1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đau Bụng pot

5 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

Đau Bụng Trường hợp 1: Bệnh nhân là một thanh niên nhập viện đêm lễ Giáng Sinh 24 tháng 12, 1993. Lúc đó bệnh nhân 33 tuổi. Bệnh nhân than phiền đau bụng bên phải, đôi khi đau phía chấn thủy tay phải. Đau bụng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 12,1993. Đau kéo dài một giờ. Khoảng 2 giờ rưỡi sáng ngày 24 tháng 12, 2003, bệnh nhân lại bị đau bụng trở lại, nhiều nhất bên phải bụng vùng trên chấn thủy. Bệnh nhân bị ói mửa, run chân tay, và nóng. Bệnh nhân vào phòng cấp cứu. Bạch huyết cầu lên cao 12,300. Bác sĩ cấp cứu nghĩ bệnh nhân bị viêm ruột dư cấp tính. Lúc khám bệnh thấy đè đau bên tay phải bụng, phía trên nhiều hơn. Khám trực tràng bằng ngón tay không thấy đau. Bệnh nhân chuyển sang bác sĩ chuyên khoa giải phẫu. Thử nghiệm bệnh lý cho thấy bệnh nhân bị viêm túi mật kinh niên và sạn túi mật. Bệnh nhân phải nội soi (laparoscopy) lấy túi mật và mấy sạn túi mật. Trường hợp thứ 2: Bệnh nhân là một em trai 18 tuổi nhập viện ngày 9 tháng 11, 1998. Bệnh nhân than phiền quặn đau bụng, một ngày trước đó. Bệnh nhân không bị ói mửa. Nhiệt độ 100 độ F. Huyết áp 100/70, nhịp tim 55/phút. Trước đó chưa bao giờ bị bệnh ruột và bao tử. Không bị ói ra máu, không đi cầu ra máu. Khám bụng thấy đau nhiều bệnh tay phải. Rờ ấn cũng thấy đau bên phải chấn thủy. Khám trực tràng thấy đau túi cùng (cul-de-sac) bên phải. Khám những phần còn lại không thấy gì ngoại trừ bệnh nhân có tiểu sử tim đập khoảng 55/min nhưng khám tim bình thường. Bác sĩ phòng cấp cứu nghi bệnh nhân bị viêm tụy tạng. Chuyển cho bác sĩ giải phẫu thì đây là một bệnh viêm ruột thừa cấp cứu điển hình. Bạch huyết cầu tăng cao và có siêu âm bụng. Ngày xưa trực trong bệnh viện Chợ Rãy khi thấy bệnh nhân bị đau bụng phía dưới bên phải thì phải nghĩ tới trường hợp ruột dư (ruột thừa) nhiều nhất. Trường hợp thứ 3: Bệnh nhân là một phụ nữ 54 tuổi than phiền đau bụng lâm râm, bên phải. Không xác định được phía trên hay phía dưới bụng. Bệnh nhân vào nhà thương. Đếm máu máu thấy bạch huyết cầu bình thường 7.0 K/mm3 (4.8- 10.8K/mm3). Thử máu bình thường, trừ đường trong máu 132 cao (70- 110mg/DL) T Protein 8.4 cao (6.4-8.2g/DL), Electrolytes bình thường, chức năng gan bình thường, amylase 81 bình thường (25-115 U/L), lipase bình thường : 186 (114-286 U/L). Chụp hình quang tuyến phổi và bụng (Acute Abdominal series) thấy phổi bình thường và bụng không thấy gì. Siêu âm nhận thấy nhiều cục sỏi đạn nhỏ trong túi mật. Thành túi mật không dầy, nhưng siêu âm xác định triệu chứng Murphy, khuyến cáo viêm túi mật (Cholecystitis). Bệnh viên cho bệnh nhân về và theo dõi. Ngày hôm sau bị đau bụng nhiều. Ói mửa và bị nóng sốt, nhiệt độ 101 độ F. Bệnh nhân chuyển sang bác sĩ giải phẫu, lấy túi mật ra bằng nội soi (laparoscopic cholecystectomy). Thí nghiệm bệnh lý học (pathology) cho biết có nhiều mảnh sỏi sạn mầu vàng-xanh và nâu. Thành túi mật mầu tím, có vùng chảy máu và đọng máu. Thành túi mật dầy từ 0.1 cm tới 0.2 cm. Thử nghiêm bằng kính hiển vi thấy từng vùng bị viêm kinh niên và viêm túi mật cấp tính, chảy máu. Không bị tăng sản (hyperplasia) hay ung thư. Kết luận: Bệnh nhân bị viêm túi mật cấp tính và kinh niên, có chảy máu, và sỏi sạn trong túi mật. Đọc báo y khoa American Family Physician tháng Tư, 2008 có bài nói về chứng đau bụng người lớn. Theo Bs Sarah Cartwright và đồng nghiệp thì khoảng 1.5% bệnh nhân khám bệnh bác sĩ trong phòng mạch than phiền đau bụng. Cứ 100 bệnh nhân vào phòng cấp cứu thì lại có 5 người kêu đau bụng. Mặc đầu đau bụng phần lớn không có gì nhưng ít nhất 10% bệnh nhân trong phòng cấp cứu phải định được bệnh đau bụng. Một thiểu số, có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, phải giải phẫu. Trong việc tìm hiểu nguyên nhân đau bụng người lớn phải lưu ý việc hỏi bệnh lý, khám bệnh, thử nghiệm và chụp hình. Nguy hiểm nhất là đau bụng dưới bên phải, phải định bệnh viêm ruột dư (ruột thừa) (appendicitis) và phải giải phẫu cấp cứu. Theo Bs Sandy Craig và các đồng nghiêp thì viêm ruột dư là một bệnh cần giải phẫu sớm, khẩn cấp. Triêu chứng bệnh thường lẫn lộn, không rõ ràng. Cho nên phải định bệnh ngay và sớm, vì để trễn sẽ nghẹt ruột dư, đọng nước, làm mủ, lủng ruột, mủ tràn vào phúc mạc. Ở Mỹ có khoảng 7% dân chúng bị viêm ruột thừa. Khoảng 0.2-0.8% bệnh nhân tử vong do biến chứng bệnh viêm ruột dư (không giải phẫu kịp thơì) hơn là do biến chứng khi giải phẫu. Người già bị tử vong cao hơn, 20%. Bị bể ruột dư tỉ lệ cao hơn đối vơí trẻ em dưới 18 tuổi và người già cao hơn 50%. Phần lớn là do định bệnh quá trễ. Phần lớn tử vong liên hệ ruột dư bị bể. Phái nam bị bệnh ruột dư cao hơn (1.4%) phái nữ. Bệnh viêm ruột dư không phải chỉ thấy ở người lớn mà còn thấy ở trẻ em, ngay cả trẻ em sơ sinh. Bệnh nhân ăn không thấy ngon, đau bụng vùng rốn, muốn ói, đặc biệt đau bụng vùng bụng dưới tay phải, và mửa (chỉ có 50%). Đau bụng truyền từ vùng xung quay rốn tơí phần bụng dưới bên phải, tăng độ chính xác ruột dư lên tơí 80%. Ngoài ra còn nhiều triệu chứng nghi ngờ khác như tiêu chảy, không đi cầu được. Nhưng nói chung đau bụng là phải gặp bác sĩ ngay, hay vào phòng cấp cứu. Để trễ, không mổ kịp, tăng cao tử vong. Bác sĩ Trần Mạnh Ngô . nhân ăn không thấy ngon, đau bụng vùng rốn, muốn ói, đặc biệt đau bụng vùng bụng dưới tay phải, và mửa (chỉ có 50%). Đau bụng truyền từ vùng xung quay rốn tơí phần bụng dưới bên phải, tăng. phòng cấp cứu thì lại có 5 người kêu đau bụng. Mặc đầu đau bụng phần lớn không có gì nhưng ít nhất 10% bệnh nhân trong phòng cấp cứu phải định được bệnh đau bụng. Một thiểu số, có trường hợp nguy. tay phải. Đau bụng lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 12,1993. Đau kéo dài một giờ. Khoảng 2 giờ rưỡi sáng ngày 24 tháng 12, 2003, bệnh nhân lại bị đau bụng trở lại, nhiều nhất bên phải bụng vùng

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w