1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nguon goc hinh thanh cua vu tru

2 324 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Vũ trụ được hình thành như thế nào? - Phần 1 [02/04/2008 - Khoa Vật lý - ĐHSPHN] Việc nghiên cứu vũ trụ có nhiều khó khăn đặc thù, khác với việc nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác. Đó là các nhà nghiên cứu không thể làm thí nghiệm được, cũng không “sờ mó” trực tiếp được vào đối tượng nghiên cứu. Con người chỉ có thể “ngồi” ở trái đất mà quan sát, đo đạc, rồi dùng lập luận logíc để suy ra kết quả. Tuy nhiên, việc đo đạc từ Trái Đất bị hạn chế bởi bầu khí quyển, lớp không khí này đã làm nhiễu khá nhiều các tín hiệu đến từ vụ trụ xa xôi. Gần đây người ta đã khắc phục được phần nào nhược điểm đó bằng cách phóng các phòng thí nghiệm lên quĩ đạo vệ tinh nhân tạo bên ngoài bầu khí quyển. Từ các phòng thí nghiệm – vệ tinh đó, các máy móc tự động sẽ thu được lượng thông tin chính xác hơn. Nguồn ảnh: www.nxbkimdong.edu.vn Khoa học vũ trụ, có khi rất gần và có khi rất xa với hiểu biết của mỗi chúng ta. Sau khi đọc cuốn sách nhỏ “Vũ trụ được hình thành như thế nào?” của tác giả Nguyễn Ngọc Giao, Nhà xuất bản Giáo dục, tôi biết được nhiều vấn đề lí thú. Sau đây, tôi đưa các bài viết trích từ cuốn sách này để chia sẽ những điều thú vị ấy tới bạn đọc. Phần 1. Thiên hà, siêu thiên hà Sau khi trang bị kĩ lưỡng kính viễn vọng và các phương tiện khác, chúng ta bắt đầu chuyến đi tìm hiểu vũ trụ. Bước đầu tiên là hệ Mặt Trời. Mặt Trời các xa chúng ta 147 triệu km hoặc 8 phút ánh sáng. Hệ Mặt Trời có kích thước đo bằng giờ ánh sáng. Khoảng cách giữa các ngôi sao đều rất lớn, trung bình bằng 10 triệu lần kích thước ngôi sao, tức là mật độ sao trong Thiên Hà vẫn nhỏ hơn mật độ các phần tửkhí trong các máy hút chân không hiện đại nhất, tức là bầu trời là một chân không cao. Về kích thước và độ sáng, người ta thấy rằng Mặt Trời chỉ ở địa vị trung bình so với vô vàn ngôi sao mà ta quan sát thấy trên bầu trời. Nói cách khác Mặt Trời chỉ là một thành viên trong trong một tập hợp sao gọi là Thiên Hà tức giải Ngân Hà mà ta vẫn thấy vắt ngang qua bầu trời, rõ nhất vào khoảng tháng 7, tháng 8. Thiên Hà có dạng đĩa tròn, đường kính 90.000 nas, với bề dày rất mỏng, chỉ vào khoảng một phần trăm đường kính và bao gồm cả trăm tỉ ngôi sao. Từng ngôi sao có chuyển động riêng lẻ dưới tác dụng của lực vạn vật hấp dẫn từ tất cả các các thiên thể khác, nhưng về tổng thể Thiên Hà quay quanh trục thẳng góc với mặt phẳng đĩa tại tâm với vận tốc quay 1 vòng/250 triệu năm. Về vị trí, Mặt Trời bị đẩy ra ngoại vi, ở cách tâm của đĩa khoảng 2/3 bán kính và cùng cả hệ hành tinh của mình tham gia vào chuyển động quay chung của Thiên Hà với vận tốc 230 m/s. Từ thửa ra đời đến nay, Mặt Trời đã quay được 18 vòng quanh tâm Thiên Hà. Như vậy, giới hạn kích thước của Thiên Hà đã được xác định và kích thước của hệ mặt trời chỉ là phần tỉ của Thiên Hà. Vấn đề tiếp theo là Thiên Hà đã bao quát được hết vũ trụ chưa? Hay ngoài Thiên Hà của chúng ta còn có những cái khác nữa? Câu trả lời là, Thiên Hà của chúng ta không phải là duy nhất mà chỉ là một bộ phận nhỏ bé. Hiện nay phần vũ trụ quan sát được (đôi khi được gọi là siêu thiên hà) có kích thước 3.10 25 m, chứa khoảng 10 tỉ thiên hà, với tổng số 10 20 sao và khối lượng tổng cộng 10 50 kg. Xin lưu ý các bạn là chữ “thiên hà” không viết hoa để chỉ mọi thiên hà còn “Thiên Hà” trong đó có Mặt Trời của chúng ta thì luôn được viết hoa. . sáng. Hệ Mặt Trời có kích thước đo bằng giờ ánh sáng. Khoảng cách giữa các ngôi sao đều rất lớn, trung bình bằng 10 triệu lần kích thước ngôi sao, tức là mật độ sao trong Thiên Hà vẫn nhỏ hơn mật. trời là một chân không cao. Về kích thước và độ sáng, người ta thấy rằng Mặt Trời chỉ ở địa vị trung bình so với vô vàn ngôi sao mà ta quan sát thấy trên bầu trời. Nói cách khác Mặt Trời chỉ

Ngày đăng: 13/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w