Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
308,32 KB
Nội dung
Cách chữa trị nghiện thuốc Tại sao người ta bị nghiện thuốc? Có rất nhiều con đường dẫn đến nghiện thuốc. Nhiều người bị nghiện thuốc do ngẫu nhiên. Thí dụ như họ đi dự tiệc và bạn bè rủ rê uống rượu, hút thuốc và dùng những loại thuốc kích thích. Khi thử qua, được hưởng cái cảm giác lâng lâng thì họ rất thích thú và muốn tìm lại cảm giác đó bằng cách lạm dụng những hóa chất làm nghiện. Một số người khác do bị căng thẳng tinh thần nên dùng những hóa chất để giải sầu. Dần dần sẽ trở thành thói quen và họ lún sâu vào con đường nghiện ngập. Một số khác bị đau nhức, bác sĩ cho toa thuốc giảm đau có chất á phiện (opiates). Khi thuốc bị lờn, họ tự động tăng liều rồi sẽ bị nghiện. Những loại thuốc làm nghiện ảnh hưởng trên não bộ như thế nào? Hai loại hóa chất chính trong não bộ ảnh hưởng đến nghiện là chất dopamine và chất opiates. Chất dopamine là chất làm cho chúng ta có cảm giác sung sướng, và khi nó được tiết ra nhiều sẽ tạo cảm giác cực khoái (buzz). Trên phương diện sinh lý thì chất dopamine được gắn liền đến những hoạt động duy trì sự sống, như ăn uống và hoạt động tình dục. Những chất nghiện thuộc nhóm kích thích (stimulant) như cocaine, amphetamine, extasy làm tăng dopamine gấp bội so với những sinh hoạt bình thường như ăn uống chẳng hạn. Khi dopamine tràn ngập não bộ thì sẽ tạo ra cảm giác khoái lạc (rush, buzz). Có những thí nghiệm cho thấy rằng những con chuột bị nghiện cocaine sẽ bỏ ăn bỏ uống, không chú ý đến những con chuột khác phái. Chúng liên tục dùng cocaine cho đến khi chết đói. Loài người cũng có phản ứng tương tự. Những người nghiện có thể liên tục dùng hóa chất cả ngày, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ bê công việc và gia đình. Trong cơn nghiện, họ mất khả năng suy nghĩ chín chắn và không ý thức được hậu quả của việc nghiện. Khi chụp hình fMRI não bộ thì thùy trán (frontal lobe) hoạt động rất kém ở người nghiện. Công dụng của thùy trán giúp chúng ta phân tích và quyết định (analytic and executive ability). Như thế khi bị dính vào cơn nghiện rồi thì ý chí bị suy nhược đáng kể nên người nghiện trở thành nô lệ cho hóa chất. Chất opiates là những hóa chất thuộc loại thuốc phiện làm giảm đau. Trong thiên nhiên khi ta bị thương thì não bộ ta tiết ra chất opiate để giảm đau. Hiện nay có rất nhiều người bị nghiện opiates. Một số do bác sĩ viết toa trị cơn đau nhức (như Oxycodone, MS Contin), bịnh nhân vô tình dùng quá liều và bị nghiện. Một số khác bị nghiện do bạn bè quyến rũ lạm dụng thuốc giảm đau để có cảm giác lâng lâng. Khi lạm dụng hóa chất này và bị nghiện rồi, bỏ thuốc rất là khó vì triệu chứng thiếu thuốc (withdrawal symptoms) làm đau nhức, ói mửa, tiêu chảy rất khó chịu, tưởng như là có thể chết được. Những người bị nghiện kể lại rằng khi lạm dụng chất làm nghiện thì họ cảm thấy rất tự tin, mọi sự lo lắng đều biến mất. Họ có cảm giác khoái lạc (do dopamine tăng) và những vấn đề gây căng thẳng bây giờ không có nghĩa lý gì (do opiates tăng). Vì ham được sống trong cảm giác lâng lâng đó, họ tự khóa chặt vào thế giới nghiện và dần dần cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Họ có ảo tưởng rằng mình có quyền lực phi thường và tưởng như có thể làm được mọi việc phi thường. Những giai đoạn của sự nghiện ngập Giai đoạn đầu là con đường đến khoái lạc. Vì não bộ còn nhậy cảm nên người nghiện dễ đạt đến khoái lạc. Vì lòng tham, người nghiện muốn được nhiều khoái lạc mà không tự kềm chế được nên gây nhiều phiền toái cho bản thân, gia đình và xã hội. Đây là giai đoạn lạm dụng thuốc (drug abuse) Một thời gian sau, não bộ sẽ lờn thuốc (tolerance). Những tế bào thần kinh đáp ứng với thuốc nghiện và tạo ra ít “receptors”, là những bộ phận giúp tế bào hấp thụ chất dopamine. Đối với tế bào thần kinh thì hiện thời dopamine quá dư thừa nên không cần tạo receptors để nhận vào thêm nữa. Hiện tượng lờn thuốc bắt đầu. Giai đoạn sau là giai đoạn mất tự chủ, làm nô lệ cho cơn nghiện (drug dependence). Tế bào thần kinh (neurones) đáp ứng với sự dư thừa dopamine. Đến giai đoạn này thì người nghiện cần phải dùng một số lượng rất lớn thuốc nghiện mới đạt được cơn khoái lạc. Những cơn khoái lạc càng hiếm dần. Họ cần có thuốc nghiện hàng ngày để sinh hoạt bình thường. Khi thiếu thuốc nghiện thì họ trải qua cơn thiếu thuốc (withdrawal symptoms) rất khó chịu. Cơn thiếu rượu sẽ làm chân tay người nghiện run rẩy, họ bực bội, cau có, lo âu, nặng hơn có thể bị kinh phong (seizure). Cơn thiếu opiate (thuốc phiện) làm cơ thể đau nhức, buồn nôn, tiêu chảy, người xuất mồ hôi rất khó chịu. Nghiện ngập ảnh hưởng thế nào đến quan hệ con người? Mục đích tự nhiên của dopamine là khuyến khích con người có quan hệ với nhau. Lần đầu tiên trong đời, đứa bé cảm nhận sung sướng (dopamine tăng) khi nó bú sữa mẹ. Sung sướng đó làm tăng tình mẹ con. Khi lớn lên đứa trẻ vị thành niên nam cảm thấy thích thú khi liếc nhìn ngực phụ nữ (dopamine tăng). Quan hệ nam nữ bắt đầu từ sự thích thú khi nhìn người khác phái. Khác với quan hệ thuần sinh lý, trong quan hệ tình yêu, con người tập dần, lột bỏ những ích kỷ cá nhân để duy trì quan hệ. Đó cũng là những bước đầu của cuộc sống gia đình và xã hội. Nền tảng của xã hội cần những quan hệ vững chắc và khả năng hoãn lại sự thỏa mãn cá nhân (delayed gratification). Người bị nghiện đi ngược chiều sự phát triển kể trên. Khi nghiện thuốc, họ bỏ bê những quan hệ gia đình và xã hội. Họ hoàn toàn chú trọng đến sự khoái lạc cá nhân. Họ tìm đủ mọi cách để mua được thuốc làm nghiện, thậm chí trộm cắp tiền của người thân để mua thuốc nghiện. Bạo hành gia đình rất dễ xảy ra. Họ có thể vào tiệm ăn cắp đồ đạc, từ đó ra vào khám là chuyện thường ngày. Từ một người mẫu mực, người nghiện thay đổi tính tình và trở thành một thành viên xấu trong gia đình và xã hội. Làm sao thoát khỏi cơn nghiện? Trước khi nghiện thì con người có sự chọn lựa. Nhưng sau khi nghiện rồi thì họ làm nô lệ cho hóa chất nghiện. Sự hành hạ thể xác và tâm hồn của cơn thiếu thuốc tước đoạt quyền chọn lựa. Người đó chỉ còn một cách là tìm hóa chất nghiện bằng mọi giá. Não bộ của người nghiện bị thay đổi làm họ mất khả năng điều khiển ý chí va mất khả năng suy nghĩ chín chắn. Những suy nghĩ và thái độ của họ chỉ xoay chung quanh việc tìm cho được hóa chất để thỏa mãn cơn nghiện. Vì thế tự bỏ thuốc nghiện là việc rất khó. Đa số người nghiện sẽ trở lại con đường nghiện trong một thời gian ngắn. Những người đó cần phải đến những cơ quan y tế để cai thuốc. Gần đây ta có nhiều loại thuốc cai nghiện. Những loại thuốc này tác động lên não bộ làm giảm cơn thèm thuốc (craving) và giúp người nghiện bỏ thuốc. Thuốc Campral được dùng làm giảm sự khó chịu của cơ thể khi thiếu rượu. Naltrexone tác động lên hệ thống opiate (opiate antagonist) của não bộ làm giảm cảm giác khoái lạc khi người nghiện rượu uống rượu, khiến họ bỏ rượu dễ hơn. Suboxone được dùng để cai thuốc phiện. Thuốc này làm điều hòa hệ thống opiate (opiate partial agonist) làm giảm cơn thèm thuốc. Một số người bị bịnh trầm cảm hay lo âu, họ không nhận ra triệu chứng bịnh tâm thần và dùng những loại thuốc nghiện để tự trị cho họ. Rất đáng tiếc là thuốc làm nghiện lại làm những bịnh tâm thần nặng hơn. Những người bị nghiện khó có được giấc ngủ ngon do lạm dụng thuốc nghiện vì thuốc làm mất sự điều hòa những hóa chất tự nhiên trong não bộ. Mất ngủ kinh niên sẽ làm những triệu chứng bịnh tâm thần nặng hơn. Nhưng bịnh tâm thần kể trên cần được điều trị đúng mức để bịnh nhân không trở lại dùng thuốc nghiện. Những nghiên cứu mới đây cho thấy muốn cai thuốc nghiện cần phải uống thuốc kèm theo với tâm lý trị liệu chuyên về cai nghiện. Thí dụ như phải trở thành thành viên của Alcohol Anonymous (AA) và áp dụng 12 bước tiến (12 steps) hoặc phải áp dụng Cognitive Behavioral Therapy (CBT, trị liệu giúp thay đổi nhận thức). Một số lớn người bị nghiện do căng thẳng tâm lý, do không đáp ứng được với hoàn cảnh gia đình hay xã hội nên tìm lối thoát qua chất nghiện. Nếu không học hỏi được những phương pháp đối phó hiệu quả với hoàn cảnh căng thẳng thì khi bỏ thuốc tạo nghiện, những căng thẳng sẽ trở lại và sẽ thúc đẩy họ trở lại dùng thuốc nghiện. Những phương pháp mới trị bịnh nghiện Ngoài những phương pháp trị bịnh nghiện kể trên, Brookside Institute là nơi đầu tiên trên nước Mỹ dùng phương pháp từ trường, Repetitive Transcranial Magnetic Stimulation (rTMS), còn gọi là Magno EEG Resonant Therapy (MERT) để trị bịnh nghiện. Nghiên cứu quantitative EEG (qEEG) cho thấy ở những người nghiện thuốc, tần số Alpha ở những vùng trong não bộ không hoạt động đồng bộ với nhau (not synchronized) . Từ đó sanh ra căng thẳng, lo âu và mất sáng suốt. Bịnh nhân còn bị mất ngủ kinh niên nếu nhiều vùng trong não bộ hoạt động ở tần số cao Beta. Khi não bộ hoạt động ở tần số này thì bịnh nhân không có khả năng dừng những suy nghĩ lăng xăng tạo lo lắng. Khi não bộ được kích thích bằng từ trường ở tần số Alpha đặc trưng của từng bịnh nhân thì những vùng trong não bộ sẽ dần dần hoạt động đồng bộ trở lại. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi ta tập thiền, tâm thanh tịnh trong thức tỉnh thì não bộ của ta hoạt động đồng bộ ở tần số Alpha. Tần số này tạo cảm giác thư giãn và tinh thần tỉnh táo sáng suốt. Ở những người có não bộ hoạt động không đồng bộ thì khi được kích thích ở một tần số Alpha nhất định thì một thời gian sau, khi đo lại qEEG cho thấy những tế bào thần kinh bắt đầu rung động theo nhịp Alpha đó. Cũng như ca sĩ hát theo nhịp của tiếng trống. Những nghiên cứu SPECT mới nhất cho thấy khi não bộ được kích thích qua từ điện thì máu dồn về thùy trán, tăng khả năng làm chủ tình cảm. Ngoài ra nơi đây còn dùng phương pháp reference EEG (rEEG) để tiên đoán bịnh nhân sẽ phản ứng như thế nào với các loại thuốc tâm thần. Khác với loại thuốc dùng cho thể xác, bịnh nhân tâm thần có những phản ứng khác nhau cho những thuốc tâm thần cùng một nhóm. Đôi khi bác sĩ phải thay đổi tới 2, 3 thuốc khác nhau mới tìm được thuốc tốt. Phương pháp này so sánh những đặc trưng (bio marker) của EEG của bịnh nhân với hàng ngàn EEG khác. Khi bio marker của bịnh nhân tương ứng (match) với EEG nhóm người đã phản ứng tốt với một loại thuốc tâm thần nào đó, thì xác suất bịnh nhân phản ứng tốt với loại thuốc đó sẽ cao hơn. Phương pháp này có khả năng chọn lọc đúng thuốc và rút ngắn được thời gian thử hết thuốc này tới thuốc kia. Khi chọn thuốc đúng và kết hợp với rTMS thì thời gian bịnh nhân phản ứng tốt với thuốc sẽ được rút ngắn khá nhiều. Ngoài ra, khi các phần của não bộ hoạt động đồng bộ rồi thì bịnh nhân sẽ không cần liều thuốc cao, do đó phản ứng phụ sẽ tối thiểu. Tóm lại: Những nghiên cứu mới đây cho thấy nghiện thuốc tạo ra những thay đổi đáng kể trong não bộ. Cũng như bịnh tâm thần, nghiện thuốc là một bịnh của não bộ vì nó làm xáo trộn rất nhiều hóa chất trong não bộ và thay đổi hoạt động của não bộ. Bịnh nghiện cần được điều trị bằng thuốc men, rTMS và tâm lý trị liệu. . Cách chữa trị nghiện thuốc Tại sao người ta bị nghiện thuốc? Có rất nhiều con đường dẫn đến nghiện thuốc. Nhiều người bị nghiện thuốc do ngẫu nhiên. Thí dụ như. loại thuốc nghiện để tự trị cho họ. Rất đáng tiếc là thuốc làm nghiện lại làm những bịnh tâm thần nặng hơn. Những người bị nghiện khó có được giấc ngủ ngon do lạm dụng thuốc nghiện vì thuốc. điều trị đúng mức để bịnh nhân không trở lại dùng thuốc nghiện. Những nghiên cứu mới đây cho thấy muốn cai thuốc nghiện cần phải uống thuốc kèm theo với tâm lý trị liệu chuyên về cai nghiện.