Vitamin B đối phó với những hậu quả do rượu Say rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu đột ngột, say có thể dẫn đến hôn mê do rượu. Hôn mê do rượu có thể dẫn đến những biến chứng nặng như trụy mạch, tụt huyết áp, suy hô hấp, co giật, tiêu cơ vân có thể dẫn đến nguy cơ tăng kali máu và suy thận cấp, hạ đường máu, toan máu, viêm gan cấp hay viêm tụy cấp. Say rượu Điều trị say rượu cấp: Theo dõi về ý thức, huyết áp, nhịp thở, dấu hiệu thần kinh khu trú. Trong trường hợp bệnh nhân kích thích, vật vã có thể dùng thuốc an thần (như valium). Điều trị hôn mê do rượu: Nhập viện, làm sạch đường hô hấp và cho thở ôxy; bù nước, điện giải và dung dịch đường glucose; vitamin B1 500mg/ngày, B6 và PP 250mg/ngày; theo dõi chặt chẽ về ý thức, mạch, huyết áp, tần số thở, đồng tử, lượng nước tiểu. Hội chứng “ngưng rượu” - “Ngưng rượu” là do ngừng hoặc giảm đột ngột uống rượu ở những người nghiện rượu mạn tính. Ngưng rượu dẫn đến những rối loạn về thần kinh và tim mạch. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và gây nên tình trạng “sảng rượu”. Xử trí: Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít /ngày, gồm nước lọc, nước ngọt, dung dịch mặn; cung cấp thêm các vitamin nhóm B (vitamin B1 500mg/ngày, vitamin B6 250mg/ngày); điều trị thuốc an thần. - Sảng rượu: Tất cả các trường hợp sảng rượu không cần đặt ra vấn đề điều trị cấp cứu mà cần tìm bệnh phối hợp như: viêm màng não mủ; xuất huyết màng não; máu tụ mạn tính dưới màng cứng; bệnh não Wernicke. Điều trị: Bù nước điện giải bằng truyền dịch (từ 4 - 6 lít/ngày gồm 2/3 dung dịch muối đẳng trương và 1/3 dung dịch ngọt đẳng trương với kaliclorua; cung cấp các vitamin nhóm B; điều trị an thần: valium (uống hoặc tiêm bắp, nhất là trong trường hợp có co giật); điều trị yếu tố khởi phát nếu có; theo dõi sát ý thức, mạch, nhiệt độ; làm các xét nghiệm hematocrit, điện giải đồ, urê, creatinin, glucose, protein Bệnh đa dây thần kinh Bệnh xuất hiện do kết hợp 2 cơ chế: ngộ độc rượu mạn và thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nhiều loại vitamin (B1, B2, PP). Bệnh đa dây thần kinh chiếm khoảng 10% ở những bệnh nhân nghiện rượu. Điều trị bằng giảm rượu dần sau đó bỏ rượu (cai rượu) phối hợp với vitamin nhóm B, PP và tập luyện. Viêm thị thần kinh Hiện còn chưa rõ về cơ chế gây bệnh, nhưng người ta cho rằng bệnh liên quan đến thiếu nhiều vitamin, chủ yếu là vitamin B1 và ngộ độc (đặc biệt liên quan đến ngộ độc thuốc lá phối hợp). Bệnh biểu hiện bằng giảm dần thị lực trong vài tuần hoặc vài tháng, giảm đều cả hai bên với ám điểm trung tâm, gai thị nhạt màu. Điều trị bằng vitamin nhóm B và cai rượu. Có thể bổ sung vitamin B bằng các loại thực phẩm. Teo tiểu não Đây là loại biến chứng hay gặp ở nam giới, xung quanh tuổi 50. Điều trị bằng cai rượu phối hợp với vitamin nhóm B, bệnh ổn định sau vài tháng. Bệnh não Wernicke Đây là bệnh hay gặp, xuất hiện ở những người nghiện rượu mạn nhưng cũng có thể gặp ở những người suy dinh dưỡng không nghiện rượu. Yếu tố khởi phát cơn trong bệnh này là thiếu vitamin B1. Điều trị: vitamin B1 500 - 1.000mg/ngày phối hợp với vitamin B6 và PP, bù nước điện giải và chế độ ăn phù hợp. Hội chứng Korsakoff: Quên thuận chiều, không có khả năng ghi nhận thông tin mới, mất định hướng trong không gian và thời gian, bịa chuyện, nhận biết sai, mất nhận biết đồ vật. Nguyên nhân hay gặp là thiếu vitamin B1 ở bệnh nhân nghiện rượu mạn, ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như u não, nhồi máu não, chấn thương. Điều trị bằng cai rượu và bổ sung vitamin B1. . Vitamin B đối phó với những hậu quả do rượu Say rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu đột ngột, say có thể dẫn đến hôn mê do rượu. Hôn mê do rượu có thể dẫn đến những biến chứng. 10% ở những b nh nhân nghiện rượu. Điều trị b ng giảm rượu dần sau đó b rượu (cai rượu) phối hợp với vitamin nhóm B, PP và tập luyện. Viêm thị thần kinh Hiện còn chưa rõ về cơ chế gây b nh,. đều cả hai b n với ám điểm trung tâm, gai thị nhạt màu. Điều trị b ng vitamin nhóm B và cai rượu. Có thể b sung vitamin B bằng các loại thực phẩm. Teo tiểu não Đây là loại biến chứng