Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
245,09 KB
Nội dung
Cây thuốc vị thuốc Đông y - CAM THẢO Vị thuốc Cam thảo Bắc CAM THẢO (甘草) Radix Glycyrrhizae Tên khác: Cam thảo bắc Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher, Họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và có lông cứng Dược liệu: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-30 cm, đường kính 0,5-2,5 cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ. Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fish.) Loài này ta phải nhập từ Trung Quốc. Một số nước châu Âu thường khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae), loại này cũng được nhập vào nước ta. Phân bố: Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô cũ, Hungari .v.v. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Ba năm đầu có thể trồng xen các hoa màu khác. Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở nên vàng. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15 - 30 cm, đường kính 5 - 20 mm, bó thành từng bó. Dược liệu mặt ngoài có lớp vỏ màu nâu, vết bẻ có xơ, màu vàng, dễ xé theo chiều dọc. Vị rất ngọt, hơi khé cổ. Tác dụng dược lý: - Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên súc vật. Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định histamin; trên chó thì gây loét bằng atophan (= acid 2-phenyl quinolein 4-carboxylic); trên chuột cống thì thắt u môn. Súc vật thí nghiệm được mổ và quan sát tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày. - Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên ruột cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin, acetylcholin. Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu là do các thành phần flavonoid. - Tác dụng long đờm do các saponin . - Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù. Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống viêm bằng 1/5 hydrocortison. Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol. Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo. - Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện. Chất isoliquiritigenin có tác dụng mạnh hơn. - Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván. - Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Thành phần hóa học: - Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị rất ngọt (gấp 60 lần đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo. Glycyrrhizin được Robiquet phân lập năm 1809 dưới dạng mảnh màu vàng. Glycyrrhizin tinh khiết ở dạng bột kết tinh trắng dễ tan trong nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và chloroform. Glycyrrhizin ở trong cây dưới dạng muối Mg và Ca của acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic). Dưới tác dụng của acid vô cơ, acid glycyrrhizic bị đẩy ra khỏi muối của nó. Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhetic (còn gọi là acid glycyrrhetinic) và 2 phân tử acid glucuronic. Acid glycyrrhetic có một OH ở C-3 (2 phân tử acid glucuronic nối vào đó), một nhóm carbonyl ở C-11, một nối đôi ở C-12-13 và ở C-30 là nhóm carboxyl. Glycyrrhizin trên thị trường là muối ammoni glycyrrhizat thu được bằng cách chiết bột cam thảo với nước rồi acid hoá để kết tủa, rửa tủa rồi lại hoà tan trong ammoniac, bốc hơi trong các khay mặt bằng sẽ thu được những vẩy màu đen nhạt, bóng, tan trong nước và rất ngọt. Trong cam thảo còn có các dẫn chất triterpenoid khác như: acid liquiritic (acid này khác acid glycyrrhetic bởi nhóm carboxyl ở C-29), acid 18-alpha-hydroxy- glycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 11- desoxoglycyrrhetic, acid 24-hydroxy 11-desoxoglycyrrhetic. - Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Có 27 chất đã được biết, quan trọng nhất là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid). Liquiritin được Shinoda và Ueda (1934) phân lập. Chất này thuộc nhóm flavanon, có phần aglycon là liquiritigenin (= 4',7 dihydroxy - flavanon). Isoliquiritin được Puri và Seshadri phân lập (1954). Chất này là đồng phân của chất trên và thuộc nhóm chalcon, phần aglycon là isoliquiritigenin (= 4,4',6' trihydroxy chalcon). Isoliquiritigenin ở môi trường acid thì đồng phân hoá thành liquiritigenin (xem phần flavonoid). Ngoài ra còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren). - Những hoạt chất estrogen steroid: phần này tan trong ether dầu hỏa, khi thí nghiệm trên chuột cống đã thiến thì thấy xuất hiện những tế bào sừng trong niêm dịch âm đạo. - Những dẫn chất coumarin: umbelliferon, herniarin, liqcoumarin (= 6-acetyl-5- hydroxy-4-methyl coumarin). - Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose. Toàn bộ các chất chiết được bằng nước có thể đến 40%. Phần trên mặt đất của cây cam thảo cũng đã xác định được các flavonoid: pinocembrin (= 5,7-dihydroxyflavanon), prunetin (= 5,4'-dihydroxy 7-methoxy- isoflavon), isomucronulatol (= 7,2'-dihydroxy 3',4'-dimethoxyisoflavon). Công năng: Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng các thuốc. Công dụng: - Thuốc chữa ho. - Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng). - Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ. - Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống trong các chế phẩm. - Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng. - Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá. Cách dùng, liều lượng: 2-9g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc, cao thuốc, bột, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Bào chế: Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô. Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm. Bài thuốc: 1.Cam thảo được dùng rất nhiều trong các bài thuốc đông y: vì Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong bài thuốc. Ví dụ: dùng với Hoàng liên thì làm cho thuốc bớt đắng hàn, trong bài Tam ảo thang, Cam thảo ngoài tác dụng chỉ khái hóa đờm còn có tác dụng làm bớt vị cay của Ma hoàng, vị đắng của Hạnh nhân, trong bài Điều vị thừa khí thang, Cam thảo có tác dụng làm giảm tác dụng xổ mạnh của Đại hoàng, Mang tiêu.v v hoặc Cam thảo dùng với Bán hạ, Cam thảo dùng với Tế tân cũng chủ yếu làm giảm bớt vị cay tê của các vị thuốc kia. Ngoài ra vị Cam thảo ngọt nên thường dùng trong nhi khoa để cho thuốc dễ uống. 2 .Dùng Cam thảo trong các bài thuốc bổ khí để tăng thêm tác dụng bổ khí như trong bài Tứ quân, Bổ trung ích khí.: Cam thảo cùng dùng với Hoàng kỳ, Nhân sâm làm tăng thêm tác dụng bổ khí của Sâm kỳ, để bổ khí thường dùng Chích Cam thảo. 3.Dùng trị chứng tâm huyết khí bất túc sinh chứng mạch kết, mạch đại ( rối loạn nhịp tim) dùng bài Chích Cam thảo thang (Phục mạch thang): + Chích Cam thảo thang (Thương hàn luận): Chích Cam thảo 16g, Thục địa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết. 4.Trị các chứng viêm nhiễm: ung nhọt sưng tấy, hầu họng sưng đau, viêm tuyến vú, phế ung ( ápxe phổi), chàm lở, lở mồm. dùng Sinh Cam thảo. Thường phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt giải độc như trị ung nhọt, dùng với Bồ công anh, Kim ngân hoa, Liên kiều. Trị hầu họng sưng đau, gia Cát cánh, Huyền sâm, Ngư tinh thảo, Sơn đậu căn, Xạ can, Ngưu bàng tử. 5.Trị bệnh Addison: Diệp duy pháp và cộng sự dùng nước sắc Cam thảo, ngày 3 lần, mỗi lần 3 - 5ml ( có thể dùng 8 - 10ml, uống 25 - 40 ngày, chỉ dùng Cam thảo 33 ca, dùng thêm corticoit 16 ca đều có kết quả, nhẹ thì dùng Cam thảo, nặng có thể bớt lượng corticoit ( Học báo trường Đại học Y khoa Bạch cầu an 1978,4:54). 6.Trị loét dạ day tá tràng: + Mỗi lần uống cao lỏng Cam thảo 15ml, ngày 4 lần, liền trong 6 tuần. Trị 100 ca có kết quả tốt 90%, kiểm tra X quang 58 ca, 22 ca hết ổ loét, 28 ca chuyển biến tốt ( Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1960,3:226). + Dùng chế phẩm Cam thảo có 5% kẽm (Zinc), dược lý chứng minh có chống loét, dùng trị 247 ca loét, uống ngày 3 lần, mỗi lần 0,25 - 0,5g, có kết quả trên 90% (Thông báo Dược học 1987,3:150). 7.Trị lao phổi: mỗi ngày dùng Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống 30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao . Trị 23 ca kết quả tốt, 32 ca tiến bộ, không có ca nào xấu đi (Y dược Giang tây 1965,1:562). 8.Trị viêm gan: Trị viêm gan B mạn tính, dùng viên Cam thảo Glycyricin, trị 330 ca có kết quả 77%, tỷ lệ kháng nguyên e chuyển âm tính 44,8%. Thực nghiệm chứng minh thuốc làm giảm thoái hóa mở và hoại tử tế bào gan, giảm phản ứng viêm của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ đó mà giảm tỷ lệ xơ gan (Thông báo Trung dược 1987,9:60). 9.Trị rối loạn nhịp tim: dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Trạch tả mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống. Trường hợp bất thường ra mồ hôi, bứt rứt, mất ngủ, tự cảm thấy nóng lạnh thất thường, uống trước bài Quế chi gia Long cốt mẫu lệ thang rồi uống thuốc này. Trị 23 ca loạn nhịp thất đều kết quả tốt, ca uống là 3 chén, nhiều là 12 chén thì hết triệu chứng, điện tâm đồ trở lại bình thường (Học báo Học viện Trung y Bắc kinh 1983,2:24). 10.Trị lưng chân đau: Trị 27 ca đau cấp và mạn tính dùng thủy châm huyệt vùng đau bằng dịch Cam thảo 300% 4ml, cách nhật 4 - 7 lần là một liệu trình, đối với bệnh cấp 1 liệu trình, bệnh nhân mạn 2 liệu trình. Kết quả 20 ca hết đau, vận động tốt, 7 ca giảm hoặc cơ bản hết triệu chứng (Tạp chí Trung y Triết giang 1980,2:60). 11.Trị cơ cẳng chân run giật: dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày. Trị 254 ca có kết quả rõ rệt 241 ca, tỷ lệ 94,8% (Tạp chí ngoại khoa Trung hoa 1960,4:354). 12.Trị xuất huyết tiểu cầu: Mã trọng Lân trị 8 ca giảm tiểu cầu nguyên phát, 5 ca mỗi ngày dùng Cam thảo 30g, 3 ca mỗi ngày 15g, sắc chia uống 3 lần uống, phần lớn dùng 2 - 3 tuần. Kết quả tốt 3 ca, có kết quả 4 ca, tiến bộ 1 ca. Toàn bộ bệnh nhân sau khi dùng thuốc 3 - 4 ngày hết chảy máu, sau 4 - 10 ngày, các điểm xuất huyết lặn (Tạp chí Nội khoa Trung quốc 1981,11:704). 13.Trị nhiễm độc thức ăn: + Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ, một số rất ít có sốt gia bột Hoàng liên 1g, trộn nước thuốc uống, trường hợp nhiễm độc nặng dùng Cam thảo 30g sắc cô còn 300ml, mỗi 3 - 4giờ xông thụt dạ dày 100ml và rửa dạ dày, truyền dịch( Báo Tân Trung y 1985,2:34). + Trị ăn phải độc quả Bồ hòn 55 ca, ăn độc quả Lệ chi núi 179 ca, nhiễm độc thịt vịt quay không sạch 204 người, đều có kết quả tốt (Cam thảo điều trị 454 ca nhiễm độc thức ăn, Hoàng nhuệ Thương). 14.Trị đái nhạt: Mỗi lần uống bột Cam thảo, ngày uống 4 lần, dùng trị 2 ca kết quả tốt ( Báo cáo của Anh Hồng, Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1959,12:1169). 15.Trị viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, hết ngọt bỏ đi, uống liên tục cho đến hết triệu chứng. Kiêng ăn cá, ớt, đường, bệnh nhẹ uống 1 -2 tháng, nặng uống 3 - 5 tháng. Đã trị 38 ca, khỏi 34 ca, tốt 4 ca (Tống Viễn Trung, Cam thảo ẩm trị viêm họng mạn, Học báo học viện Trung y Vân nam 1983,1:20). 16.Trị viêm tuyến vú: Dùng Sinh Cam thảo, Xích thược mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục, uống 1 - 3 thang. Trị viêm tuyến vú cấp ( chưa có mủ), 27 ca có kết quả tốt ( Thi Vĩnh Phát, Cam Xích thang trị viêm tuyến vú cấp. Tạp chí Y dược Hồ nam 1976,2:58). 17.Trị viêm tắc tĩnh mạch: Cao lỏng Cam thảo mỗi ngày 15ml, hoặc Cam thảo 50g (giảm lượng tùy bệnh), sắc phân 3 lần, uống trước bữa ăn. Đã trị 3 ca có 1 ca do có việc nên phải ra viện, còn các ca khác đều khỏi, các triệu chứng đau, phù và nổi tĩnh mạch tại chỗ đều hết ( Trương Thạch sanh, Quan sát kết quả điều trị viêm tắc tĩnh mạch bằng Cam thảo, Tạp chí Ngoại khoa Trung hoa 1959,7:656). 18.Trị chứng nứt da: Cam thảo 50g ngâm cồn 75% 200ml sau 24 giờ, bỏ xác, cho glycerin 200ml, lúc dùng rửa sạch chỗ nứt, bôi thuốc vào. Đã trị 100 ca, theo dõi 50 ca trong 2 năm không tái phát 36 ca, sau 1 năm không tái phát 11 ca, 3 ca không kết quả (Lý Cảnh Dục, Cam thảo ngâm cồn trị nứt da, Báo Tân Y học 1974,1:45). 19.Một số bài thuốc khác có Cam thảo: [...]...+ Kavet chữa đau bao tử: Cao Cam thảo 0,03g, bột Cam thảo 0,1g, Nảti bicarbonat 0,15g, Magné carbonat 0,2g, bismutnitrate basic 0,5g, bột Đại hoàng 0,02g, tá dược v a đủ 1 viên Chữa loét dạ d y v i liều 2 - 4 viên/lần, ng y 2 - 3 lần + Cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ng y uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử Cao Cam thảo mềm: chữa các... 1 phần hòa tan, ng y uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ, không uống lâu quá 3 tuần lễ, chữa loét bao tử Cao Cam thảo mềm: chữa các chứng mụn nhọt, ngộ độc, ng y uống 1 - 2 thìa con Kiêng kỵ: Không dùng chung v i các v Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo, Cam toại . C y thuốc v thuốc Đông y - CAM THẢO V thuốc Cam thảo Bắc CAM THẢO (甘草) Radix Glycyrrhizae Tên khác: Cam thảo bắc Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. v Glycyrrhiza uralensis. carboxyl ở C-29), acid 18-alpha-hydroxy- glycyrrhetic, acid 24-hydroxyglycycrrhetic, glabrolid, desoxyglabrolid, isoglabrolid, 24-alpha-hydroxyisoglabrolid, acid liquiridiolic, acid 1 1- desoxoglycyrrhetic,. của c y cam thảo cũng đã xác định được các flavonoid: pinocembrin (= 5,7-dihydroxyflavanon), prunetin (= 5,4'-dihydroxy 7-methoxy- isoflavon), isomucronulatol (= 7,2'-dihydroxy 3',4'-dimethoxyisoflavon).