Apple dùng Sandy Bridge cho toàn bộ Macbook – Có hay không? Liệu điều này có trở thành sự thực? Gần đây trong giới ôcng nghệ đang rộ lên những tin đồn rằng thế hệ chip xử lý tích hợp GPU đời mới của Intel (mang tên mã Sandy Bridge) sẽ được sử dụng trong những thế hệ máy tính xách tay MacBook tiếp theo của Apple. Mối quan hệ “nồng ấm” giữa quả táo cắn dở và hãng sản xuất vi xử lý lớn nhất thế giới trong thời gian qua dường như đã càng làm người dùng tin tưởng vào một sự “kết hợp” trong mơ thời gian tới. Một phút để giới thiệu: Sandy Bridge được giới thiệu sẽ là thế hệ vi xử lý đầu tiên của Intel mà trong đó, CPU và GPU sẽ được kết hợp vào trong cùng một đế silicon để giảm chi phí và tăng hiệu năng xử lý nhờ chia sẻ tài nguyên. Đối với những người sử dụng với mục đích chơi game hoặc thiên về đồ họa, một bộ vi xử lý tích hợp thường được đánh giá là… có hiệu năng không cao. Đa số tầng lớp người dùng này đều hướng đến những chiếc card đồ họa rời với công nghệ mới, xung nhịp cao và RAM nhiều. Giờ đây, Intel cho rằng Sandy Bridge sẽ thay đổi quan niệm này. Tuy nhiên, liệu một bộ vi xử lý đồ họa tích hợp cùng chip xử lý trung tâm có đạt được hiệu năng hơn cả card đồ họa rời hay không còn cần thời gian để kiểm chứng. Bởi vậy, việc nhiều người cho rằng Apple sẽ dùng Sandy Bridge cho thế hệ MacBook mới, kể cả những dòng cấp thấp (low-end) liệu có khả thi? Hãy lấy trường hợp của MacBook hiện nay làm ví dụ. Mặc dù dòng sản phẩm Core i (i3, i5, i7) của Intel đang làm mưa làm gió trên thị trường, nhưng Apple chỉ sử dụng Core i5 và i7 cho dòng sản phẩm cao cấp Macbook Pro 15 inch và 17 inch của mình. Trong khi đó, Macbook Pro 13 inch và Macbook thường vẫn sử dụng Intel Core 2 Duo cũ kỹ. Tại sao lại vậy? Từ lâu, sức mạnh đồ họa của dòng sản phẩm Macbook của Apple đều đến từ card màn hình rời, mà cụ thể là Nvidia. Như chúng ta có thể thấy, mọi dòng Macbook của Apple, cho dù từ giá rẻ nhất đến đắt nhất, đều được trang bị GPU xử lý đồ họa rời. Bởi vậy, việc quả táo cắn dở sử dụng chip Core 2 Duo trong các dòng Macbook low-end với mục đích lớn nhất: giảm giá thành. So với một bộ vi xử lý Core i3, Core 2 Duo hiệu năng không kém hơn mà giá thành lại “bèo” hơn rất nhiều. Bởi vậy, khi Sandy Bridge ra mắt, nếu Apple sử dụng toàn bộ CPU đời mới này cho thế hệ Macbook tiếp theo, giá thành sẽ bị đội lên rất nhiều. Thêm vào đó, nếu hãng “tin tưởng” sức mạnh của Sandy Bridge và không trang bị card đồ họa rời cho Macbook, đây cũng không phải là một giải pháp an toàn và chắc chắn. Quay lưng lại với Nvidia trong khi sức mạnh của Sandy Bridge chưa được kiểm chứng – điều này quá rủi ro. Một yếu tố nữa là việc Apple từng không thành công trong việc sử dụng chip đồ họa tích hợp vào sản phẩm của mình. Từ năm 2006 đến 2009, khi Apple’s chuyển sang kiến trúc x86, những thế hệ Macbook low-end đều được trang bị bộ xử lý đồ họa tích hợp GMA. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến rất nhiều chỉ trích từ các chuyên gia, và đặc biệt là người sử dụng về khả năng xử lý đồ họa của Macbook. Với việc định hướng Macbook như là một sản phẩm cao cấp, cấu hình mạnh trong một thiết kế đẹp (dĩ nhiên là sau những dòng laptop khủng của Dell, Sony, HP), Apple dĩ nhiên không thể đi ngược lại điều này. Bởi vậy, nhiều khả năng thế hệ Macbook tiếp theo sẽ lại đi theo chiến lược: Sandy Bridge cho các đời máy cao cấp (Macbook Pro 15 inch, 17 inch) và Nehalem/Clarkdale cho các đời máy trung và cấp thấp (Macbook Pro 13 inch, Macbook thường). Viễn cảnh tất cả Macbook đều được sử dụng Sandy Bridge, xem ra khó có thể trở thành hiện thực. . Apple dùng Sandy Bridge cho toàn bộ Macbook – Có hay không? Liệu điều này có trở thành sự thực? Gần đây trong giới ôcng nghệ đang rộ. Bởi vậy, việc nhiều người cho rằng Apple sẽ dùng Sandy Bridge cho thế hệ MacBook mới, kể cả những dòng cấp thấp (low-end) liệu có khả thi? Hãy lấy trường hợp của MacBook hiện nay làm ví dụ đây, Intel cho rằng Sandy Bridge sẽ thay đổi quan niệm này. Tuy nhiên, liệu một bộ vi xử lý đồ họa tích hợp cùng chip xử lý trung tâm có đạt được hiệu năng hơn cả card đồ họa rời hay không