Du lịch Đảo Jeju Đảo jeju được học với hai câu: Ba thứ nhiều nhất trên đảo là: Gió, đá, và phụ nữ Ba thứ không có trên đảo là: Ăn trộm, ăn mày và Cửa lớn Tại sao người ta nói đến ĐÁ vì hòn đảo này là hòn đảo được hình thành do nham thạch của núi lửa, chính núi Halla cũng là một ngon núi lửa đã ngừng hoạt động rất lâu rồi. Đá ở đây có mặt trong đời sống của người dân, là đặc trưng của hòn đảo này. Đá đảo Jeju có màu đen, xốp, nhiều lỗ, nhẹ và hút nước. Đá có mặt ở khắp mọi nơi, đá được mang ra xây nhà - người ta gọi là nhà đá, đá dược đắp thành cổng và tường bao quanh nhà - gọi là cổng đá, đá được mang ra làm cột mốc phân cách giữa làng này làng kia, đá được đắp thành những bờ ngăn cách thửa ruộng, thửa đất - người ta gọi là điền đá Có thể nói, mọi văn hóa của hòn đảo này đều được gắn liền với hòn đá. Còn gió ư Cái hòn đảo này quanh năm lộng gió, lẽ dĩ nhiên gió phải được nhắc đến nhiều nhất rồi. Tuy nhiên đảo ở đâu mà chẳng nhiều gió nhỉ. Thế nên mình không thấy gió là cái gì đó đặc biệt cho lắm mà cái mình cảm thấy thú vị nhất chính là phụ nữ nơi đây. Xin được giải thích về PHỤ NỮ - tại sao người dân đảo Jeju lại nhắc đến phụ nữ trong cái "Tam Đa" của mình như một đặc sản . Đó chính là vì phụ nữ đảo Jeju khác hẳn với phụ nữ Hàn Quốc nói chung. Như các bạn đã biết, trong một nền văn hóa mà Khổng giáo giữ một ảnh hưởng to lớn, nguời phụ nữ Hàn Quốc giữ một vai trò khiêm tốn trong xã hội. Họ làm việc nhà, chăm sóc chồng, nuôi dạy con cái và vai trò trụ cột kinh tế chính thuộc về người chồng. Tất nhiên xã hội Hàn bây giờ đã có chút thay đổi, người phụ nữ trong xã hội mới đã năng động hơn, giỏi giang hơn nhưng nhìn chung họ vẫn còn phải khiêm nhường đứng nép bóng đàn ông trong xã hội lắm lắm. Thế nhưng, phụ nữ của đảo Jeju không như thế - họ chính là chủ nhân của nền kinh tế đang ngày không ngừng phát triển của hòn đảo xinh đẹp này. Kinh tế của hòn đảo này chủ yếu là: nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch - và 70% lao động trong các ngành này là phụ nữ. Điều này không chỉ thuộc về hiện tại, nó bắt nguồn từ xa xưa, khi những người đàn ông đi biển và biết bao người đi mãi chẳng trở về, người phụ nữ ở nhà phải nuôi con, chăm sóc cha mẹ già. Họ cũng tự mình đi đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi gia súc để bảo đảm cuộc sống của gia đình. Dần dần, sức mạnh sinh tồn đó đã tạo nên ý thức về lao động, ý thức làm chủ gia đinh, làm trụ cột kinh tế của người phụ nữ. Phần đông người phụ nữ ở đây đã nhận lấy vai trò làm đàn ông, thế nên người Jeju mới có câu: Vợ anh đánh cá ngoài khơi, Anh thời ngồi mát thảnh thơi uống trà Ngày xưa, đảo Jeju là vùng đất nghèo đói nhất Hàn Quốc, tách rời với đất liền, đất canh tác không nhiều vì toàn đá là đá -kiểu *** ăn đá, gà ăn sỏi. Cây trồng ở đây chỉ toàn là cam, quýt, hồng. Còn lại là ngư nghiệp. Ngày xưa đâu có kinh tế du lịch như ngày nay, nên người Jeju nghèo khổ lắm. Thời phong kiến, đây là vùng đất tù đày. Các bạn xem Nàng Daechangkum, có đoạn Daechangkum bị vua bắt đi đày, chính là bị đi đày ở đảo Jeju này đấy. Ngày xưa nghèo đói là như thế, mà giờ đây, đảo Jeju được coi là một nơi có tỉ lệ xe ô tô trên người dân thuộc vào hàng cao nhất Hàn. Với diện tích đảo gấp 3 lần diện tích Seoul, dân số khoảng trên 500 ngàn người nhưng cứ trung bình 2 người sở hữu một xe ô tô, và cả đảo có 7 trường đại học. Khoảng cách giàu nghèo nơi đây không lớn, không có người quá giàu có, và cũng chẳng có người nghèo Chẹp, toàn là những con số trong mơ Mình đến toà thị chính tỉnh đảo, mạo muội hỏi một câu: Sao tôi toàn thấy hướng dẫn viên du lịch ở đây là phụ nữ? Một vị quan bé bé đứng bên một vị quan có vẻ lớn hơn là female cười đáp: Phụ nữ là người làm nên sự giàu có cho hòn đảo của chúng tôi Có vẻ là không ngoa một chút nào Đấy là lý do tại sao PHỤ NỮ được nhắc tới như một đặc trưng của hòn đảo xinh đẹp này Còn ba cái không: không trộm cắp, không ăn mày, không cửa lớn thì không còn đúng với xã hội hiện tại nữa. Chẹp hơi tiếc nhỉ? Jeju - quả thực chỉ cần nhắc đến 2 từ đó thôi mình đã cảm thấy có rất nhiều điều muốn viết, muốn kể cho mọi người nghe. Vì không có thời gian đầu tư vào bài viết dài nên mình sẽ kể dần dần vậy. Như bài viết trước mình có đề cập đến một trong 3 cái không của đảo Jeju là cổng lớn. Thực ra thời xa xưa, đảo này là một hòn đảo vắng người, dân cư thưa thớt. Chính vì như thế, người dân ở đây sống rất hòa thuận với nhau. Cuộc sống không giàu có khiến họ chẳng có gì mà phải mất công trong việc xây nhà, xây cửa kiên cố để giữ của cải làm gì. Đó chính là lý do mà người đảo khi làm nhà không bao giờ xây cổng lớn. Ngày nay đời sống thay đổi nhiều, đi trên đường phố thuộc hai khu trung tâm Jejusi va Seokwiposi, người ta đã có thể nhìn thấy những ngôi nhà kín cổng cao tuờng - thể hiện cuộc sống giàu có, một nét thay đổi theo quy luật đương nhiên của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu về những miền quê, xa khu trung tâm, xa khu du lịch, lòng người sẽ rộn ràng niềm vui khi nhìn thấy những ngôi nhà thấp bé làm bằng gỗ hoặc bằng đá, được bao quanh là bức tường thấp được xếp đặt một cách khéo léo bằng những hòn đá đặc sản nơi đây. Nhà đá ở Jeju Tạm quên đi cuộc sống hiện đại biến chuyển từng ngày từng giờ và ngắm những ngôi nhà truyền thống nhỏ bé đó để cảm nhận về văn hóa của vùng đất thiên nhiên ưu ái tặng cho người dân Hàn này. Thay vì xây cửa lớn kiên cố, người ta đặt những thanh gỗ trước của nhà. Khi bạn nhìn thấy trước của nhà đặt 1 thanh gỗ, bạn phải hiểu được thông điệp của gia chủ: "Tôi chỉ chạy ra ngoài một chút thôi. Chờ tôi tí, tôi sẽ về ngay". Nếu hai thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà từ sáng, đến chiều tối tôi sẽ về". Nếu ba thanh gỗ sẽ là: "Tôi đi vắng nhà vài ngày, có gì bạn đến chơi sau nhé". Nếu không có thanh gỗ nào trươc cửa có nghĩa là "trong nhà hiện đang có người, mời ông bà cô chú vào chơi nhé!" Quả thật dễ thương phải không các bạn! Nhà cổ ở Jeju Thế nhưng Myvietnam tôi đi trên đường cũng thấy thi thoảng có những thửa đất người ta đặt hai thanh gỗ nên lấy làm thắc mắc lắm. Hỏi và được trả lời: đó là tín hiệu "Đất này đã có chủ rồi, làm ơn đừng cho bò ngựa vào quấy phá". Lại đến một làng truyền thống của đảo, thấy trước cửa một căn nhà có đặt 4 thanh gỗ, lấy làm kỳ lạ quá. Lại được giải thích: đây thể hiện một gia đình chỉ có phụ nữ thôi. "Nhà toàn đàn bà con gái, đàn ông tránh qua lại kẻo mang tiếng cho phụ nữ chúng tôi". Thì ra là thế đấy. Xưa, người đàn ông đi biển chẳng mấy trở về, có những gia đình chỉ vò võ người mẹ, người vợ ở nhà, họ vẫn sống cuộc sống lao động như đàn ông nhưng vẫn rất mực giữ gìn khí tiết, sợ dơ bẩn thanh danh. Hòn đảo tưởng như tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng nó vẫn là một thực thể thuộc Phương Đông - với những đặc trưng văn hóa Á Đông tiêu biểu. Ở đảo Jeju có món thịt lợn đen rất nổi tiếng nhưng bây giờ cũng không còn hàng "xịn" nữa rồi Muốn thưởng thức hàng "hiệu" thì mời các bạn tìm thử đến đây: Tại một xóm nhỏ có tên là KaHung(가흥리), xã Machoen(마천면), huyện Hamyang(함양군) phía Bắc núi Chilli có khoảng hơn 30 hộ dân sống quây quần bên nhau. Các ngôi nhà của người dân này được bao quanh bằng những bức tường làm bằng đất và nằm xen lẫn trong một khu rừng tre xanh mướt. Xóm nhỏ này được biết đến vì một loại thịt lợn có hương vị đặc biệt "cuốn hút lòng người" - thịt lợn đen. Nhưng loại thịt lợn đen ở đây không phải là loại thịt lợn đen bình thường mà người ta hay nghĩ đến, mà chính là thịt của loại lợn "똥돼지"- này đã trở nên khó tìm thấy kể cả trên đảo Jeju. Và đúng như tên gọi của nó, loại lợn này sống ở phía dưới hố xí trong nhà vệ sinh hai tầng được dựng lên một cách sơ sài bằng lá và gỗ của các hộ dân tại đây và ăn "chất thải (loại rắn)" của những cư dân đang sống dưới ngọn núi Chilli này. Hiện này khoảng hơn 10 hộ dân sống tại xã Machoen này đang nuôi trung bình từ 1 đến 2 con lợn loại này tại dưới nhà vệ sinh kiểu "thiên nhiên" của nhà mình. Thế nhưng hiện nay do số lượng có hạn nên thịt lợn 똥되지 ở đây chỉ để phục vụ các dịp lễ tết chứ không để bán. Jeju có trang chủ là www.jeju.co.kr Một số thông tin của Jeju : Đối với người Hàn Quốc, hòn đảo xinh đẹp Jeju với phong cảnh thanh bình, bờ biển tràn ngập nắng và gió là một địa điểm lý tưởng cho những kỳ nghỉ trăng mật của các đôi tình nhân, hay vợ chồng mới cưới. Còn đối với du khách Việt Nam, đây là điểm du lịch mới đang được nhiều người lựa chọn. Jeju là đảo lớn nhất Hàn Quốc (rộng 73 km, dài 41 km) nằm ở tận cùng cực Nam, khí hậu đại dương ôn hòa quanh năm với nhiệt độ trung bình ổn định nhất trong cả nước. Tháng nóng nhất, nhiệt độ không quá 33 độ, còn vào mùa đông, không thấp hơn 1 độ C. Jeju hình thành nên từ những đợt núi lửa phun trào từ hàng trăm nghìn năm trước Với cấu trúc địa chất, địa hình như vậy, có thể nói đá, gió, nước chính là những "đặc sản" của Jeju. Ở trên đảo, hầu như đâu đâu cũng thấy đá đen, một loại đá hình thành sau những đợt phun trào của núi lửa. Đá nằm khắp nơi dọc hai bên đường, đá xếp làm lối đi, đá xếp lớp lớp ven bãi biển, đá dùng để tạc tượng Nếu du khách Việt Nam chú ý, khi đến đảo Jeju muốn mua vật lưu niệm về để làm kỷ niệm thì nên mua những hình người hoặc hình thú tạc từ loại đá đen, tùy kích thước lớn nhỏ, giá từ vài chục nghìn đến hơn 100 nghìn đồng/cái. Jeju có những loại hình du lịch khá lạ, độc đáo. Một đoạn đường ngắn khoảng 100m cũng trở thành điểm du lịch. Người Hàn Quốc đặt tên đó là "Con đường ma", cái lạ là mắt thường nhìn thì thấy xe (và cả khi đi bộ) đang lên dốc nhưng thực tế thì lại xuống dốc, như bị ảo giác. Đi xe ATV cũng thú vị không kém. Đó là loại xe 4 bánh vượt địa hình, tầm thấp. Mỗi lần rồ ga, chiếc xe lồng lên tạo cảm giác thật "bốc", nhất là lao đi trên vùng đất ổ trâu, lởm chởm đá, bụi cây như đang chạy trên thảo nguyên. Đi tàu ngầm đáy kính cũng thú vị và khá hồi hộp! Khi tàu lặn xuống, trong khoang tàu có cột báo khoảng cách mà tàu cách mặt nước: 15, 20, 25, 30m. Nhìn qua lớp kính bên mạn tàu, ánh đèn màu ở hai bên mạn rọi sáng lên khi tàu đi qua từng rặng san hô, một thợ lặn bơi vòng quanh tàu cho cá ăn tạo nên một khung cảnh dưới đáy biển lung linh, đầy màu sắc rực rỡ Là hòn đảo cực Nam Hàn Quốc, nhưng Jeju không phải là vùng đất thuộc diện "vùng sâu, vùng xa", ngược lại Jeju là "con gà đẻ trứng vàng" cho ngành du lịch Hàn Quốc, mỗi năm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước xấp xỉ 4 triệu người. Thêm cho các bạn những hình ảnh tại jeju nhé. Ramada một trong nhưng khách sạn nắm cạnh bãi biển có khung cảnh khá đẹp, một phòng 2 người ở đây có giá không dưới 200 USD/1 ngày. Một bữa ăn bình dân ở đấy có giá tối thiểu 30 USD. Theo Zing.vn . Du lịch Đảo Jeju Đảo jeju được học với hai câu: Ba thứ nhiều nhất trên đảo là: Gió, đá, và phụ nữ Ba thứ không có trên đảo là: Ăn trộm, ăn mày và Cửa lớn. của đảo Jeju không như thế - họ chính là chủ nhân của nền kinh tế đang ngày không ngừng phát triển của hòn đảo xinh đẹp này. Kinh tế của hòn đảo này chủ yếu là: nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch. tế du lịch như ngày nay, nên người Jeju nghèo khổ lắm. Thời phong kiến, đây là vùng đất tù đày. Các bạn xem Nàng Daechangkum, có đoạn Daechangkum bị vua bắt đi đày, chính là bị đi đày ở đảo Jeju