Đặc điểm của Sò (Cockles) docx

15 705 7
Đặc điểm của Sò (Cockles) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm của Sò (Cockles) Sò là nhóm động vật thân mềm hai vỏ rất phổ biến ở nước ta. Theo kết quả điều tra mới nhất, nước ta có khoảng 21 loài thuộc giống Arca (Anadara), trong đó phổ biến nhất là hai loài Sò Huyết và Sò Lông. Nhìn chung các loài Sò đều có vỏ cứng, dày, 2 vỏ nằng nhau hoặc không bằng nhau, hình bầu dục, hình tròn hay hình vuông. Mặt vỏ có nhiều tia phóng xạ to và dày như những đường gân và có lớp da vỏ bọc ngoài, phần nhiều có dạng tiêm mao. Bảnm lề có nhiều răng ngắn hay dạng tấm. Vết cơ khép vỏ trước và sau nằm cáhc xa nhau và lớn nhỏ không đều. Vết màng áo đơn giản, mặt trong vỏ không có lớp xà cừ Hình 13. Hình dạng và cấu tạo của sò Các loài sò khác nhau thì khác nhau về hình thái cấu tạo vỏ, kích thước và tập tính phân bố. Sò Huyết (còn gọi là Sò gạo) có hai loại là Sò tròn (Anadara granosa; hoặc Tegillarca granosa; Arca granosa Linne') và Sò dài (Anadara nodifera). Vỏ hình bầu dục phình to hoặc bầu dục thuôn dài; 2 vỏ bằng nhau, tia phóng xạ có 18-21 tia, có nhiều nốt sần lên như hạt gạo. Phân bố ở các bãi bùn mềm, yên sóng lặng gió, nước chảy lưu thông, trong vịnh, cửa sông có nguồn nước ngọt chảy vào, độ muối thấp. Sò lông (Anadara subcrenata, A. antiquata) vỏ dày, phồng to, hình bầu dục, hai vỏ không bằng nhau, vỏ phải to hơn vỏ trái. Tia phóng xạ trên mặt vỏ to và tương đối sít nhau, khoảng 35 tia, trên các tia có nhiều nốt hình vuông (A. subcrenata) hoặc 32 - 37 tia, mỗi tia có 4 tia nhỏ họp thành hai đôi xếp khít nhau (A. antiquata). Phân bố ở vuìng dưới triều từ 5-10 m nước, thường hình thành những bãi sò rất lớn và không cố định, chúgn có thể di chuyển tuỳ theo sự biến đổi của các điều kiện ngoại cảnh. Cấu tạo trong: Màng áo ngoài gồm 2 tấm đối xứng hai bên bao bọc bên ngoài phần nội tạng. Mép trước tương đối mỏng, mép sau dày hơn, mép lớn trong có dạng sóng và mép màng áo trái phải thành dạng sóng khớp nhau. Cơ khép vỏ trước dính liền phần lưng, cơ khép vỏ sau ở mặt bụng. Chân to, rộng nằm ở giữa xoang áo ngoài, mũi chân trông nhọn như lưỡi dao, giữa mặt bụng chân có một rãnh chân. Không có vòi nước. Tốc độ sinh trưởng của Sò có quan hệ với ngoại cảnh nhất là đối với thời gian bắt mồi. Nhìn chung sinh trưởng của sò tương đối chậm. Năm năm mới dài được 3,7 cm, tỷ số sinh trưởng cũng lại giảm theo tuổi. Tuyến sinh dục của Sò Huyết nằm ngay trong phần nội tạng gần như lẫn lộn với cơ quan tiêu hoá, ruột. Ở giai đoạn chưa thành thục, tuyến sinh dục hầu như không phân biệt. Chỉ có thể nhận biết tuyến sinh dục Sò Huyết thông qua màu sắc của trứng hoặc tinh trùng và độ căng đầy của tuyến sinh dục khi phát triển thành thục. Ở giai đoạn thành thục, con cái buồng trứng màu đỏ da cam và con đực có màu trắng sữa. Đa số sò phân tính (đực riêng, cái riêng), lưỡng tính rất ít. Tỷ lệ giới tính của sò thay đổi theo thời gian và theo nhóm kích thước. Theo thời gian tỷ lệ đực : cái trong quần đàn tự nhiên trung bình cho các tháng trong năm là 1: 2,1 (so với Điệp quạt là 1: 1,3). Hiện tượng biến tính của sò chưa được phát hiện mặc dù đây là hiện tượng đã xảy ra đối với các đối tượng thân mềm hai vỏ như Điệp, Nghêu, Vẹm vấn đề này cần được nghiên cứu. Theo nhóm kích thước, tỷ lệ đực : cái trong quần đàn Sò Huyết theo nhóm kích thước được thể hiện ở bảng: Bảng 8. Biến thiên tỷ lệ giới tính theo nhóm kích thước [La Xuân Thảo và CTV, 2004] Nhóm kích thước (mm) Tỷ lệ đực : cái < 20 Khó phân biệt đực cái 20 -30 1: 1,2 31 - 40 1: 2,2 41 - 50 1 : 2,3 > 50 1 : 4 Chín sinh dục lần đầu được xác định cho nhóm cá thể kích thước nhỏ nhất có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn III, IV và chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tổng cá thể của nhóm. Sò thành thục sinh dục vào khoảng tháng 7 – 10 ở phía Bắc, và từ tháng 8 – tháng 2 năm sau ở phía Nam. Nói chung 2 năm là Sò có thể đẻ được. Kích thước chín sinh dục lần đầu tiên của Sò Huyết được xác định theo chiều dài vỏ là nhóm 15 –25 mm (trung bình 20 mm). Bảng 9. Sức sinh sản của Sò Huyết theo nhóm kích thước. [La Xuân Thảo và CTV, 2004] Sức sinh sản tương đối Nhóm kích thước (mm) Sức sinh sản tuyệt đối (1000 trứng) 1000 trứng/gam (cả vỏ) 1000 trứng/gam (không vỏ) 20 - 30 229 - 236 (232,5) 15 - 31,8 (20,3) 67 -152 (93) 31 - 40 286 - 1425 (887) 17 - 61 (47) 105 - 236 (221,2) > 40 394 – 2200 (1298) 11 - 72 (39,8) 53 - 305 (177,8) Trung bình 806 35,9 164 Sò có thể sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào 2 vụ chính: Vụ 1 (tháng 3 – 4); vụ 2 (tháng 8 – 9), tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 4 (100%) và tháng 9 (93%) và thấp nhất vào các tháng 1, tháng 10 Các giai đoạn phát triển ấu trùng Sò Huyết: Ấu trùng bánh xe (Trochophora) xuất hiện sau khi trứng thụ tinh 6-8 giờ, ấu trùng có tiêm mao bao phủ toàn thân và có một tiêm mao dài ở đỉnh. Ban đầu ấu trùng có dạng hình thoi hay hình bầu dục. Sau đó hình dạng ấu trùng có sự thay đổi. Tiêm mao từ chổ bao phủ toàn thân chuyển sang tập trung thành vành quanh miệng, vận động xoay tròn nhanh và liên tục. Ấu trùng Veliger xuất hiện sau khi thụ tinh 16-18 giờ, ấu trùng có dạng chữ D, hình thành hai nắp vỏ và có vành tiêm mao nằm giữa hai nắp vỏ. Ấu trùng vận động nhanh sự chuyển động của vành tiêm mao. Kích thước của ấu trùng trung bình 34,36 m về chiều dài và 50,69 m về chiều cao. Ấu trùng Umbo (ấu trùng đỉnh vỏ) xuất hiện ngày thứ 7-8 sau khi thụ tinh. Ấu trùng bơi bằng đĩa bơi. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan gồm: Giai đoạn Tiền Umbo, xuất hiện mầm cơ khép vỏ, ruột và manh nang tiêu hoá. Giai đoạn Trung Umbo, xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng trung bình đạt 113,39m về chiều dài và 100,05 m về chiều cao. Giai đoạn này xuất hiện vào ngày thứ 10-14 sau khi thụ tinh. Giai đoạn Hậu Umbo, xuất hiện điểm mắt và hình thành chân, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn sống trôi nổi của ấu trùng. Kích thước ấu trùng trung bình đạt 149,40 m về chiều dài và 135,40 m về chiều cao. Giai đoạn này xuất hiện ở ngày thứ 16-18 sau khi thụ tinh. Ấu trùng bò lê (Spat) , xuất hiện ngày thứ 22-24 sau khi thụ tinh, hoạt động bơi lội của ấu trùng giảm dần và chuyển dần xuống đáy. Đặc trưng ở giai đoạn này là hình thành mang, màng áo, cơ khép vỏ và một số cơ quan khác. Kích thước ấu trùng trung bình đạt 166,75 m về chiều dài, 147,40 m về chiều cao. Sò con (Juvenile), xuất hiện khoảng 28-32 ngày sau khi thụ tinh. Vành tiêm mao thoái hoá và ấu trùng chuyển sang sống đáy hoàn toàn. Các đường vân xuất hiện trên vỏ chưa rõ, khoảng 3-4 ngày sau thì các đường gân rất rõ và có hình gần giống Sò trưởng thành. Kích thước Sò con trung bình đạt 273,13 m về chiều dài và 243,78 m về chiều cao sau 32 ngày tính từ khi thụ tinh. Hình 14. Quá trình phát triển phôi và ấu trùng Sò Huyết Bảng 10. Thời gian phát triển phôi, biến thái và kích thước của ấu trùng Sò Huyết [La Xuân Thảo và CTV, 2004] Thời gian sau thụ tinh Kích thước Ngày Giờ Phút Giai đoạn phát triển Chiều dài (m) Chiều cao (m) 0 Trứng 40-45 15 Trứng thụ tinh 25 Cực cầu 1 [...]... mặn 30-32‰, nhiệt độ nước trung bình 28-30oC, pH từ 7,5 – 8,0) A B C D E F Hình 15 Các giai đoạn ấu trùng của Sò Huyết A Trứng thụ tinh (15 phút sau khi đẻ) B Ấu trùng Trochophore (7 giờ sau khi thụ tinh) C Ấu trùng Veliger (17 giờ sau khi thụ tinh) D Ấu trùng Umbo (10 ngày) E Spat (28 ngày) F Sò con (32 ngày) . Đặc điểm của Sò (Cockles) Sò là nhóm động vật thân mềm hai vỏ rất phổ biến ở nước ta. Theo kết quả điều tra. Hình dạng và cấu tạo của sò Các loài sò khác nhau thì khác nhau về hình thái cấu tạo vỏ, kích thước và tập tính phân bố. Sò Huyết (còn gọi là Sò gạo) có hai loại là Sò tròn (Anadara granosa;. rãnh chân. Không có vòi nước. Tốc độ sinh trưởng của Sò có quan hệ với ngoại cảnh nhất là đối với thời gian bắt mồi. Nhìn chung sinh trưởng của sò tương đối chậm. Năm năm mới dài được 3,7 cm,

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan