Để hương cơ thể gây mùi nhớ Dường như cơ thể ai cũng có một mùi nào đó và mùi cơ thể chẳng bao giờ dễ chịu. Mùi thơm ngào ngạt như Dương Quý Phi đời Đường và Hàm Hương công chúa đời Thanh làm ong bướm cứ quấn quýt bay quanh chỉ là chuyện bịa. Đa số mùi cơ thể yếu nên thường không nhận ra. Số người có mùi mạnh đến nỗi người xung quanh phải lảng tránh cũng không quá nhiều.Có điều mũi của chính mình không mấy ai tự biết vì đã quá quen thuộc. Do vậy chủ quan và thiếu quan tâm đến việc khử mùi cho bản thân mình. Cơ thể ai cũng có mùi. Do đâu? Làm thế nào để khử? Mùi do đâu mà có? Không kể mùi từ ngoài đưa vào do nghề nghiệp (chị hàng hương, cô hàng cá…), do thuốc men, do bệnh tật (có thầy thuốc ngửi mùi đoán bệnh), do mỹ phẩm… thì xuất xứ duy nhất của mùi là mồ hôi, tiết ra từ các tuyến, để điều hoà thân nhiệt, chủ yếu là chống nóng. Bản thân mồ hôi có thành phần khác nhau tuỳ người, tuy nghề, nhưng nói chung nếu “tinh khiết” thì mồ hôi chẳng có mùi. Song trên bề mặt da có hàng triệu vi khuẩn cư trú mà mồ hôi là môi trường sống của chúng. Chúng hoạt động mạnh nhất là vào mùa hè, “cắt nhỏ” các phân tử hoá chất trong mồ hôi thành các axit chứa lưu huỳnh, làm thành mùi đặc trưng của mỗi người. Chẳng thế, loài chó – với khứu giác tinh tế gấp hàng vạn lần con người – nhờ mùi mà nhận ra kẻ quen người lạ. Người mù mắt không nhìn thấy cũng nhờ mùi có thể biết ai đến gần. Chẳng thế, người ta bảo các cặp tình nhân là “quen hơi bén tiếng”. Nguyễn Du viết “hương gây mùi nhớ” để tả tâm trạng của người đang yêu. Vua Tự Đức đã “xếp tàn y lại để dành hơi” người cung phi yêu dấu qua đời. Cơ thể nàng Dương Quý Phi luôn tỏa hương thơm ngào ngạt!? Làm thế nào để khử mùi? Bao giờ mùi đàn ông cũng nhiều, cũng mạnh và do vậy cũng “hôi” hơn phụ nữ. Để khử mùi của cơ thể, sau khi biết nguồn gốc của chúng có hai cách: - Giảm lượng mồ hôi - “Xử lý” bọn vi khuẩn tạo mùi. Đổ mồ hôi để giảm thân nhiệt. Do vậy mùa hè luôn luôn nhiều mồ hôi hơn mùa khác. Cách đơn giản nhất để làm hết mồ hôi và trôi đi bọn vi khuẩn sống trên da là tắm rửa bằng xà phòng hay sữa tắm vì chỉ những chất hoạt động bề mặt trong đó mới làm sạch những chất chứa trong mồ hôi và những axit béo do vi khuẩn sản sinh ra. Mồ hôi tiết ra từ các tuyến mồ hôi, tập trung nhất ở nách, bụng dưới, gan bàn chân… Số lượng các tuyến này khác nhau ở từng người. Bạn nhiều mồ hôi (không kể do hoạt động chân tay buộc các cơ bắp phải giảm nhiệt) có nghĩa là bạn nhiều tuyến mồ hôi hơn người khác. Một số bệnh cũng khiến ta ra mồ hôi nhiều hơn ví dụ những bệnh của tuyến giáp. Thuốc đôi khi có phản ứng phụ gây tiết mồ hôi ví dụ thuốc chống trầm cảm. Khi mắc các bệnh này hoặc sử dụng thuốc cần phải chú ý vệ sinh thân thể nhiều hơn để tránh mùi. Thói quen ăn uống cũng làm xuất hiện mùi cơ thể. Người châu Phi thích ăn nhiều thứ chưa nấu chín khiến họ có mùi gây khó chịu. Trên da, nơi vi khuẩn tập trung đông đảo nhất là những đám lông, vì chúng giữ mồ hôi lâu hơn, “khí hậu ẩm thấp” hơn nơi khác nên càng cần chú ý khử mùi. Tắm rửa sạch nhưng nếu mặc lại quần áo cũ thì tác dụng khử mùi giảm đi rất nhiều, nên đã tắm rửa là phải thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót, thấm nhiều mồ hôi nhất. Lau thật khô thân thể và nhờ đến sự viện trợ của nước hoa và những chất khử mùi (desodorant). Với những hương liệu sẵn có trong thành phần, các loại mỹ phẩm át đi những mùi hôi của chất khác, và chất cồn trong đó có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cơ thể. Quần áo (nhất là quần áo lót) mùa hè nên hạn chế loại bằng sợi tổng hợp thuần tuý, vì chúng thấm nước kém, nên “bí”, không để mồ hôi thoát ra ngoài, chẳng những gây bức bối mà còn làm cho cơ thể nặng mùi hơn. Nên chọn loại sợi pha bông hoặc các loại sợi thiên nhiên dễ hút ẩm, thoáng mát. Nhờ nhà hoá học Nhiều loại thuốc sát trùng, sát khuẩn rất có tác dụng, ví dụ dung dịch clohexidin 0,05%. Nếu dùng hàng ngày, giảm được nhiều vi khuẩn, tuy không làm giảm sự tiết mồ hôi. Một loại khá thông dụng nữa là dung dịch chống hôi nách (nên hỏi bác sĩ trước khi dùng) tức dung dịch clorua nhôm 20%, tên thương phẩm là Droclor hoặc Anhydrol Forte. Cơ thể thơm tho giúp người ta thoải mái, dễ chịu và tự tin. Khi dùng “thuốc” cần lưu ý: - Bôi vào nách, chân… trước khi đi ngủ. Khi ta ngủ, sự tiết mồ hôi giảm đi nên dung dịch sẽ có hiệu quả hơn. - Thấm dung dịch vào các tuyến mồ hôi, khiến miệng tuyến nở ra, và thuốc đóng các tuyến ấy lại. - Sáng dậy, bạn rửa lại thật sạch, và chỉ dùng trước khi đi ngủ. - Lúc đầu mỗi đêm dùng một lần, sau đó thưa dần, một hoặc hai lần một tuần là đủ Nhờ nhà y học Nếu ra mồ hôi quá nhiều, gây khó chịu, bạn cần đến bác sĩ. Họ có thể làm một tiểu phẫu thuật, bằng cách gây tê rồi lấy đi những tuyến mồ hôi nằm dưới nách “làm phiền” bạn nhất. Cách hút mỡ ở tuyến mồ hôi dưới da cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể cắt dây thần kinh ngang ngực (trans-thoraic sympathehectomy) để phá huỷ dây thần kinh điểu khiển việc tiết mồ hôi. Họ sẽ rạch một điểm tại nách, luồn kim vào dẻ sườn thứ hai, thứ ba và thứ tư ở mỗi bên rồi dùng dòng điện để huỷ dây thần kinh này. Ngoài ra các bác sĩ còn dùng Botox (chất dùng xoá nếp nhăn trên mặt) tiêm vào nách để bịt kín các tuyến gây ra sự tiết mồ hôi quá mức. . Để hương cơ thể gây mùi nhớ Dường như cơ thể ai cũng có một mùi nào đó và mùi cơ thể chẳng bao giờ dễ chịu. Mùi thơm ngào ngạt như Dương Quý Phi đời Đường và Hàm Hương công chúa. Nguyễn Du viết hương gây mùi nhớ để tả tâm trạng của người đang yêu. Vua Tự Đức đã “xếp tàn y lại để dành hơi” người cung phi yêu dấu qua đời. Cơ thể nàng Dương Quý Phi luôn tỏa hương thơm. quan tâm đến việc khử mùi cho bản thân mình. Cơ thể ai cũng có mùi. Do đâu? Làm thế nào để khử? Mùi do đâu mà có? Không kể mùi từ ngoài đưa vào do nghề nghiệp (chị hàng hương, cô hàng cá…),