1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Ung Thư Buồng Trứng (Ovarian cancer) pdf

6 264 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 99,2 KB

Nội dung

Bà con gái không phải là bnhân của mình ; thật sự bà ấy không có BS, vì cả đời khoẻ mạnh, thấy không cần BS.. Chỉ khi ăn xong thì thấy hơi khó chịu độ nửa tiếng, rồi thôi...BS làm ơn nhậ

Trang 1

Ung Thư Buồng Trứng (Ovarian cancer)

Bây giờ có hơi rảnh, mới viết một vài trường hợp dính líu đến ung thư , ovarian cancer là một trong những ung thư khó tìm ra sớm

Cách đây độ 6 năm, có một bà khoảng 55-60 tuổi, caucasian, bà ấy là

con của một cụ bà khoảng 78 - 80 tuổi Bà con gái thường đem mẹ đến office, mỗi năm 3-4 lần , để theo dõi ung thư vú, tìm ra khi cụ bà khoảng 70

tuổi, may chỉ cần surgery, radiation, và vì Estrogen receptor positive, dùng

Tamoxifen ung thư vú chưa từng trở lại sau hơn 10 năm theo dõi

Bà con gái không phải là bnhân của mình ; thật sự bà ấy không có BS,

vì cả đời khoẻ mạnh, thấy không cần BS

Một ngày đẹp trời, hỏi : "Thưa BS, tôi có thể hỏi BS mấy câu hỏi được không, chuyện này không dính đến mẹ, mà đến tôi (mà tôi không có

BS riêng) Mấy hôm nay tôi cứ thấy nằng nặng, như đầy hơi (bloating)

Trang 2

khoảng ở lỗ rún, bên trái lỗ rún một chút, ăn ngủ cũng như thường, không có sai hỏng gì về tiêu hóa, không táo bón, không tiêu chảy, không muốn ói, không mất kí, không sốt Chỉ khi ăn xong thì thấy hơi khó chịu độ nửa tiếng, rồi thôi BS làm ơn nhận tôi làm bệnh nhân, rồi lo cho tôi À mà tôi

có sang BS sản phụ khoa (gynecologist) của tôi rồi, ông ấy khám, bảo chả

dính líu gì đến phía chuyên môn của ông ấy cả Mammogram hàng năm đã

negative ",

Ngại qúa vì mình đã bận tối mắt mũi, nhưng đã chữa cho mẹ, chả lẽ từ chối con Đành phải nhận

Hỏi thêm vài chuyện, khám cơ thể : chả có gì đáng đế ý, không có hạch, nhưng không có cách gì biết gan hay spleen có lớn không Nhưng làm

sao nói được, bụng quá lớn : ngay cả có ascites cũng không có cách gì biết

có shifting dullness hay không Bởi vì bệnh nhân nặng gấp đôi số kí lý tưởng

Chỉ thị cho lấy máu, cũng chả thấy gì lạ, nuớc đái cũng bình thường

Dĩ nhiên có thể là bệnh tiêu hóa ngày nào chả thấy, chỉ cần antacid etc

Tuy nhiên, khi khám bệnh nhân (theo lối làm việc của riêng tôi), thì

nên chia ngay ra làm hai categories:

Trang 3

(1) đây có phải là một bệnh chết nguời đang tiềm ẩn, mà mình không tìm ra ngay thì rất nguy hiểm; tức là phải làm tất cả các tests một cách rất

nhanh chóng, và không bỏ sót bất cứ một differential diagnosis nào

(2) hay chỉ là một bệnh dễ chữa nào đó, có chậm cũng không sao

Trong trường hợp này, vì chưa rõ được diagnosis, mà than phiền - complaint - chính ở trong bụng thì ở category thứ nhất , phải tìm cách loại ra ngay : (a) ung thư tiềm ẩn (occult solid tumors) : ovaries, pancreas, gan, thận (b) các loại ung thư khác không thuộc solid tumors: chẳng hạn lymphoma,

có thể có retroperitoneal lymphadenopathies quá lớn (c) abdominal aortic aneurysm (d) ischemic bowel disease - đây là một diagnosis khá khó, cần

CT angiogram, (e) các bệnh của đường ruột : Crohn's , ulcerative colitis , malabsorption - sprue , (f) ngay cả soft tissue / connective tissue disease :

angioedema

Bệnh nhân không ỉa chảy, không thấy máu trong phân, thì ngay bây

giờ phải đi tìm ung thư tiềm ẩn cái đã, rồi sau sẽ làm colonoscopy, EGD

(Esophago-Gastro-Duodenoscopy) và rồi nếu cần, chụp phim ruột non (SBFT - small bowell follow through), và rồi sau đó nữa, thì work up đi tìm sprue chẳng hạn Và rồi biết đâu chỉ là diverticulitis, thấy hàng ngày ?

Trang 4

Vậy thì cách nhanh nhất : làm ultrasound của bụng và pelvis, rồi sau

đó : CAT scan abdomen & pelvis (hoặc không cần làm Ultrasound mà đi ngay vào CAT scan)

Quyết định gửi bnhân làm CAT scan of the abdomen and pelvis with contrast : thấy một khối ở khoảng ovary bên trái, rất lớn, đường kính 15 cm

Bước kế tiếp dĩ nhiên là phái mổ bụng để làm diagnosis, (cũng như để lấy khối này ra)

B nhân lúc đó buồn bã, lo sợ và tức giận : "ông gynecologist vừa mấy tuần trước đã bảo không dính gì đến ông ấy tôi dĩ nhiên không muốn trở

lại ông đó nưã."

"Ngửi" thấy đại chiến thứ ba trước mắt giữa bệnh nhân và gynecologist, mới bảo : "lo cho bà đi cái đã, chuyện khác tính sau"

Gọi cho ông gynecologist đó, báo cho ông đó biết kết quả, báo cho biết b nhân không muốn trở lại, và một cách lễ phép, xin gửi b.nhân đến một gynecologist khác Ông ấy đồng ý

Sau đó gọi cho một gynecologist oncologist quen ở nhà thương teaching chính của Boston, bà ta đồng ý mổ bệnh nhân ngay trong tuần sau

Trang 5

Xác nhận ung thư ovary, b nhân được gửi ngược trở lại cho mình để sau khi giái phẫu, cho bà ấy gần 6 tháng chemotherapy hậu giải phẫu

Nay đã 6 năm theo dõi lúc đầu mỗi 3 tháng, rồi mỗi 6 tháng, ung thư không trở lại

Chuyện này xác nhận teaching chính trong medicine :

(1) chớ tin bất cứ BS nào, dù có là Trời đi nưã, mình phải nghĩ và làm

lấy chính mình; có cần, làm lại tất cả các tests, chính mình đi nhìn các phim

đó, bàn thảo với đồng nghiệp, sẵn sàng hỏi ý kiến các chuyên viên khác nếu cần Luôn luôn "xét lại" xem mình có thiếu sót gì không

(2) Chớ bao giờ "xua tay", bnhân đã than phiền thì phải tìm đủ mọi

cách để giải thích, làm đủ mọi thứ tests, luôn luôn "nghe" b.nhân cho đến cùng

Một danh sư trong medicine đã nói (quên mất tên) : "listen to the patient, he (she) will tell you the diagnosis" (cứ chịu khó nghe bnhân đi, họ

sẽ nói cho bạn biết họ đang bị bệnh gì)

Chính vì thế, trong suốt thời gian ở MD và post MD training, qua hàng nghìn b nhân, và hàng nghìn giờ bên giuờng bệnh, bao nhiêu đêm

Trang 6

không ngủ; y sĩ được dạy cách "nghe" và "hỏi" bệnh nhân một cách cẩn thận, rốt ráo, từng chi tiết không bỏ Chính vì thế, nhìn hồ sơ, biết cá tính và

sự huấn luyện của y sĩ đó

Hỏi và khám b.nhân chỉ có 15 phút thì không có cách gì biết họ đang

có bệnh gì !!!

NTM

Disclaimer: bài này qúy vị có thể phổ biến tự do, không cần xin phép tác giả (Nguyễn Tài Mai), chỉ cần đề: bài do BS Nguyễn Tài Mai, đăng trên diễn đàn y sĩ ngày 27 tháng 10 năm 2010 (tôi không giữ lại bản đã viết, cho nên nếu có câu hỏi xin kèm bài này để dẫn chứng)

Việc chữa bệnh từng bệnh nhân riêng biệt dĩ nhiên hoàn toàn tùy thuộc y sĩ điều trị, y sĩ máu, y sĩ ung thư của trường hợp đó

Bs Nguyễn tài Mai

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w