481 T¹p chÝ Hãa häc, T. 48 (4B), Tr. 481 - 485, 2010 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC DỊCH CHIẾT ETYL AXETAT CỦA CÂY MAI DƯƠNG MIMOSA PIGRA L. (MIMOSACEAE) Đến Tòa soạn 12-7-2010 LẠI THỊ KIM DUNG, LÊ NGHIÊM ANH TUẤN, NGUYỄN THỊ THANH THỦY Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ABSTRACT The tropical shrub, Mimosa pigra L. (Mimosaceae), is widespread throughout the world’s tropical wetlands. In Vietnam it is typically found along canals, river banks and along roadsides, and in agricultural lands…. Due to the ability of Mimosa seeds to establish rapidly on bare soils, it colonises and eventually cause problems in disturbed areas. This paper presents the results from chemical constituents study of this plant collected in Ho Chi Minh city. Six compounds were isolated and their structures were eluciated by the spectroscopic methods ( 1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT) and compared to spectral data published previously. I - MỞ ĐẦU Cây Mai dương còn gọi là cây Ma vương, cây Cốt khí có gai, cây Trinh nữ thân gỗ, có tên khoa học là Mimosa Pigra L. Cây có thể cao đến 2 mét, thân và lá có gai cứng dẫn từ gốc đến ngọn, hoa màu tím, trái đầy lông ngứa. Cây Mai dương mọc rất khỏe, lan rất nhanh, không kén đất, không bị sâu bệnh, nên ở đâu có cây Mai dương, các loại cây khác hầu như không mọc được. Hiện nay, sự xâm lấn của cây Mai dương đang trở thành hiểm họa đối vớ i những vùng đất bằng phẳng và ngập nước, các hồ chứa nước, đe dọa hệ sinh cảnh của khu sinh thái. Về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây Mai dương cho đến nay chưa có tài liệu nào trong nước và trên thế giới công bố. Trong bài báo này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học dịch chiết ethyl axetat của cây này. II - THỰC NGHIỆM 1. Nguyên liệu Cây Mai dương được thu hái vào đầu tháng 9-2009 ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Hóa chất, thiết bị Chất hấp phụ dùng cho sắc ký cột là silicagel 60 (0,063 - 0,200 mm) Mecrk. Sắc ký bản mỏng được thực hiện trên bản silicagel 60 F 254 Mecrk. Nhiệt độ nóng chảy được đo trên máy Electrotherma IA9200. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) đo trên máy Bruker Avance 500. Chiết tách và phân lập chất Cây Mai dương sau khi thu hái được sấy khô và ngâm riêng các bộ phận (lá, quả, rễ) với etanol 95%. Từ cao chiết etanol các bộ phận trên thực hiện chiết lỏng-lỏng lần lượt với các dung môi ete dầu hỏa, etyl axetat và butanol thu được các cao phân đoạn của lá, quả, rễ. Từ cao etyl axetat của rễ (10,1 g) th ực hiện sắc ký cột silicagel với dung môi rửa giải là hỗn hợp ete dầu hỏa : etylaxetat với độ phân cực tăng dần đến etylaxetat 100% thu được 13 phân
482 đoạn. Phân đoạn F2, sau khi cô quay loại dung môi, kết tinh lại bằng ete dầu hỏa, thu được chất bột màu trắng M01. Phân đoạn F9 thực hiện sắc ký cột trên silicagel với hệ dung môi chloroform : metanol : nước (8:2:0,2), thu được 4 phân đoạn, từ phân đoạn 2 thực hiện sắc ký cột silicagel với hệ dung môi chloroform : metanol (8:2) thu được hợp chất M02 và từ phân đoạn 3 thu được hợp chất M03 . Từ cao etyl axetat của lá (10,8 g) thực hiện sắc ký cột silicagel với các dung môi rửa giải lần lượt là chloroform : metanol (9 : 1); hỗn hợp chloroform : metanol : nước (9 : 1 : 0,1; 8 : 2 : 0,2; 6 : 4 : 0,2 và 5 : 5: 0,2) thu được 8 phân đoạn. Từ phân đoạn F4 và F5 (0,69 g) thực hiện sắc ký cột silica gel với các dung môi rửa giải lần lượt là chloroform : metanol tỉ lệ 9 : 1 và hỗn hợp chloroform : metanol : nước (9 : 1 : 0,1) thu được 5 phân đoạn, từ phân đoạn 2 thực hiện kết tinh lạ i bằng ethyl acetate thu được hợp chất ký hiệu là M04. Từ phân đoạn F7 (0,97 g) thực hiện kết tinh lại nhiều lần thu được 300 mg chất bột màu vàng nhạt, sau khi tinh chế bằng phương pháp sắc ký điều chế bản mỏng với hệ rửa giải chloroform : metanol : nước (8 : 2 : 0,2) thu được hợp chất ký hiệu là M05. Từ phân đoạn F8 (3,50 g) thực hiện sắc ký cột silicagel với các hệ dung môi rửa giải lần lượt là chloroform : metanol (9 : 1), hỗn hợp chloroform : metanol : nước (9 : 1 : 0,1; 8 : 2 : 0,2; 6 : 4 : 0,2 và 5 : 5: 0,2) thu được 8 phân đoạn, từ phân đoạn 7 kết tinh lại nhiều lần bằng hỗn hợp chloroform : metanol (7 : 3) thu được hợp chất ký hiệu là M06. Cấu trúc các chất được xác định bằng phương pháp phân tích phổ 1 H-NMR và 13 C- NMR. Bảng số liệu phổ 1 H-NMR [500 MHz, DMSO-d 6 ] và 13 C-NMR [125 MHz, DMSO-d 6 ] của các chất M02, M03, M05, M06 Vị trí M02 M03 M05 M06 δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C 2 156,4 156,3 157,1 157,4 3 133,2 133,3 134,1 134,2 4 177,4 177,4 177,6 177,7 5 161,2 161,2 161,2 161,3 6 6,21 d (2,0) 98,6 6,21 d (2,0) 98,6 6,17 d (2,0) 98,9 6,20 d (2,0) 98,6 7 164,1 164,1 165,1 164,2 8 6,43 d (2,0) 93,6 6,41 d (2,0) 93,5 6,36 d (2,0) 93,7 6,36 d (2,0) 93,5 9 156,2 156,1 156,5 156,4 10 104,0 103,9 103,7 104,0 1′ 120,9 121,1 120,7 119,6 2′ 8,04 d (9,0) 130,8 7,58 m 115,2 7,30 d (2,0) 115,4 6,89 s 107,9 3′ 6,88 d (9,0) 115,1 144,8 145,2 145,7 4′ 159,0 148,4 148,6 136,4 5′ 6,88 d (9,0) 115,1 6,85 d (9,0) 116,2 6,86 d (8,5) 115,6 145,7 6′ 8,04 d (9,0) 130,8 7,58 m 121,6 7,26 dd (2,3; 8,3) 121,0 6,89 s 107,9 1″ 5,45 d (7,5) 100,9 5,46 d (7,0) 100,9 5,26 d (2,0) 101,8 5,20 s 101,9
483 Vị trí M02 M03 M05 M06 δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C δ H (J Hz) δ C 2″ 4,22 t (5,5) 74,2 3,58 d (6,5) 74,1 70,4 70,4 3″ 3,16 m 76,4 3,24 m 76,5 70,5 70,5 4″ 3,24 m 70,0 3,24 m 70,0 71,2 71,2 5″ 3,56 dd (4,5;11,5) 77,4 3,24 m 77,5 70,0 70,0 6″ 3,10 s 60,8 3,11 s 61,0 0,82 d (7,0) 17,4 0,84 d (6,5) 17,5 M02 M03 M05 M06 R1 glu glu rha rha R2 H OH OH OH R3 H H H OH III - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN • M01: chất bột màu trắng. Phổ 1 H-NMR của hợp chất có doublet ở δ H = 5,35 tương ứng với proton ở C-6 của hai hợp chất stigmasterol và β-sitosterol. Hai doublet- doublet ở δ H = 5,16 (J = 15 và J = 8,5) và ở δ H = 5,02 (J = 15 và J = 8,5) tương ứng với hai proton ở C-22 và C-23 của hợp chất stigmasterol. Ngoài ra còn có multiplet ở δ H = 3,52 tương ứng với proton ở vị trí C-3 của hai hợp chất stigmasterol và β- sitosterol. Kết hợp với tài liệu [2] đề nghị M01 là hỗn hợp của hai chất stigmasterol và β- sitosterol. • M02: chất bột màu vàng nhạt, nhiệt độ nóng chảy 175 - 177 o C. Phổ 1 H-NMR (δppm) của hợp chất M02 có các tín hiệu ở vùng từ trường thấp khoảng 6-8 là của proton vòng benzen. Trong đó, ở δ H = 6,88 và 8,04 có hai doublet J = 9 Hz ứng với bốn proton của vòng benzen thế para. Ở δ H = 6,21 và 6,43 có hai doublet J = 2 Hz ứng với hai proton của vòng benzen ở vị trí meta đối với nhau. Phổ 13 C- NMR (δppm) của hợp chất có các tín hiệu chủ yếu ở vùng 60 - 80 là các cacbon của đường và ở khoảng 100 - 160 có các tín hiệu ứng với cacbon của olefin hoặc vòng benzen. Đặc biệt ở δ C = 115,1 và 130,8 có hai tín hiệu tương ứng với bốn cacbon của một vòng benzen thế para. Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy chất M02 có tất cả 21 nguyên tử cacbon, trong đó có 9 cacbon bậc 4 [1 nhóm cacbonyl (C=O)], 11 nhóm CH và 1 nhóm CH 2 . Từ các dữ liệu phổ ở trên cho thấy hợp chất M02 là một flavonol gắn với một đường. So sánh với tài liệu [1, 2] đề nghị hợp chất M02 là 3-O-β-D-glucopyranosyl kaempferol. • M03: chất bột màu vàng sẫm, nhiệt độ nóng chảy195 o C. Phổ 1 H-NMR (δppm) của hợp chất: ở δ H = 12,6 có singlet đặc trưng của proton OHO OR 1 OOH OH R 2 R 3 O O HO HO HO HOCH 2 H HO HO M01 M04
484 trong nối hydrogen nội phân tử của một nhóm - OH gần nhóm >C=O trong khung flavon. Vùng từ trường thấp khoảng 6 - 8 có các tín hiệu proton của vòng benzen. Trong đó có một doublet ở vị trí δ H = 6,85 (J = 9 Hz, 1H) và tín hiệu ở vị trí δ H = 7,58 (2H) ứng với ba proton của một vòng benzen. Ở δ H = 6,20 và 6,41 có hai doublet J = 2 Hz ứng với hai proton của vòng benzen ở vị trí meta đối nhau. Vùng từ trường 3 - 5 là vùng proton của đường trong đó tín hiệu doublet ở vị trí δ H = 5,46 J = 7 Hz ứng với 1 proton anome của đường có cấu hình β. Phổ 13 C-NMR (δppm) của hợp chất M03 có các tín hiệu chủ yếu ở vùng 60 - 80 là các cacbon của đường, và ở khoảng 100 - 160 có các tín hiệu ứng với cacbon của olefin hoặc vòng benzen. Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy chất M03 có tất cả 21 nguyên tử cacbon, trong đó có 10 cacbon bậc 4 [1 nhóm cacbonyl (C=O)], 10 nhóm CH, 1 nhóm CH 2 . Từ các dữ liệu phổ ở trên cho thấy hợp chất M03 là một flavonol gắn với một đường. So sánh với tài liệu [2,4] đề nghị hợp chất M03 là 3-O-β-D- glucopyranosyl quercetin. • M04: chất bột màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 290 o C. Phổ 1 H-NMR của hợp chất có doublet ở δ H = 5,35 tương ứng với proton ở C-6 của hợp chất β-sitosterol. Một doublet ở δ H = 4,22 với J=7,5Hz tương ứng với proton anome của đường. Vùng từ trường δ H ≈ 3-5 là các tín hiệu proton của đường. Phổ 13 C-NMR của hợp chất M04 có hai tín hiệu ở δ C = 138,9 và 121,0 tương ứng với C-5 và C-6. Một tín hiệu ở δ C = 100,8 tương ứng với cacbon anome. Vùng từ trường δ C ≈ 60-80 là các tín hiệu cacbon của đường. Từ các số liệu nêu trên, kết hợp với tài liệu [2] đề nghị cấu trúc hoá học của hợp chất M04 là 3-O-β-glucopyranosyl-β-sitosterol. • M05: chất bột màu vàng nhạt, nhiệt độ nóng chảy 190-191 o C. Phổ 1 H-NMR (δppm) của hợp chất: ở δ H = 12,6 có singlet đặc trưng của proton trong nối hydrogen nội phân tử của một nhóm -OH gần nhóm >C=O trong khung flavon. Vùng từ trường thấp khoảng 6 - 8 có các tín hiệu proton của vòng benzen. Trong đó có một doublet ở vị trí δ H = 7,30 (J = 2,0 Hz, 1H); một double doublet ở vị trí δ H = 7,26 (J = 8,3 và 2,3 Hz, 1H) và một doublet ở vị trí δ H = 6,86 (J = 8,5 Hz, 1H) ứng với 3 proton của một vòng benzen. Ở δ H = 6,17 và 6,36 có hai doublet J = 2 Hz ứng với hai proton của vòng benzen ở vị trí meta đối nhau. Vùng từ trường 3 - 5 có các tín hiệu proton của đường trong đó doublet ở vị trí δ H = 5,26 J = 2 Hz ứng với 1 proton anome của đường có cấu hình α và doublet ở vị trí δ H = 0,82 J = 7 Hz ứng với 3 proton của một nhóm – CH 3 của đường rhamnose. Phổ 13 C-NMR (δppm) của hợp chất M02 có các tín hiệu chủ yếu ở vùng 60 - 80 là các cacbon của đường, và ở khoảng 100 - 160 có các tín hiệu ứng với cacbon của olefin hoặc vòng benzen, đặc biệt ở δ C = 17,4 là cacbon nhóm –CH 3 của đường rhamnose. Từ các dữ liệu phổ ở trên cho thấy hợp chất M05 là một flavon gắn với một đường. So sánh với tài liệu [1, 2, 4] đề nghị hợp chất M05 là 3-O-α-L-rhamnopyranosyl quercetin. • M06: chất bột màu vàng sẫm, nhiệt độ nóng chảy 194,5 o C. Phổ 1 H-NMR (δppm) của hợp chất: ở δ H = 12,67 có singlet đặc trưng của proton trong nối hydrogen nội phân tử của một nhóm -OH gần nhóm >C=O trong khung flavon. Vùng từ trường thấp khoảng 6 - 8 có các tín hiệu proton của vòng benzen. Trong đó có một singlet ở vị trí δ H = 6,89 ứng với 2 proton của một vòng benzen. Ở δ H = 6,20 và 6,36 có hai doublet J = 2 Hz ứng với hai proton của vòng benzen ở vị trí meta đối nhau. Vùng từ trường 3 - 5 có các tín hiệu proton của đường trong đó singlet ở vị trí δ H = 5,20 ứng với 1 proton anome của đường có cấu hình α và doublet ở δ H = 0,84 J = 6,5 Hz ứng với 3 proton của một nhóm –CH 3 của đường rhamnose. Phổ 13 C-NMR (δppm) của hợp chất M06 có các tín hiệu chủ yếu ở vùng 60 - 80 là các cacbon của đường, và ở khoảng 100 - 160 có các tín hiệu ứng với cacbon olefin hoặc vòng benzen, đặc biệt ở δ C = 17,5 là cacbon nhóm – CH 3 của đường rhamnose. Từ các dữ liệu phổ ở trên cho thấy hợp chất M06 là một flavon gắn với một đường. So sánh với tài liệu [3] đề nghị hợp chất M06 là 3-O-α-L-rhamnopyranosyl myricetin.
485 IV - KẾT LUẬN Từ cao etyl axetat của rễ và lá cây Mai dương chúng tôi đã phân lập được 5 hợp chất và một hỗn hợp. Trong đó M01 là hỗn hợp hai chất là β-sitosterol và stigmasterol; M02 là 3-O-β-D- glucopyranosyl kaempferol; M03 là 3-O-β-D- glucopyranosyl quercetin; M04 là 3-O-β- glucopyranosyl-β-sitosterol; M05 là 3-O-α-L- rhamnopyranosyl quercetin; M06 là 3-O-α-L- rhamnopyranosyl myricetin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Thị Kim Dung. Luận án Tiến sĩ hóa học – Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát ho ạt tính chống ung thư, hoạt tính ức chế miễn dịch của một số cây thuốc Việt Nam, Hà Nội (2004). 2. Trần Thanh Lương, Lê Thị Út, Phạm Nguyên Đông Yên, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thanh Thủy – Studies on rhizome of Curcuma aeruginosa Roxb. Growing in Tam Đảo – Vĩnh Phú – Tuyển tập các công trình của Hội nghị Khoa học và công nghệ - Hóa học Hữu cơ toàn quốc lần thứ tư, 430 - 434 (2007). 3. A. Braca , , A. R. Bilia, J. Mendez and I. Morelli. Fitoterapia, Vol. 72(2), 182 - 185 (2001). 4. K.R.Markham, B. Ternai, R.Stanley, H. Geiger and T. J. Mabry. Tetrahedron, 34, 1389 (1978). 5. E. Wenkertand H. E. Gottlieb. Phytochemistry, Vol. 16, 1811 - 1816 (1977). 6. http://www.wikipedia.com.vn/Mimosapigra L 7. http://www.dongnai.gov.vn/cong- dan/tin_khoahoc congnghe/mlnews.2007- 09-28.0245464441
486
123doc.vn