.0 123.6 120.2 122.0 121.3 3. Bắc Ninh 111.6 122.0 121.5 119.4 128.6 125.5 4. Bắc Giang 115.6 118.0 111.4 116.8 118.7 119.7 5. Nam Định 110.7 107.0 113.0 116.4 121.5 120.1 6. Hòa Bình 110.5 107.0 111.7 116.3 108.8 119.9 7. Hải Phòng 111.7 108.0 109.7 115.3 112.8 113.0 8. Quảng Ngãi 102.7 110.0 111.2 115.1 126.7 117.3 9. Quảng Ninh 107.5 117.0 110.1 115.0 108.0 114.5 10. Vĩnh Phúc 108.2 110.0 110.8 114.9 115.4 116.2 Câu hỏi 7: Việc lựa chọn con trai xảy ra qua thứ tự các lần sinh thế nào? Kết qủa Điều tra biến động dân số năm 2011 cho thấy, TSGTKS đã tăng cao ngay từ lần sinh thứ nhất (109,7/100) và tăng dần qua các lần sinh tiếp theo, cụ thể ở lần sinh thứ hai là 111,9/100 và ở lần sinh thứ ba trở đi đã ở mức rất cao (119,7/100). Số liệu trên thể hiện sự lựa chọn con trai ngay từ lần sinh đầu tiên, còn lần sinh thứ 3 với TSGTKS cao nhất đã thể hiện mong muốn đẻ bằng được thêm đứa con trai. . giới tham gia: nghề đánh cá ngoài khơi (ngư dân), nhiều thiên tai, tai nạn giao thông... Đặc biệt ở những vùng biển đảo, với nghề chủ yếu

Ngày đăng: 12/03/2013, 16:21

Xem thêm: 1626_Tai_lieu-Truyen_thong-SRB-24-12-SRB_Last