Cần lưu ý đến tư thế khi dùng thuốc Để sử dụng thuốc có hiệu quả cao nhất cần phải quan tâm đến mọi khía cạnh của việc dùng thuốc, trong đó có một điều ít người lưu ý là tư thế người sử dụng thuốc. Với mục đích đưa thuốc vào cơ thể sao cho bệnh nhân cảm thấy an toàn, dễ chịu mà lại đạt hiệu quả tối ưu, đôi khi cần phải hướng dẫn bệnh nhân về tư thế sử dụng để không cản trở việc đưa thuốc nhanh chóng đến đích tác dụng và không lãng phí thuốc. Thuốc tiêm đã có nhân viên y tế hướng dẫn Đối với các thuốc đưa vào cơ thể bằng đường tiêm, tư thế của người bệnh phải hoàn toàn phục tùng sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Dạng thuốc tiêm là loại thuốc chỉ có thể đưa vào cơ thể người dùng thuốc bởi nhân viên y tế đã qua đào tạo và phải tuân thủ các nguyên tắc chuyên môn cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh cũng phải biết cách phối hợp với nhân viên y tế để làm sao có tư thế thoải mái cho mình và thuận tiện nhất cho nhân viên y tế mà không cản trở hoặc gây khó khăn cho việc tiêm thuốc. Tùy theo kỹ thuật đưa thuốc bằng cách tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hay truyền nhỏ giọt tĩnh mạch mà tư thế bệnh nhân được quy định phải ngồi trên ghế, chống tay hay để tay trên bàn tiêm, hoặc là nằm trên giường (ở tư thế nằm ngửa hay nằm sấp). Tư thế dùng thuốc khi đưa thuốc qua đường tiêm rất quan trọng vì nếu không đúng tư thế quy định sẽ gây khó khăn cho việc tiêm thuốc vào cơ thể hoặc gây thêm đau đớn cho bệnh nhân. Đối với kỹ thuật truyền thuốc nhỏ giọt qua đường mạch máu, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ về tư thế quy định trong thời gian dài để tránh làm chệch kim tiêm, làm vỡ ven gây tai biến nguy hiểm. Có một số thuốc được thầy thuốc chỉ định tiêm ở những vị trí đặc biệt như tiêm mông, tiêm vào khớp, đưa thuốc trực tiếp vào cơ quan nội tạng là những kỹ thuật khó, chỉ được phép thực hiện trong cơ sở y tế đạt chuẩn và người bệnh được hướng dẫn cụ thể để hợp tác với nhân viên y tế nhằm đưa thuốc vào cơ thể đạt hiệu quả cao nhất. Uống thuốc ở tư thế nào là tốt nhất? Loại thuốc uống (viên, gói bột, nhũ dịch, xirô ) được dùng phổ biến nhất và người bệnh có thể tự đưa thuốc vào cơ thể mà không cần sự trợ giúp của người khác. Khi dùng các loại thuốc uống, nếu bệnh nhân tự phục vụ được, tốt nhất nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội ở tư thế đứng thẳng. Uống thuốc với nước ở tư thế này làm thuốc dễ dàng trôi từ thực quản xuống dạ dày, tránh sự đọng viên thuốc hoặc hoạt chất thuốc ở thành thực quản, nhờ đó làm giảm khả năng thuốc gây kích ứng ở đoạn ống tiêu hóa này. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi vì ở đối tượng này có lượng dịch tiết ít và thành thực quản khô nên khó dẫn thuốc. Khi uống thuốc ở tư thế cột sống vuông góc với mặt đất sẽ giúp cho hệ thống tiêu hóa tạo thành một ống treo đưa thuốc nhanh chóng đến vị trí hấp thu tối ưu để đưa hoạt chất vào máu. Tất nhiên có một số thuốc không cần đưa vào máu mà đến đích tác dụng là dạ dày chẳng hạn thì còn phụ thuộc vào bản chất thuốc, cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc để thuốc lưu lại tại dạ dày lâu nhất. Đối với những người bệnh suy kiệt, mệt mỏi, không thể đứng hoặc ngồi dậy được thì không nên dùng thuốc bằng đường uống. Khi uống thuốc nếu người bệnh không ngồi dậy được sẽ rất khó khăn cho việc dẫn thuốc nhanh chóng xuống dạ dày. Vì vậy nếu người bệnh sử dụng một số loại thuốc viên có khả năng gây loét cao như quinin, erythromycin, doxicyclin, viên sắt, aspirin sẽ tăng nguy cơ bị mắc thuốc ở ống thực quản gây ra các tác dụng phụ đáng tiếc. Tư thế dùng các bình xịt định liều phun sương Hiện nay có một số dạng bào chế thuốc hiện đại cần phải hướng dẫn kỹ bệnh nhân về tư thế dùng thuốc để đưa thuốc vào cơ thể nhanh nhất, hiệu quả nhất mà không làm thất thoát thuốc ra ngoài. Chẳng hạn như dạng thuốc đựng trong các bình xịt định liều dùng trong các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong các dạng bào chế này, thuốc được đóng trong các ống chế tạo bằng vật liệu đặc biệt dưới dạng khí nén và bệnh nhân phải biết cách đứng hoặc ngồi ở tư thế thích hợp để đưa thuốc trực tiếp vào phế quản. Dạng thuốc bình xịt định liều ngành dược nước ta chưa làm được nên hầu hết là các thuốc nhập khẩu có giá thành đắt. Vì vậy biết cách sử dụng thuốc sẽ tiết kiệm được thuốc, dùng thuốc có hiệu quả, đỡ gánh nặng chi phí thuốc cho người bệnh. Rất nhiều người mua các bình xịt định liều với giá tiền hàng trăm nghìn đồng một bình nhưng không đọc kỹ cách sử dụng đã làm thuốc xịt ra ngoài nhiều lần rất lãng phí. Trong việc sử dụng các bình xịt định liều, tư thế sử dụng thuốc ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa thuốc vào phế quản. Người bệnh cần ngồi thẳng lưng trên ghế, đưa bình xịt đã được lắc kỹ trước vào miệng, để miệng bình vào giữa hai hàm răng nhưng không cắn chặt. Khép môi kín xung quanh miệng bình. Thở nhẹ nhàng và hơi ngửa đầu ra phía sau, bắt đầu hít vào chậm bằng miệng và nhấn mạnh vào nút ấn để thuốc phụt vào đường hô hấp. Rút miệng bình ra khỏi miệng và mím chặt đồng thời nín thở trong khoảng 10 giây để thuốc đi sâu vào phần dưới phổi, sau đó mới thở ra nhẹ nhàng. Tư thế dùng các bình xịt định liều được hướng dẫn rất kỹ trong mỗi hộp thuốc kèm hình vẽ. Người bệnh cần xem kỹ và hỏi lại những điều chưa rõ để tránh lãng phí do thuốc bị thở ra ngoài ngay sau khi vừa xịt xong. Thuốc nhỏ mắt cũng không đơn giản Tư thế dùng thuốc còn ảnh hưởng rất lớn đến các dạng thuốc dùng ngoài như thuốc nhỏ mắt dạng lỏng. Khi nhỏ mắt bằng dạng bào chế này, cần phải nằm ngửa để nhỏ thuốc chính xác vào mắt và có thời gian cho thuốc lưu lại trên bề mặt của mắt. Tránh trường hợp đứng nhỏ thuốc hoặc vừa nhỏ xong đã đứng dậy làm thuốc chảy ra ngoài gần hết. Một vài ví dụ nêu trên để thấy rằng việc dùng thuốc đôi khi phụ thuộc rất nhiều vào tư thế đưa thuốc vào cơ thể. Trong những trường hợp đặc biệt khác, phải hỏi thầy thuốc để có tư thế phù hợp nhất. Đối với trẻ nhỏ, cần khuyến khích các em tự uống thuốc bằng nước ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng. Tránh trường hợp bắt các em nhỏ nằm ngửa rồi bịt mũi bắt trẻ nuốt thuốc rất nguy hiểm vì có thể bị sặc đường thở. . Cần lưu ý đến tư thế khi dùng thuốc Để sử dụng thuốc có hiệu quả cao nhất cần phải quan tâm đến mọi khía cạnh của việc dùng thuốc, trong đó có một điều ít người lưu ý là tư thế người. tĩnh mạch mà tư thế bệnh nhân được quy định phải ngồi trên ghế, chống tay hay để tay trên bàn tiêm, hoặc là nằm trên giường (ở tư thế nằm ngửa hay nằm sấp). Tư thế dùng thuốc khi đưa thuốc qua. người khác. Khi dùng các loại thuốc uống, nếu bệnh nhân tự phục vụ được, tốt nhất nên uống thuốc với nước đun sôi để nguội ở tư thế đứng thẳng. Uống thuốc với nước ở tư thế này làm thuốc dễ dàng