Bệnh đường ruột – Bệnh của mùa hè Vi khuẩn E.coli thường có nhiều trong nước uống, rau sống, thịt nhiễm khuẩn vì thế mùa hè được coi là mùa của bệnh đường ruột, nhất là những nước thuộc vùng nhiệt đới như nước ta hiện nay. Con đường xâm nhập Vi khuẩn E.coli được viết tắt bởi Escherichia coli là một loại vi khuẩn gây ra những bệnh về co thắt ruột, tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu. Triệu chứng của nó rất tồi tệ cho cả trẻ em và những người già, đặc biệt đối với những người còn mắc các bệnh khác nữa. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể qua: - Nấu thịt chưa chín (thịt vẫn còn màu hồng đỏ). - Uống nước bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh. - Uống sữa chưa tiệt trùng. - Làm việc hoặc tiếp xúc với các gia súc, gia cầm. Thịt lợn, thịt bò, bơ sữa từ gia súc có thể mang mầm bệnh E.coli và vì vậy thịt có thể bị nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mổ gia súc, gia cầm. Nhất là những nơi mổ không đảm bảo vệ sinh, để thịt tiếp xúc với đất bẩn, nước nhiễm khuẩn… Cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn E.coli nếu thịt không được nấu ở nhiệt độ cao hoặc thời gian nấu không đủ lâu để diệt hết vi khuẩn. Khi ăn thức ăn chưa được nấu chín, vi khuẩn này sẽ ‘thâm nhập’ vào dạ dày và ruột. Vi khuẩn E.coli rất dễ lây truyền khi một người nhiễm mầm bệnh không rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh mà lại chạm tay vào bất cứ thứ gì đặc biệt là thức ăn. Những người đã bị nhiễm vi khuẩn E.coli rất dễ bị lây nhiễm các bệnh khác nữa. Đặc biệt trẻ nhỏ và người già là những người có sức đề kháng yếu, vì vậy không nên đưa họ tới bệnh viện khi không thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc với các nhà vệ sinh công cộng. Biến chứng của bệnh đường ruột Triệu chứng bắt đầu khoảng 7 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên là có những cơn đau bụng bất ngờ, sau đó một vài giờ bạn bắt đầu bị tiêu chảy. Đi ngoài khiến cơ thể bạn mất nước và điện giải làm bạn cảm thấy ốm và mệt mỏi. Nặng hơn, sau khi tiêu chảy nhiều lần sẽ tiêu chảy ra máu, tức là khuẩn này đã làm ruột bị tổn thương và chảy máu. Tiêu chảy ra máu mất khoảng 2 – 5 ngày. Khi bị tiêu chảy dạng này, người bệnh có thể phải vào nhà vệ sinh đến hơn 10 lần trong một ngày và thực chất là chỉ toàn là máu mà không có một chút phân nào cả. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn. Khi tiêu chảy ra máu, bệnh nhân có thể bị hội chứng tiêu máu urê. Những người mắc vi khuẩn này sẽ bị thiếu máu (tức là tổng số tế bào máu luôn ở mức thấp), thrombocytopenia (tiểu huyết cầu thấp làm giảm khả năng đông máu) và suy giảm chức năng thận. Thiếu máu khiến bạn dù ăn rất nhiều mà vẫn trông như người mới ốm dậy, gầy và bị mất sức khá nhanh. Đặc biệt hội chứng tiêu máu urê thường gặp ở trẻ nhỏ. Nó là lý do gây viên thận cấp tính ở trẻ và thường bắt đầu khoảng 5 đến 10 ngày sau khi bị tiêu chảy. Phát hiện và điều trị Chẩn đoán bệnh được làm xét nghiệm từ phân. Nếu bạn đi tiêu chảy ra máu thì hãy đi khám. Tốt nhất là trong khoảng thời gian 48 tiếng sau khi bị tiêu chảy ra máu. Do điều trị bệnh không có gì đặc biệt, uống nhiều nước và phải theo dõi các biến chứng của bệnh, nên nhiều người chủ quan tự mua thuốc chữa tiêu chảy khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hậu quả là sẽ làm vi khuẩn nhờn thuốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách mua và nấu thức ăn một cách an toàn. Để làm được điều đó cần tuân thủ những quy định sau: - Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bắt đầu nấu ăn. - Nấu chín thịt cho đến khi không nhìn thấy màu đỏ ở thịt nữa. - Đừng nếm dù một miếng nhỏ khi thịt còn hơi sống trong lúc bạn đang nấu. - Không để đồ thịt chín vào đĩa hoặc thớt trước đó đựng thịt sống. - Nấu thịt ở nhiệt độ ít nhất khoảng 70oC. - Để thịt đông lạnh tan giá từ tủ đá xuống tủ dưới hoặc để lo vi sóng trước khi nấu, không nên để ngoài nhiệt độ bình thường ngay. Shop phong thủy Hộ Mệnh có bán đá phong thủy thiên nhiên, trang sức đá quý dùng để hộ mệnh, sách phong thủy để tự tìm hiểu và ứng dụng. Tư vấn miễn phí. - Để thịt lợn hoặc thịt gia cầm sống xa các thức ăn khác. Sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa thớt hoặc đĩa trước đó đựng thịt sống. - Không uống nước chưa được đun sôi. - Giữ thức ăn trong tủ lạnh hoặc tủ đá. - Để riêng thức ăn nóng và thức ăn lạnh ra chỗ khác nhau. - Ướp lạnh thức ăn còn thừa chưa dùng đến ngay sau khi bạn không cần dùng nữa hoặc vứt nó đi. - Người mắc bệnh tiêu chảy nên rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, sử dụng nước nóng và xà phòng, rửa tay ít nhất 30 giây. Những người phải làm việc ở các trung tâm y tế hoặc viện dưỡng lão cũng phải rửa tay thường xuyên. - Đi ăn nhà hàng bạn cũng không nên ăn đồ thịt tái chín và yêu cầu họ nấu kỹ không còn màu hồng đỏ ở thịt là được . Bệnh đường ruột – Bệnh của mùa hè Vi khuẩn E.coli thường có nhiều trong nước uống, rau sống, thịt nhiễm khuẩn vì thế mùa hè được coi là mùa của bệnh đường ruột, nhất là những. chứng của bệnh, nên nhiều người chủ quan tự mua thuốc chữa tiêu chảy khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hậu quả là sẽ làm vi khuẩn nhờn thuốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể phòng bệnh. chế tiếp xúc với các nhà vệ sinh công cộng. Biến chứng của bệnh đường ruột Triệu chứng bắt đầu khoảng 7 ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh. Dấu hiệu đầu tiên là có những cơn đau bụng bất ngờ,