Mùa Hè Cảm Nhiệt, Say Nóng Mùa hè năm nay nóng hơn bao giờ hết. Nóng quá gây bệnh say nóng, cảm nhiệt (heat stroke) Khi trời nóng và nhiệt độ tăng cao dần, cơ thể bị kiệt lực, cảm nhiệt, lên cơn đột qụy. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó chịu, nhất là khi nhiệt độ bên ngoài lên cao hơn 104 đô F. Tại California năm nay, nhiệt đột có lúc cao tới 109 độ F. Bệnh nhân không có những triệu chứng rõ rệt, nhưng phần lớn là bởi bị mất nhiều nước từ cơ thể, làm kiệt sức. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu và muốn ói, bắp thịt đau nhức hay bị chuột rút, hoặc cơ thể bị dằn vặt, kích thích. Nặng hơn nữa là bệnh nhân bị tâm thần lú lẫn, có khi lên cơn kinh phong, hay bị bất tỉnh. Vài cơ quan trong cơ thể có thể bị suy yếu như thận bị hư, tiểu ra máu, đi tiểu ít, khó thở, v…v…Vài triệu chứng hiếm thấy hơn như mặt bị tái xanh, ngất xỉu, chân tay phù thũng hay da nổi ngứa. Khi nhiệt độ tăng cao hơn nữa và nếu cơ thể không đủ sức tự hạ nhiệt độ thì óc não và cột tủy sống sẽ bị hư hại và tử vong. Tình trạng cảm nhiệt, say nóng hay đột quỵ vì nóng, có thể do hoạt động, tập thể dục quá độ, trong môi trường nóng nực quá độ. Cơ thể không đủ sức chống đỡ vì mất nước quá nhiều. Có 4 nguyên nhân giúp cơ thể chúng ta chuyển nhiệt: Nguyên nhân thứ nhất là do hiện tượng phóng xạ. Con người có thể chuyển năng lượng từ nhiệt sang những làn sóng điện từ trường khiến sóng nhiệt thoát ra khỏi cơ thể, bắn vào môi trường xung quanh. Nguyên nhân thứ 2 là hiện tượng bay hơi, biến năng lượng từ thể nước sang thể hơi. Bệnh nhân đổ mồ hôi, giống như là một hiện tượng bay hơi, giúp cơ thể giảm nhiệt. Còn 2 hiện tượng khác nữa tên là đối lưu giảm nhiệt (convection) và dẫn truyền (conduction) cũng là những cách giúp cơ thể mất nhiệt sau 2 hiên tượng phóng xạ và bay hơi. Hiện tượng đối lưu giảm nhiệt đưa nhiệt vào không khí và vào hơi nước xung quanh cơ thể chúng ta. Hiên tượng đối lưu giảm nhiệt khác hiện tượng nước bay hơi ở chỗ không chuyển nước sang hơi như hiện tượng bốc hơi từ mồ hôi. Còn một hiện nữa là dẫn nhiệt từ trong ra ngoài hoàn toàn do tiếp xúc vật lý. Khi nói về bệnh nhân lớn tuổi bị say nóng, đột quỵ cảm nhiệt thì hầu hết là bởi không đáp ứng nổi tình trạng cơn nóng quá độ. Nếu trời nóng lại thêm ẩm thấp, da người già không thể thoát mồ hôi dễ dàng như người trẻ. Cho nên người già chống nóng khó khăn hơn người trẻ. Những bệnh nhân bị chứng cao huyết áp cần phải thận trọng hơn. Nhất là nếu bệnh nhân phải uống thuốc cao máu hay uống thuốc lợi tiểu để giảm bệnh cao huyết áp. Thuốc sẽ làm bệnh nhân tiểu tiện nhiều hơn, mất nước nhiều hơn, cộng thêm mồ hôi ra quá nhiều vì trời nóng dễ gây cơn say nóng, cảm nhiệt, đột quỵ. Bởi vậy, chúng ta, ai cũng nên uống nhiều nước khi trời quá nóng. Bệnh nhân bị cường giáp trạng hoặc trong tình trạng nhiễm trùng nóng sốt cũng dễ bị cảm nhiệt. Vài loại thuốc khác như anticholinergics giảm khả năng cơ thể phát mồ hôi gây cảm nhiệt. Thuốc sympathomimetics giảm độ nở mạch máu ngoại biên cũng có thể gây cảm nhiệt, say nóng. Trong trường hợp nhà cửa môi trường sống không điều hòa được nhiệt độ xung quanh cũng dễ bị cảm nhiệt hay bị đột quỵ vì môi trường quá nóng. Bởi vậy, chúng ta phải thận trọng khi nhiệt độ ngoài trời lên cao quá 106 độ F. Có những lúc nguy hiểm, bệnh nhân phải vào nhà thương cấp cứụ. Việc đầu tiên là phải quạt mạnh vào người bệnh nhân hay cho bệnh nhân tắm nước ấm. Phải đặt ống cho bệnh nhân dễ thở và tìm cách giảm nhiệt độ thật mau lẹ. Các bác sĩ cấp cứu khám bệnh nhân xem cơ quan nào trong cơ thể bị hư hại. Do đó, phải thử máu, thử nước tiểu, chụp hình cắt lớp đầu não. Khi ra khỏi bệnh viện, bệnh nhân vẫn tiếp tục phải điều trị, cho thêm nước cho cơ thể. Không nên uống cà phê hay rượu bia, vì sẽ bị mất nhiều nước hơn. Những cách phòng ngừa căn bản khác để chống nhiệt, nhất là cho người già bị bệnh tật, là phải có máy lạnh trong nhà. Bệnh nhân mặc quần áo mầu nhạt, tránh mặc quần áo chật quá. Nên tắm nước lạnh thường xuyên. Lực sĩ không nên tập thể dục quá độ trong môi trường quá nóng. Phải uống nhiều nước. Tóm lại, đối với những người còn trẻ, ít tuổi, lỡ bị cảm nhiệt, say nóng (heat stroke), nhưng nếu điều trị đúng cách, sẽ hy vọng thoát khỏi tử thần (90%). Người già bị cảm nhiệt, hy vọng thoát chết, 50%. Năm nay vì nóng quá, một số người Pháp, Mỹ, đã bị tử vong vì cảm nhiệt, say nóng. Chú Thích: Theo bản tường trình của Hội Người Già (The Gerontological Society of America) bàn luận về những biến cố thơì tiết (disasters) liên hệ người già lớn tuổi. Hai biến cố thời tiết tệ hại nhất trong mấy năm qua là trời rất nóng năm 1995 và trận bão lụt Katrina năm 2005. Nói chung thì người già đã bị bỏ quên. Gần 75% nạn nhân bị biến cố thời tiết ở New Orleans (bão) và Chicago (nóng) là những người già trên 60- 65 tuổi. Theo Cơ Quan Nghiên Cứu Khí Tượng thì 90-99% khí hậu trái đất sẽ thay đổi, sẽ rất nóng và nhiều sóng nắng sẽ tràn ngập địa cầu, trong thế kỷ 21 này. Kết quả là có nhiều già sẽ không thể chịu nổi được sức nóng, nhiều người già có bệnh sẽ dễ bị tử vong. Trần Mạnh Ngô . Mùa Hè Cảm Nhiệt, Say Nóng Mùa hè năm nay nóng hơn bao giờ hết. Nóng quá gây bệnh say nóng, cảm nhiệt (heat stroke) Khi trời nóng và nhiệt độ tăng cao dần, cơ thể bị kiệt lực, cảm nhiệt,. trời nóng dễ gây cơn say nóng, cảm nhiệt, đột quỵ. Bởi vậy, chúng ta, ai cũng nên uống nhiều nước khi trời quá nóng. Bệnh nhân bị cường giáp trạng hoặc trong tình trạng nhiễm trùng nóng sốt. thoát khỏi tử thần (90%). Người già bị cảm nhiệt, hy vọng thoát chết, 50%. Năm nay vì nóng quá, một số người Pháp, Mỹ, đã bị tử vong vì cảm nhiệt, say nóng. Chú Thích: Theo bản tường trình