tố cần và đủ để kiểm soát hiệu quả vấn đề MCBGTKS, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục, vận động để cử tri nơi ứng cử hiểu và thực hiện các biện pháp giảm MCBGTKS.
b) Trao đổi, đề xuất, quyết định và ban hành pháp luật về dân số và bình đẳng giới, đặt các mục tiêu cụ thể về kiểm soát MCBGTKS trong nội dung Nghị quyết của Quốc hội, HĐND tỉnh/thành phố về phát triển kinh tế - xã hội; khi cần nên chất vấn chính quyền vì sao để tình trạng MCBGTKS gia tăng.
c) Cần phân bổ nguồn lực hợp lý để kiểm soát MCBGTKS có hiệu quả. d) Giám sát các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các quy định để kiểm soát MCBGTKS.
Trước mắt, Đại biểu HĐND cấp tỉnh ở những tỉnh có TSGTKS cao, cần đề xuất ban hành ngay Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về việc kiểm soát MCBGTKS với chỉ tiêu, mốc thời gian cụ thể và nguồn lực tương xứng, có như vậy mới có thể ổn định được tình hình.
Câu hỏi 24: Liệu có thể đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức bình thường (105/100) trong thời gian tới không?
Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu Việt Nam không triển khai các giải pháp can thiệp mạnh thì tình trạng MCBGTKS sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, MCBGTKS sẽ tăng lên khoảng 125/100 vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho những năm sau đó.
Nếu triển khai các giải pháp can thiệp tích cực thì TSGTKS sẽ vẫn tăng lên khoảng 115/100 vào năm 2020, sau đó giảm dần và trở về mức cân bằng tự nhiên vào năm 2025, có nghĩa là nếu làm tích cực trong 10 năm tới TSGTKS mới về mức bình thường (105/100).
Vì vậy, sẽ là duy ý chí nếu đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ MCBGTKS ở Việt Nam về mức cân bằng tự nhiên ngay trong một vài năm tới.
26
Chủ nhiệm
Trương Thị Mai
Chủ biên
TS. Nguyễn Văn Tiên
Ban biên soạn nội dung
TS. Nguyễn Đức Thụ BS. Trịnh Thị Lê Trâm ThS. Vũ Thị Bình Minh BS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc góp ý và phê bình cho cuốn sách này.