Cao nguyên đá trước ngày chinh phục thế giới? (Kỳ 1) Quanh năm “Bán mặt cho đá, bán lưng cho trời”, sống chết cùng với đá nhưng cái đói, cái nghèo cứ “chảy” theo bà con dân tộc các huyện vùng cao Hà Giang từ bao đời nay. Và rồi, ngày thoát nghèo mà họ hằng mơ ước cũng đang đến… Sống nghèo trên đất…toàn đá Nằm trên địa bàn các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà Giang), cao nguyên đá Đồng Văn rộng 2.347,63 km2, có hơn 23 vạn người sinh sống. Đây là địa bàn miền núi đá xa xôi hẻo lánh ở cực Bắc của tổ quốc, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn và khắc nghiệt. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi Những em nhỏ đang trong độ tuổi đến trường cũng tham gia gùi vật liệu xây dựng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. nên việc phát triển kinh tế của 17 dân tộc anh em ở miền khô khát này từ bao đời nay vẫn chỉ có trong tưởng tượng. Để có thể sống ở nơi bậc nhất khắc nghiệt này, rất nhiều bà con, chủ yếu là dân tộc Mông họ đã phải trải qua hàng trăm năm để thích nghi với môi trường. Phần lớn người dân tộc ở vùng cao nguyên đá đều không nói được tiếng phổ thông nên việc giao lưu học hỏi của họ rất khó khăn, vì bất đồng ngôn ngữ. Cuộc sống ở miền cao nguyên đá hầu như không có ngày nghỉ, họ làm việc quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chất lượng sống vẫn chẳng được cải thiện là bao. Bởi một lý do đơn giản là để trồng được cây ngô (cây trồng chủ đạo của cao nguyên đá) họ phải khom lưng gùi đất đổ vào từng hốc đá để lấy chỗ gieo hạt. Thế nhưng ở nơi hơn 85% diện tích đất tự nhiên là đá này, hàng nghìn người hàng ngày bấu víu vào vách đá để sinh tồn. Chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ mới lên năm, lên bảy lóc nhóc theo bố mẹ làm những công việc như một người trưởng thành, đó là hình ảnh đáng buồn. Tình cờ chúng tôi gặp một em bé còng lưng gùi một gùi bắp ngô to gấp 3 lần cơ thể mình, hỏi ra mới biết em tên là Mai, ở thôn Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) năm nay hơn 7 tuổi, em học lớp hai. Do cuộc sống khó khăn nên nhiều em nhỏ đã phải bươn chải từ rất sớm. Khi chúng tôi có mặt tại “công trường” nhộn nhịp xây dựng cột cờ Lũng Cú có tới hàng chục em nhỏ tham gia làm “công nhân nhí”, người vác xi măng, người đập đá…Chưa qua cái tuổi lớp bốn, lớp năm họ đã phải bán sức để kiếm sống. Hình ảnh đó khiến tôi nghĩ ngay đến sự học của những đứa trẻ nơi đây. Vì cuộc sống mưu sinh nhiều em nhỏ đã không được đến trường, những em may mắn hơn thì cũng chỉ học hết cấp 2. Trình độ dân trí thấp, theo đó là việc tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước họ rất khó tiếp thu nên bài trừ các tập tục lạc hậu và mê tin dị đoan là điều vô cùng khó khăn. Quen với những vách đá, cây ngô, quen với cái đói, cái nghèo, và cái điều mà bao đời nay, những người sống trên cao nguyên đá không bao giờ nghĩ tới đã và đang đến với họ, khi đó cuộc sống của chính họ và nhiều đời sau nữa sẽ khác với những gì mà cha ông đã trải qua. Công viên… “thoát nghèo” Nhờ tích hợp nhiều kiểu di sản địa chất có giá trị cần được bảo tồn và khai thác cho thế hệ tương lai mà cao nguyên đá Đồng Văn, “mảnh đất” toàn đá nơi hàng vạn người dân đang sinh sống, đã được chính quyền địa phương và nhà khoa học lựa chọn làm Công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam. “Khi công viên địa chất được UNESCO công nhận, đó sẽ là con đường thoát nghèo của hàng nghìn người dân cao nguyên đá”, ông Ma Ngọc Giang, Giám đốc ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn chia sẻ đầy tin tưởng. Như lời ông Giang, việc công viên địa chất được công nhận, đó là giải pháp tối ưu để vừa bảo tồn các giá trị đa dạng về di sản thiên nhiên và nhân văn vừa giúp người dân thoát khỏi cảnh nghèo khó, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình. Nếu như cao nguyên đá Đồng Văn đươc UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất thì sẽ được cả thế giới biết đến, từ đó sẽ có thể phát triển nhiều dạng Hẻm vực Tu Sản, nhìn từ Mã Pí Lèng du lịch khám phá phong phú. Chẳng hạn, có thể thiết kế cho du khách đi ô tô thăm cổng trời Quản Bạ, Núi Cô Tiên, Khu di tích kiến trúc nhà Vương, đèo Mã Pì Lèng hay đi bộ, cưỡi ngựa leo núi thám hiểm các hang động. Tuyến du lịch mạo hiểm bằng xuồng máy, xuồng cao su, ca nô dọc các sông Nho Quế, sông Nhiệm, sông Miện…cũng hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn. Sẽ có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, học tập và nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị di sản thiên nhiên và nhân văn của Công viên địa chất. Ông Ma Ngọc Giang cho biết thêm việc phát triển mô hình du lịch sẽ khai thác thế mạnh của địa phương, chẳng hạn như các đặc sản truyền thống vải thổ cẩm, rượu ngô Quản Bạ, bánh ngô, xôi ngũ sắc, cháo Âu Tẩu…Các làng du lịch văn hóa sẽ được xây dựng, lễ hội truyền thống của các dân tộc sẽ được đầu tư để khôi phục và phát triển. Với hệ thống “rừng đá” điệp trùng có rất nhiều hang động tự nhiên và các khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng về sinh học (Khau Ca, Bát Đại Sơn) cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao. Cao nguyên đá Đồng Văn hứa hẹn sẽ trở thành nơi du lịch nổi tiếng. Khi điều đó thành hiện thực, cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây sẽ chuyển mình. . Cao nguyên đá trước ngày chinh phục thế giới? (Kỳ 1) Quanh năm “Bán mặt cho đá, bán lưng cho trời”, sống chết cùng với đá nhưng cái đói, cái nghèo cứ “chảy”. của cao nguyên đá) họ phải khom lưng gùi đất đổ vào từng hốc đá để lấy chỗ gieo hạt. Thế nhưng ở nơi hơn 85% diện tích đất tự nhiên là đá này, hàng nghìn người hàng ngày bấu víu vào vách đá. tộc ở vùng cao nguyên đá đều không nói được tiếng phổ thông nên việc giao lưu học hỏi của họ rất khó khăn, vì bất đồng ngôn ngữ. Cuộc sống ở miền cao nguyên đá hầu như không có ngày nghỉ, họ