1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa 8 ( chương IV )

6 617 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66 KB

Nội dung

CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHí Bài 24: TíNH CHấT CủA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết đợc: - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nớc, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu ), nhiều phi kim (S, P ) và hợp chất (CH 4 ). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thờng bằng II. - Sự cần thiết của oxi trong đời sống Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C, rút ra đợc nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết đợc các PTHH. - Tính đợc thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. B. Trọng tâm Tính chất hóa học của oxi C. Hớng dẫn thực hiện - Vì lần đầu tiên học sinh học tính chất vật lí của một chất nên phân tích cho học sinh biết khi nghiên cứu về tinh chất vật lí cần nghiên cứu : trạng thái tồn tại, màu sắc ,mùi vị, tính tan trong nớc, nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi để học sinh tự học phần tính chất vật lí của các chất khác sau này. Đối với khí cần thêm phần so sánh với không khí và giải thích đợctại sao khí nghiên cứu nặng hay nhẹ hơn so với không khí. Từ tính tan và tỉ khối của chất khí đối với không khí hớng dẫn học sinh cách thu khí trong PTN Từ các thí nghiệm O 2 tác dụng với S, P, Fe, Cu, C 4 H 10 (trong bật lửa) giúp cho HS thấy Oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh, tác dụng với nhiều kim loại, phi kim khác và nhiều hợp chất. Luyện tập,củng cố : + Viết phơng trình hóa học biểu diễn các phản ứng của oxi; từ các phơng trình giúp HS thấy rõ trong các hợp chất tạo ra, oxi luôn có hóa trị II + Bài toán tính theo phơng trình hóa học,liên quan đến sự đốt cháy nhiên liệu. + Làm bài tập số 5 SGK trang 87 để liên hệ thực tế sự cần thiết của oxi trong đời sống Bài 25: Sự OXI HóA - PHảN ứNG HóA HợP - ứNG DụNG CủA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết đợc: - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. 1 - ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. Kĩ năng - Xác định đợc có sự oxi hoá trong một số hiện tợng thực tế. - Nhận biết đợc một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. B. Trọng tâm Khái niệm về sự oxi hóa Khái niệm về phản ứng hóa hợp C. Hớng dẫn thực hiện Từ các câu hỏi kiểm tra bài cũ về tính chất hóa học của oxi, yêu cầu HS viết các phơng trình hóa học giữa oxi với một kim loại, một phi kim và CH 4 ), qua đó chỉ ra cho HS thấy thế nào là sự oxi hóa; Phân biệt kim loại ở dạng đơn chất và kim loại trong hợp chất (kim loại ở dạng đơn chất trung hòa về điện tích, kim loại trong hợp chất có hóa trị và có điện tích, sự xuất hiện điện tích do quá trình nhờng electron của nguyên tử) Cu Cu 2+ + 2e giới thiệu thêm khái niệm sự oxi hóa là quá trình nhờng electron (qua trình nêu trên là sự oxi hóa Cu) Từ các phản ứng của oxi đã nêu trên ( kimloại, phi kim và CH 4 , chỉ cho HS thấy có hai loại phản ứng khác nhau (yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm khác nhau đó) qua đó thấy một trong hai loại phản ứng này gọi là phản ứng hóa hợp (Nêu thêm một số ví dụ về phản ứng hóa hợp không có mặt O 2 ) Luyện tập, củng cố: + Nêu một số sự oxi hóa trong thực tế cuộc sống và ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. + Viết thành thạo các phơng trình phản ứng hóa hợp + Bài toán tính theo phơng trình hóa hợp. Bài 26: OXIT A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức -Biết đợc + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ Kĩ năng + Lập đợc CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập đợc CTHH của oxit + Nhận ra đợc oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH B. Trọng tâm + Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ + Cách lập đợc CTHH của oxit và cách gọi tên 2 C. Hớng dẫn thực hiện + Kiểm tra bài cũ về phản ứng hóa học của O 2 dẫn đến sự hình thành một số oxit bazơ , oxit axit (MgO, Na 2 O, CO 2 , P 2 O 5 ) . Cho học sinh nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit để dẫn đến định nghĩa oxit. + Đặt vấn đề lập CTHH một oxit thì cần có giả thiết nào ?Hớng dẫn để học sinh trả lời : cần biết hóa trị của nguyên tố tạo oxit hoặc % các nguyên tố trong oxit và phân tử khối. Cho làm hai bài tập liên quan. + Từ các oxit trong kiểm tra bài cũ , cho biết MgO,Na 2 O là oxit bazơ ,có bazơ tơng ứng là Mg(OH) 2 ,NaOH và CO 2 ,P 2 O 5 là oxit axit, có axit tơng ứng là H 2 CO 3 , H 3 PO 4 . Sau đó cho học sinh tự kết luận về sự phân loại ,nêu định nghĩa về oxit axit, oxit bazơ. Cho 1 số ví dụ để cũng cố phần phân loại (cần đa ra 1 số trờng hợp nh Mn 2 O 7 , NO để lu ý học sinh không phải oxit của kim loại nào cũng là oxit bazơ, oxit của phi kim chỉ là oxit axit khi có axit tơng ứng) + GV giới thiệu cách gọi tên chung, gọi tên một số oxit sau đó cho học sinh gọi tên một số oxit, trong đó có oxit của kim loại nhiều hóa trị và oxit của phi kim nhiều hóa trị. + Củng cố, luyện tập: Học sinh thành thạo cách gọi tên, nhất cách gọi tên các oxit axit và tên các oxit bazơ ứng với kim loại nhiều hóa trị. Học sinh biết cách lập CT nhanh một oxit khi biết hóa trị và biết cách lập CT HH của oxit khi biết % khối l- ợng các nguyên tố. Học sinh phân biệt đợc oxit nào thuộc loại oxit bazơ, oxit axit (chú ý chọn ví dụ phù hợp, không đa các oxit lỡng tính, oxit không tạo muối, oxit hỗn tạp vào mục ví dụ về các oxit bazơ ) Bài 27: ĐIềU CHế OXI - PHảN ứNG PHÂN HủY A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức -Biết đợc + Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN + Khái niệm phản ứng phân hủy Kĩ năng + Viết đợc phơng trình điều chế khí O 2 từ KClO 3 và KMnO 4 + Tính đợc thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn đợc điều chế từ Phòng TN và công nghiệp + Nhận biết đợc một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. B. Trọng tâm + Cách điều chế oxi trong phòng TN và CN ( từ không khí và nớc) + Khái niệm phản ứng phân hủy C. Hớng dẫn thực hiện + Kiểm tra bài cũ (có thể dùng hình thức trắc nghiệm khách quan) về phân loại oxit, gọi tên oxit, viết một số phản ứng hóa hợp trong đó có oxi tham gia. + Phân tích để cho học sinh thấy để có các oxit từ các phản ứng trực tiếp thì cần có oxi Cho học sinh nêu một vài ứng dụng của oxi trong thực tế mà học sinh biết. Từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bài mới 3 + GV tiến hành làm các thí nghiệm trong sách GK, cho học sinh nhận xét để đi đến kết luận để điều chế khí oxi trong phòng TN và cách thu khí oxi. GV khắc sâu kiến thức bằng cách yêu cầu học sinh giải thích vì sao có thể thu oxi bằng phơng pháp đẩy không khí (O 2 nặng hơn không khí) và đẩy nớc (do oxi ít tan trong nớc), học sinh tự viết phơng trình điều chế oxi từ KClO 3 và KMnO 4 (GV cho biết sản phẩm). + Đặt vấn đề điều chế oxi trong công nghiệp. Đối với việc sản xuất oxi từ không khí cần cho học sinh nêu thành phần không khí, GV cung cấp nhiệt độ sôi của oxi và nitơ và yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời cách làm. Đối với trờng hợp điều chế oxi từ nớc GV nên giới thiệu cách làm và cho học sinh viết PTHH. + GV cho học sinh phân tích, so sánh điểm khác nhau về số chất tham gia phản ứng và sản phẩm giữa các phản ứng hóa hợp (trong phần kiểm tra bài cũ), phản ứng nhiệt phân KClO 3 , KMnO 4 , từ đó giới thiệu phản ứng phân hủy và yêu cầu học sinh nêu định nghĩa phản ứng phân hủy . + Củng cố: - Làm bài tập tính thể tích oxi sinh ra trong phòng TN hoặc công nghiệp (ở đkc) - Nhận biết phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy trong 1 số phản ứng cho tr- ớc. Bài 28: KHÔNG KHí - Sự CHáY A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết đợc: + Thành phần của không khí theo thể tích và khối lợng. + Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. + Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. + Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. + Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. Kĩ năng + Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí + Phân biệt đợc sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tợng của đời sống và sản xuất. + Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy. B. Trọng tâm + Thành phần của không khí. + Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy. + Điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy C. Hớng dẫn thực hiện + Hớng dẫn học sinh làm rõ hai phần: thành phần hóa chất có trong không khí (chủ yếu là oxi, nitơ, ngoài ra còn có rất ít hơi nớc, khí cacbonic, khí hiếm v.v ), ph- ơng pháp xác định % thể tích của oxi và nitơ trong không khí nếu giả sử không khí 4 chỉ chứa chủ yếu 2 chất này (cách tiến hành thí nghiệm và cách dựa vào kết quả thí nghiệm để kết luận) + Dùng hình ảnh, t liệu, phơng pháp đàm thoại để hớng dẫn cho học sinh xác định đợc tầm quan trọng của không khí và tác hại của không khí bị ô nhiễm, từ đó tìm ra một số biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí (hớng cho học sinh đa ra những hành động cụ thể mà học sinh có thể thực hiện) + Đa ra một số ví dụ phản ứng cháy nh các phản ứng đốt cháy S,C, P, Fe , cho học sinh nêu hiện tợng kèm theo, sau đó hớng dẫn học sinh định nghĩa sự cháy. H- ớng dẫn học sinh phân tích đợc sự giống nhau và sự khác nhau đối với sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi. Dùng grap hoặc bảng so sánh để cho ghi bài để học sinh dễ nhớ + Lấy ví dụ để giới thiệu về sự oxi hóa chậm, hớng dẫn học sinh nắm đợc định nghĩa của sự oxi hóa chậm và điều kiện để sự oxi hóa chậm chuyển thành chất cháy. + Dùng phơng pháp đàm thoại để học sinh nêu đợc điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy. Nên ghi hai phần này song song để học sinh dễ đối chiếu. Cho học sinh nêu ra những việc cần làm khi gặp một đám cháy (điện thoại 119, phụ giúp dập tắt đám cháy nêu có thể với các biện pháp phù hợp cho từng loại đám cháy do xăng dầu, do gỗ ) Bài 29 : BàI LUYệN TậP 5 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Các mục từ 1 đến 8 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa Kĩ năng Viết phơng trình hóa học thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ, oxit axit), phân loại phản ứng (phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng thể hiện sự cháy Củng cố các khái niệm sự oxi hóa, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. B. Trọng tâm Xem các bài trớc C. Hớng dẫn thực hiện Chọn và sắp xếp bài tập sách GK, sách bài tập theo hệ thống kiến thức và kĩ năng cần ôn tập (10 câu trắc nghiệm nhiều hình thức, 2 câu hỏi LT ngắn, 1 bài tập tự luận liên quan đến việc tính lợng oxi trong phản ứng điều chế oxi, cho oxi tác dụng với hóa chất và tính lợng sản phẩm, đồng thời tính thể tích không khí cần để thực hiện phản ứng đó nếu thay oxi bằng không khí. Phơng pháp: Cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cá nhân; trả lời tại chỗ hoặc trình bày trên bảng trong , qua bài tập hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ. Bài 30: BàI THựC HàNH 4 điều chế thu khí oxi và thử tính chất của oxi A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng 5 Kiến thức + Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi. + Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi Kĩ năng + Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phơng pháp nhiệt phân KMnO 4 hoặc KClO 3 . Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phơng pháp đẩy không khí, một bình khí oxi theo phơng pháp đẩy nớc. + Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O 2 + Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tợng và giải thích hiện tợng + Viết phơng trình phản ứng điều chế oxi và phơng trình phản ứng cháy của S, dây Fe B. Trọng tâm + Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong phòng TN, C. Hớng dẫn thực hiện + Nên chia học sinh thành nhiều nhóm(tốt nhất khoảng từ 4 5 em / 1 nhóm). Mỗi nhóm phải có danh sách, cử nhóm trởng . + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho mỗi nhóm: Đèn cồn có cồn (1), giá ống nghiệm (1), ống nghiệm (6), ống dẫn khí hình chữ L , ống dẫn thu khí qua nớc + nút cao su có kích thớc vừa với ống nghiệm, 2 bình tam giác có nút đậy để thu khí O 2 , một chậu nớc, một muỗng sắt, chổi rửa, kẹp ống nghiệp, giá sắt . Hóa chất: KMnO 4 hoặc KClO 3 (+MnO 2 ), bông gòn, S, dây thép mỏng, cát (1 ít, để trong bình đốt cháy thép), nớc vôi trong. + Chuẩn bị sẵn mẫu tờng trình thí nghiệm cho học sinh + Trớc TN cần cho học sinh kiểm tra dụng cụ, hóa chất. Sau đó GV cho học sinh tham khảo SGK trình bày cách tiến hành, GV lu ý các em về vấn đề an toàn thí nghiệm (đốt S trong không khí cần làm nhanh, cho vào bình oxi xong thì sau đó dùng dung dịch nớc vôi đổ vào, đậy nắp để khử SO 2 ; lắp ống nghiệm đựng KClO 3 hoặc KMnO 4 hơi chúc miệng xuống) và điều kiện tiến hành các TN có kết qủa (dây thép cần mắc một mảnh than nhỏ để làm mồi), nếu cần làm mẫu cho học sinh. Sau đó cho học sinh tiến hành từng thí nghiệm. + GV theo dõi, quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả từng nhóm công khai trên bảng. Sau mỗi TN cần cho học sinh báo cáo, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời (viết phơng trình, ý nghĩa thí nghiệm, kinh nghiệm ) và đánh giá câu trả lời. + Cho học sinh viết tờng trình, thu bảng tờng trình 6 . bài tập số 5 SGK trang 87 để liên hệ thực tế sự cần thiết của oxi trong đời sống Bài 25: Sự OXI HóA - PHảN ứNG HóA HợP - ứNG DụNG CủA OXI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết đợc: - Sự. TN hoặc công nghiệp ( đkc) - Nhận biết phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy trong 1 số phản ứng cho tr- ớc. Bài 28: KHÔNG KHí - Sự CHáY A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết đợc: + Thành. từ 1 đến 8 phần kiến thức ghi nhớ trong sách giáo khoa Kĩ năng Viết phơng trình hóa học thể hiện tính chất của oxi, điều chế oxi, qua đó củng cố kĩ năng đọc tên oxit, phân loại oxit (oxit bazơ,

Ngày đăng: 13/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w