Khắc phục bí tiểu khi dùng thuốc chống trầm cảm Tình trạng bí tiểu khi dùng thuốc chống trầm cảm là điều thỉnh thoảng vẫn gặp trong lâm sàng tâm thần. Đó là tác dụng phụ khó tránh khỏi của thuốc chống trầm cảm. Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, ngoài tác dụng của thuốc trên hệ thống serotonin và noradrenalin (có tác dụng điều trị trầm cảm), còn có tác dụng trên các hệ thống khác như acetylcholin, adrenalin, histamin gây ra các tác dụng phụ như ngủ nhiều, ăn nhiều, tăng cân và bí đái. Tùy từng thuốc chống trầm cảm mà tác dụng phụ nhiều hay ít. Nói chung các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin, anafralin, imipramin thì có nhiều tác dụng phụ và dễ gây bí đái (đặc biệt ở người có u tiền liệt tuyến). Còn các thuốc chống trầm cảm mới như effexor, prozac, zoloft, luvox, remeron đều có rất ít tác dụng phụ này. Tiếc rằng có một số bệnh nhân rất nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc nên họ bị bí tiểu ngay cả khi dùng các thuốc chống trầm cảm mới nêu trên. Tôi cho rằng người nhà của anh thuộc trường hợp này. Có một số thuốc cũng rất ít tác dụng phụ gây bí tiểu như ludiomil, mianserin nhưng rất khó tìm ở thị trường Việt Nam. Cách khắc phục đơn giản nhất là dùng các thuốc chống trầm cảm mới nêu trên với liều khởi đầu thật thấp để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Sau đó tăng dần liều thuốc một cách từ từ trong nhiều tuần (4-8 tuần) cho đến khi đạt liều điều trị. Tăng liều chậm như vậy sẽ giúp cho bệnh nhân quen dần với thuốc, thích nghi với tác dụng phụ của thuốc. Cách uống thuốc kiểu này được áp dụng theo khuyến cáo của Hội tâm thần học Hoa Kỳ và chỉ áp dụng đối với thuốc chống trầm cảm trong thời gian đầu mới dùng thuốc chứ tuyệt đối không áp dụng đối với các thuốc khác. Ví dụ viên nén 100mg, cắt đôi viên thuốc (được 50mg), sau đó lại cắt đôi tiếp (được 25mg). Phần tư viên thuốc đó lại được cắt đôi tiếp (còn chừng 12mg). Tuần đầu tiên uống 1/8 viên thuốc đó mỗi ngày (chỉ chừng 12mg) vào buổi tối. Sau một tuần, khi đã quen thuốc thì uống 1/4 viên (25mg) mỗi ngày vào buổi tối. Uống liều 25 mg/ngày trong một tuần tiếp theo. Nếu bệnh nhân đã quen thuốc thì sang tuần thứ 3 lại tăng liều lên 3/8 viên thuốc mỗi ngày (chừng 37mg/ngày). Đến tuần thứ 4 nếu bệnh nhân đã quen thuốc thì lại tăng liều lên 1/2 viên/ngày (chừng 50mg). Việc tăng liều thực hiện như trên (tăng thêm chừng 1/8 viên hay 12mg mỗi tuần) cho đến khi đạt liều điều trị (một viên 100mg/ngày) và duy trì ở liều đó. Quá trình tăng liều thuốc có thể tiến hành nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy theo tình trạng dung nạp thuốc của mỗi bệnh nhân. Với viên thuốc đóng dạng nhộng (ví dụ prozac hoặc zoloft), thì có thể tháo bỏ nang nhộng, pha thuốc vào một cốc nước cam. Sau đó chia liều nước cam ra nhiều phần để có được liều thuốc tương ứng (ví dụ nếu muốn uống 1/8 viên prozac thì cho bệnh nhân uống 1/8 cốc nước cam). Chỗ nước cam còn lại có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh và dùng trong vòng 72 giờ. Như vậy, bạn đọc có thể hình dung ra rằng, để tránh tác dụng phụ ở các bệnh nhân này thì quá trình tăng liều thuốc chống trầm cảm phải tiến hành rất từ từ, mất nhiều thời gian. Vì vậy đòi hỏi bệnh nhân và người nhà phải rất kiên trì. Hy vọng kết quả đạt được sẽ tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. . Khắc phục bí tiểu khi dùng thuốc chống trầm cảm Tình trạng bí tiểu khi dùng thuốc chống trầm cảm là điều thỉnh thoảng vẫn gặp trong lâm sàng. khó tránh khỏi của thuốc chống trầm cảm. Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, ngoài tác dụng của thuốc trên hệ thống serotonin và noradrenalin (có tác dụng điều trị trầm cảm) , còn có tác dụng. và bí đái. Tùy từng thuốc chống trầm cảm mà tác dụng phụ nhiều hay ít. Nói chung các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptylin, anafralin, imipramin thì có nhiều tác dụng phụ và dễ gây bí