1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cao Huyết Áp và Stroke ppsx

5 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cao Huyết Áp và Stroke Nguy cơ stroke tái diễn thấp hơn với statin : Atorvastatin sau khi bị stroke và cơn thiếu máu não thoảng qua. Trong một số nghiên cứu ngẫu nhiên dung statin để phòng ngừa tai biến động mạch vành, người ta thấy mức sinh stroke thấp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thiết kế để xem statin có ngừa được stroke xảy ra lại ở những bệnh nhân đã bị stroke trước đó. Trong nghiên cứu này được tài trợ bởi viện bào chế, 4731 bệnh nhân (mới bị stroke hay cơn thiếu máu não thoáng qua), mức LDL cholesterol 100-190 mg/dl và không biết bệnh động mạch vành) mỗi ngày uống 80 mg atorvastatin 80 mg hay giả dược. Ở mức căn bản, mức LDL trung bình là 133 mg/dl. Bệnh nhân bị tàn phế nặng do cơn stroke trước đó bị loại khỏi nghiên cứu. Trong thời gian theo dõi trung bình 4.9 năm, tỷ số sinh stroke chết người hay không thấp hơn ở nhóm dùng atorvastatin so với nhóm dùng giả dược (11.2% so với 13.1%). Phân tích chưa điều chỉnh và đã điều chỉnh về giảm nguy cơ trong 5 năm của atorvastatin liên quan đến giảm đáng kể stroke do thiếu máu cục bộ nhưng tăng đáng kể stroke do xuất huyết. Tuy nhiên vì 85% stroke thuộc loại thiếu máu cục bộ, tác dụng lên loại stroke này bao trùm lên kết quả tổng quát. Nguy cơ phản ứng nghịch chính bệnh động mạch vành thấp hơn ở nhóm dùng atorvastatin so với giả dược (3.4% so v ới 5.1%), nhưng tử suất toàn bộ giống nhau (9.1% với atorvastatin và 8.9% giả dược). Trong khi thử nghiệm, mức LDL giảm 45% ở nhóm dùng atorvastatin nhưng không thay đổi ở nhóm dùng giả dược. Điều thắc mắc ở nghiên cứu này là bệnh nhân có cần phải dùng liều 80 mg mỗi ngày không hay chỉ 10-20 mg nếu mức LDL dưới 100 mg/dl. Theo The Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) Investigators. High-dose atorvastatin after stroke or transient ischemic attack. N Engl J Med 2006 Aug 10; 355:549-59. CCB có thể phòng ngừa stroke do giảm đáng kể bề dày nội mạc giữa động mạch: CCB= Calcium channel blocker= thuốc chẹn kênh calcium ACE inh= angiotensin converting enzyme inhibitor= thuốc chống men chuyển ARB = Angiotensinogen 2 Receptor Antagonist = thuốc đối kháng thụ thể angiotensinogen Theo kết quả phân tích meta mới, CCB làm chậm lại diễn tiến làm dày lớp nội mạc giữa động mạch nhiều hơn thuốc lợi tiểu, beta-blocker hay thuốc chống men chuyển. Theo một báo cáo trong báo Stroke số tháng 7, một số nhà nghiên cứu ở Thượng-hải, Bỉ, Pháp và Hoa-kỳ ghi nhận cao huyết áp là yếu tố nguy hiểm chính sinh dày lớp nội mạc giữa động mạch. Trong bảng phân tích, các nhà nghiên cứu tìm được 22 nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng để đánh giá tác dụng của thuốc hạ huyết áp so với giả dược lên bề dày lớp nội mạc giữa động mạch. Tất cả nghiên cứu trong phân tích được công bố ở Anh trước 2005. 8 nghiên cứu so sánh thuốc hạ huyết áp với giả dược hay không điều trị, 9 nghiên cứu so thuốc cũ với thuốc mới, và 5 nghiên cứu so thuốc chống men chuyển với CCB. Những nghiên cứu gồm 9138 người tham dự, trong số đó 8449 người được phân phối ngẫu nhiên trong 17 nghiên cứu mù đôi và 689 người trong 5 nghiên cứu mở. Nói chung, tính chất chính của các bệnh nhân đều tương tự. Tuổi trung bình từ 49 đến 68, và mức huyết áp tâm thu trung bình là 129 đến 175 mm Hg và huyết áp tâm trương 76 đến 104 mm Hg. Thời gian theo dõi trung bình từ 0.5 đến 4.7 năm. Bề dày lớp nội mạc giữa đo ở mức khởi đầu và đó trong khi theo dõi, 1 lần ở 5 thử nghiệm, 2 lần ở 8 thử nghiệm và ≥ 3 lần trong 9 thử nghiệm. Hầu hết (16) thử nghiệm đo bề dầy lớp nội mạc giữa cả 2 bên. Trong 8 nghiên cứu so sánh thuốc trị cao huyết áp với giả dược hay không điều trị (gồm 3329 bệnh nhân có thêm bệnh tiểu đường và bệnh động mạch vành. Điều trị cao huyết áp khởi đầu bằng thuốc chống men chuyển, thuốc beta-blocker hay CCB giảm bề dày màng nội mô giữa 8 mcm so với giả dược hay không điều trị. Trong 9 nghiên cứu so sánh thuốc cũ với thuốc mới (4564 người cao huyết áp), thuốc mới (CCB, thuốc chống men chuyển, ARB hay đối kháng alpha) giảm bề dày lớp nội mô giữa động mạch 3 mcm hơn nhóm thuốc cũ (thuốc lợi tiểu và beta-blocker) (P=0.03). Lợi ích tổng quát của thuốc mới phần lớn do tác dụng trong 4 nghiên cứu CCB ( giảm 5 mcm mỗi năm (P=007). Kết quả toàn diện của thuốc chống men chuyển không khác với thuốc cũ. Trong 5 nghiên cứu (287 bệnh nhân cao huyết áp hay tiểu đường), CCB giảm đáng kể bề dày của lớp nội mạc giữa mỗi năm 23 mcm so với thuốc chống men chuyển (P=0.02). Tác dụng lên huyết áp không khác nhau giữa 2 nhóm thuốc này. Thay đổi bề dày lớp nội mạc giữa do điều trị tương quan yếu và nghịch với đường kính ruột động mạch (P=0.02 sau khi điều chỉnh mức huyết áp tâm thu và tâm trương ở mức căn bản), nhưng không tương quan với sai biệt do điều trị huyết áp tâm thu (P=0.57) và huyết áp tâm trương (P=0.49) trong khi theo dõi. Tác giả nghiên cứu gợi ý bề dày lớp nội mạc giữa tỷ lệ nghịch với đường kính ruột động mạch giảm bề dày này do CCB có thể giảm cấu trúc thiết diện lớp nội mạc giữa. Điều này cũng được hổ trợ do quan sát tác dụng lớn hơn ở nghiên cứu ngắn hạn hơn là nghiên cứu dài hạn. Dược Sĩ Lê Văn Nhân . Cao Huyết Áp và Stroke Nguy cơ stroke tái diễn thấp hơn với statin : Atorvastatin sau khi bị stroke và cơn thiếu máu não thoảng qua. Trong một. nghiên cứu so sánh thuốc trị cao huyết áp với giả dược hay không điều trị (gồm 3329 bệnh nhân có thêm bệnh tiểu đường và bệnh động mạch vành. Điều trị cao huyết áp khởi đầu bằng thuốc chống. của các bệnh nhân đều tương tự. Tuổi trung bình từ 49 đến 68, và mức huyết áp tâm thu trung bình là 129 đến 175 mm Hg và huyết áp tâm trương 76 đến 104 mm Hg. Thời gian theo dõi trung bình

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:20

Xem thêm: Cao Huyết Áp và Stroke ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN