Bệnh Hoảng Sợ N ppsx

7 139 0
Bệnh Hoảng Sợ N ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh Hoảng Sợ Người ta ai cũng có những lúc lo âu. Nói theo kiểu tập Kiều: Lo âu thì cũng người ta thường tình. Thí dụ như thí sinh lo cho bài thi ngày hôm sau. Sửa soạn đi "in tờ viu" kiếm cái "gióp" tốt, lo sao cho trả lời trôi chảy. Những cái lo âu như vậy là bình thường, và còn có lợi cho công việc. Nhưng nếu lo âu thái qúa, lo đến nỗi mất ăn mất ngủ, cản trở hoạt động thường ngày, có khi làm cho người quanh ta khó chịu, thì không phải là thường tình nữa, mà là bệnh. Vừa vừa thì là bệnh lo âu. Nặng ra, lo đến nỗi sợ haĩ thì có thể bị những cơn hoảng sợ (panic attack), mà nếu cứ bị hoài, thành ra bị bệnh hoảng sợ (panic disorder). Nếu bạn đã từng bỗng dưng vô cớ, hoặc là vì xúc cảm mạnh mà bị lên cơn xây xẩm mày mặt tay chân run lẩy bẩy, đánh trống ngực như trống làng, thì có thể là bạn bị lên cơn hoảng sợ. Lên cơn như vậy làm như chết đến nơi, có khi người ta tưởng mình phát điên, nhưng thực sự thì chỉ mấy phút là bớt dần và trong vòng một giờ thì hết hẳn. Thống kê của Mỹ cho thấy bệnh hoảng sợ vào khoảng ba phần trăm dân số, thường là ở lứa tuổi mới lớn. Trong số các bệnh lo âu gặp tại các phòng khám, thì bệnh hoảng sợ là thông thường hơn cả. Cơn hoảng sợ thì khá phổ biến: có tới một phần ba người lớn đã từng bị một hay nhiều cơn hoảng sợ. Người Việt cũng có thấy chứng này, không có thống kê chính xác, nhưng có lẽ con số ít hơn tuy không phải là hiếm lắm. Cơn hoảng sợ như thế nào? Cơn hoảng sợ thường tới bất chợt và lên cao độ trong vòng không qúa 10 phút. Người bị lên cơn bỗng thấy sợ hãi tột độ và khó chịu trong người, tim đập mạnh, có khi tức ngực, thở gấp, muốn nghẹt thở. Có người mắc ói, run rẩy, lạnh toát mồ hôi, có khi ngược lại thấy nóng bừng Người xây xẩm chóng mặt. Đầu ngón tay có khi tê rần như kiến bò. Bệnh nhân thấy hoảng hốt, có khi như trong mơ, có người tưởng mình muốn phát điên hay là sắp chết. Cũng có người có cảm giác như có cái gì nguy đến nơi và muốn vùng bỏ chạy. Bệnh nhân đi khám bệnh tại phòng mạch, hay là tại phòng cấp cứu, vì nghi là bị lên cơn đứng tim (heart attack), hay là bị trúng gíó (stroke), hoặc cho là bệnh gì nguy hiểm tới tính mạng. Cơn hoảng sợ như vậy thường kéo dài từ năm mười phút tới một giờ. Bệnh hoảng sợ Người bị những cơn hoảng sợ tái phát, mà lại bị thêm một trong những triệu chứng sau này, thì kể là bị bệnh hoảng sợ: Người lúc nào cũng lo lắng vì những cơn hoảng sợ sắp tới ; người luôn luôn lo nghĩ về hậu qủa của những cơn hoảng sợ; tính tình và xử sự thấy thay đổi. Người bị bệnh này sợ không đến những chỗ mà họ cho là lỡ có chuyện gì thì không thoát thân được, hay là không có cấp cứu kịp thời. Có người sợ đi xe buýt, sợ qua cầu, sợ đi thang máy. Nhiều trẻ em không muốn vô lớp học, có khi không muốn đi coi hát, coi đá banh. Thường thích ngồi nhà cho an toàn, ít ra ngoài, nếu có đi ra thì cần có người nhà đi theo cho chắc ăn. Bệnh nhiều khi bộc phát do những nguyên nhân ngoại lai, thí dụ như người thân mới mất, hoặc là chuyện tình đau buồn của tuổi trẻ Có khi bị bệnh này cùng lúc với bệnh phiền muộn (depression). Nếu bị cả hai bệnh một lúc, thì có một thống kê cho thấy khả năng tự tử tăng gấp 14 lần so với người thường. Vấn đề chữa trị Phần lớn những cơn hoảng sợ lẻ tẻ thì không cần chữa. Có một số người bị bệnh hoảng sợ thực sự rồi cũng tự nhiên hết sau một thời gian. Người bị bệnh lâu, nhất là nếu có ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường thì cần phải chữa trị. Việc chữa trị sẽ có hiệu qủa tốt, nếu bệnh nhân hiểu được là bệnh gồm có hai mặt, một mặt là bất thường về sinh học (dùng thuốc để điều chỉnh), mặt nữa là những khúc mắc nội tâm cần được giải tỏa bằng tâm lý trị liệu (hay đơn giản hơn, có người chuyện trò giải tỏa thắc mắc cho). Như vậy, việc chữa trị gồm có hai phần, một là dùng thuốc, hai là tâm lý trị liệu. Tâm lý trị liệu Mục đích của tâm lý trị liệu là giúp bệnh nhân chấn chỉnh lại những suy tư lệch lạc, giải tỏa lo âu cũng như luyện cho bệnh nhân các phương pháp hô hấp và thư giãn. Thí dụ cho bệnhnhân tập thở nhẹ nhàng và chậm chạp để tránh kiểu thở gấp lúc lên cơn. Có khi cho bệnh nhân ngồi ghế quay, quay thật nhanh, hay là cho thở gấp một hồi tới khi có cảm giác như muốn xỉu. Cả hai loại động tác này làm cho bệnh nhân quen đi với cái cảm giác "muốn xỉu" và nhận ra rằng khi lên cơn thì cái cảm giác cũng tương tự thôi không có gì nguy hiểm. Phần tâm lý trị liệu thực sự thì phải do bác sĩ chuyên khoa tâm thần đảm trách. Kết qủa của tâm lý trị liệu khá tốt, nhưng người làm tâm lý trị liệu phải nắm được lòng tin cậy của bệnh nhân. Thuốc men Dùng thuốc để chữa bệnh hoảng sợ có nhiều hiệu qủa, chữa được tới 70-80 phần trăm. Nhưng thuốc phải dùng lâu dài, từ 6 tháng tới một năm, nếu không bệnh sẽ tái phát. Khi ngưng thuốc cũng phải ngưng dần dần để tránh phản ứng bất lợi. Thuốc dùng thuộc hai loại: Thuốc chống phiền muộn (antidepressants) Những thuốc này vừa chữa trị các triệu chứng của bệnh hoảng sợ, vừa chữa những trường hợp người bị bệnh hoảng sợ mà đồng thời bị bệnh phiền muộn như đã nói trên. Người ta hay dùng những thuốc tương đối mới, thuộc nhóm gọi là SSRI vì ít bị phản ứng phụ và việc sử dụng đơn giản, thí dụ như Prozac, Luvox, Paxil, . Những thuốc khác, như Tofranil, Pamelor, Norpramine cũng có dùng nhưng ít hơn. Thuốc chống lo âu (anti-anxiety agents) Bệnh hoảng sợ trên căn bản là một bệnh lo âu, nhưng về thuốc men, thì những thuốc thường dùng trị lo âu lại đóng vai trò thứ yếu vì bác sĩ sợ bệnh nhân bị nghiền. Những thuốc hay dùng là Xanax, Ativan, Klonopin, Thuốc có hiệu qủa mau hơn nhóm thuốc chống phiền muộn, vì vậy nhiều khi bác sĩ dùng trong thời gian đầu chờ đợi ảnh hưởng của thuốc phiền muộn. Những thuốc này khi ngưng phải giảm dần dần thật từ từ trong vòng mấy tháng, nếu không sẽ bị phản ứng. Nói tóm lại Bệnh hoảng sợ là một bệnh cũng khá thông thường, tuy không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể làm vô cùng xáo trộn việc học hành, làm ăn cũng như cuộc sống xã hội bình nhật. Có khi có bệnh mà không chẩn đoán ra, vì có thể lẫn lộn với một số bệnh khác. Nguyên do không rõ rệt, nhưng có yếu tố di truyền phần nào, có ảnh hưởng bên ngoài như giao động về tình cảm, áp lực về kết qủa học vấn. Bệnh có thể chữa được, bằng thuốc men và tâm lý trị liệu cùng với sự hiểu biết và nâng đỡ của gia đình. Bài này chỉ nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về sức khỏe và y tế. Nếu cần chữa bệnh, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ của bạn. Bác Sĩ Vũ Quý Ðài . giờ. Bệnh hoảng sợ Người bị những c n hoảng sợ tái phát, mà lại bị thêm một trong những triệu chứng sau n y, thì kể là bị bệnh hoảng sợ: Người lúc n o cũng lo lắng vì những c n hoảng sợ sắp. thuốc n y vừa chữa trị các triệu chứng của bệnh hoảng sợ, vừa chữa những trường hợp người bị bệnh hoảng sợ mà đồng thời bị bệnh phi n mu n như đã n i tr n. Người ta hay dùng những thuốc tương. phi n mu n. Những thuốc n y khi ngưng phải giảm d n d n thật từ từ trong vòng mấy tháng, n u không sẽ bị ph n ứng. N i tóm lại Bệnh hoảng sợ là một bệnh cũng khá thông thường, tuy không ảnh

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan