1. Trang chủ
  2. » Tất cả

TM29_QCVN

18 219 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ YÊU CẦU VỀ PHỔ TẦN VÀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT HÌNH QUẢNG BÁ MẶT ĐẤT SỬ DỤNG KỸ THUẬT SỐ Hà Nội, 2009 2 MỤC LỤC Trang 1. Tổng quan về truyền hình số mặt đất 3 2. Tình hình chuẩn hóa thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số 4 3. Tình hình sử dụng và quản lý thiết bị phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số 8 4. Xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật 14 5. Nội dung dự thảo 16 3 THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ YÊU CẦU VỀ PHỔ TẦN VÀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT HÌNH QUẢNG BÁ MẶT ĐẤT SỬ DỤNG KỸ THUẬT SỐ 1. Tổng quan về truyền hình số mặt đất Ra đời vào cuối thập kỷ 90, truyền hình số mặt đất đang ngày càng được chấp nhận, phát triển rộng rãi và trở thành xu thế không thể thay đổi của truyền hình thế giới trong tương lai. Theo đánh giá của các chuyên gia, truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình thông thường mà nổi bật trước hết là khả năng chống nhiễu cao, ít nhạy cảm với nhiễu, có khả năng phát hiện sửa lỗi và thu tốt trong truyền sóng đa đường. Ngoài ra, truyền hình số còn cho phép tiết kiệm phổ tần, truyền được nhiều chương trình trên cùng một kênh sóng trong khi truyền hình tương tự phải dùng một kênh cho mỗi chương trình. Hơn thế nữa, truyền hình số còn có khả năng khoá mã, quản lý chương trình theo yêu cầu đồng thời còn cho phép truyền hình đa phương tiện. Ðiều đó có nghĩa là truyền hình số có thể truyền nhiều loại dữ liệu khác nhau, nhiều đường tiếng cho một kênh truyền hình và truyền hình kèm theo phụ đề đa ngôn ngữ, thậm chí còn cho phép nhắn tin và đặt mua hàng hoá ngay qua tivi. Hiện nay, đang thịnh hành 3 tiêu chuẩn cho truyền dẫn truyền hình số mặt đất là DVB-T của châu Âu, ATSC của Mỹ và ISDB-T của Nhật Bản. Số liệu thống kê cho thấy cho tới nay, trong tổng số 38 nước chọn lựa tiêu chuẩn phát hình số mặt đất, đã có 32 nước chọn tiêu chuẩn DVB-T của châu Âu (chiếm 84%), 5 nước chọn tiêu chuẩn ATSC của Mỹ (chiếm 13%) và duy nhất Nhật Bản sử dụng công nghệ ISDB-T. Trong các hệ phát hình số mặt đất, tiêu chuẩn châu Âu DVB-T tỏ ra có nhiều ưu điểm và được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận. Anh là nước tiên phong triển khai phát hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T (từ 15/11/1998). Sau đó một thời gian ngắn, một loạt quốc gia châu Âu như Anh, Thuỵ Ðiển, Australia, Tây Ban Nha, Singapore, Na Uy, Hà La, cùng Nam Phi, Australia, Singapore đã triển khai phát số theo hệ DVB-T trên diện rộng. Đến nay, hầu hết châu Âu, châu Đại dương, châu Phi và nhiều nước khác cũng đã triển khai truyền hình số. Đặc biệt, Berlin (Đức) đã tuyên bố chấm dứt phát sóng truyền hình mặt đất bằng kỹ thuật analog từ 4/8/2003. Nhiều nước khác cũng có kế hoạch chấm dứt phát analog từ 2006 đến 2010. Xung quanh ta có Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore . cũng đã thử nghiệm truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T. Nhiều nước khác cũng đang có kế hoạch phát hình số mặt đất. Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi phát hình số DVB-T đang diễn ra rất nhanh từ năm 2000 ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình… Về mảng thiết bị truyền hình, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông mới bắt tay vào việc xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật cho lĩnh vực này. Đây là mảng đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn phục vụ cho công tác quản lý chuyên ngành cũng như để giải quyết vấn đề can nhiễu giữa chủng loại thiết bị này với nhau và giữa các hệ thống truyền hình với các hệ thống thông tin khác. Bên cạnh đó, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành các quyết định để phục vụ cho việc quản lý mảng truyền hình. Ví dụ như quyết định số 192/2003/QĐ- BBCVT phê duyệt “Qui hoạch phân bổ kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất 4 băng tần VHF/UHF đến năm 2010”. Quyết định này hiện được sử dụng để quản lý về mặt tần số cho truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng công nghệ tương tự (qui hoạch và phân bổ kênh tần số). Tuy nhiên, quyết định này mới chỉ áp dụng cho việc quản lý về mặt tần số, công suất và chiều cao anten, mà chưa đề cập đến vấn đề bức xạ, phát xạ để tránh can nhiễu lẫn nhau cũng như can nhiễu tới các hệ thống khác. Đặc biệt là quyết định này chỉ liên quan đến truyền hình tương tự, mà không đề cập đến truyền hình số. Trong khi đó, mạng truyền hình số đã được thử nghiệm và triển khai, và đòi hỏi có những tiêu chuẩn, văn bản pháp qui để phục vụ cho việc quản lý, khai thác mạng. 2. Tình hình chuẩn hóa thiết bị phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số 2.1. Tình hình tiêu chuẩn hoá trong nước Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông tiêu chuẩn về phổ tấn số và tương thích điện từ trường cho máy phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự (TCN 68-246: 2006 “Thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự - Yêu cầu về phổ tần và tương thích điện từ trường”) được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn châu Âu Hiện chưa có quy định về yêu cầu tương thích điện từ trường và phổ tần cho máy phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số. Ngày 26/03/2001, Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam ra Quyết định số 259/QĐ-THVN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành TCN 01:2001 lựa chọn tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số mặt đất của Châu Âu cho truyền hình Việt Nam. Như vậy, việc quy định các yêu cầu liên quan đến bức xạ, phát xạ và tương thích điện từ trường phục vụ cho việc kiểm soát tần số và giải quyết vấn đề can nhiễu giữa các thiết bị này với nhau và giữa các thiết bị này với các hệ thống thông tin là việc làm cần thiết. 2.2. Tình hình tiêu chuẩn hoá ngoài nước Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như ITU, ETSI, IEC đã đưa ra một số khuyến nghị và tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị truyền hình, cụ thể hơn là có các tiêu chuẩn cho các thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự và số. Đặc biệt là có các tiêu chuẩn về vấn đề bức xạ, phát xạ, tương thích điện từ trường cho mảng thiết bị phát hình. 2.2.1. Tổ chức ITU ITU có một họ các tiêu chuẩn về dịch vụ quảng bá trong truyền hình là họ khuyến nghị ITU-R BT.xxxx. Bên cạnh đó là một số khuyến nghị về bức xạ, phát xạ cho chủng loại thiết bị, và dịch vụ thông tin vô tuyến. ITU-R BT. 470: “Conventional analogue television systems”: Khuyến nghị này đề cập đến các đặc tính kỹ thuật cơ bản của các hệ truyền hình tương tự truyền thống. 5 ITU-R BT.1439: “Measurement methods applicable in the analogue television studio and the overall analogue television systems”: Khuyến nghị này đưa ra các phương pháp đo các hệ thống truyền hình tương tự. ITU-R BT.1701: “Characteristics of radiated signals of conventional analogue television systems”: Khuyến nghị này đưa ra một bảng trình bày đặc tính của các tín hiệu phát xạ trong các hệ thống truyền hình tương tự truyền thống. Các đặc tính của tín hiệu phát xạ bao gồm các thông số và chỉ tiêu liên quan đến điều chế và tần số như độ rộng kênh tần số, độ lệch tần số, loại và cực tính điều chế hình, … Nội dung của khuyến nghị này tập trung vào các đặc tính của tín hiệu phát xạ, mà không đề cập đến các loại phát xạ của các hệ truyền hình. ITU-R SM. 329-10: “Unwanted emissions in the spurious domain”: Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn bức xạ giả cho nhiều loại thiết bị và dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ truyền hình quảng bá. Đây không phải là khuyến nghị đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật về bức xạ, phát xạ dành riêng cho máy phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số. ITU-R SM. 1541-1: “Unwanted emissions in the out of band domain”: Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn bức xạ ngoài băng không mong muốn cho các loại thiết bị và dịch vụ khác nhau. Khuyến nghị này không đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng dành cho thiết bị phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số. ITU-R SM. 328-10: “Spectra and Bandwidth of emissions”: Khuyến nghị này đưa ra các định nghĩa, phương pháp xác định các độ rộng băng tần, phổ bức xạ. Trong khuyến nghị này không có các chỉ tiêu kỹ thuật cũng như phương pháp đo đánh giá các chỉ tiêu về bức xạ, phát xạ. ITU-R BT.1125: Basic Objectives for the Planning and Implementation of Digital Terrestrial Television Broadcasting Systems: Khuyến nghị này đề cập đến những mục tiêu cơ bản trong việc lập kế hoạch và triển khai các hệ thống phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số mặt đất. ITU-R BT.1299 The Basic Elements of a World-wide Common Family of Systems for Digital Terrestrial Television Broadcasting. Khuyến nghị này giới thiệu các phần tử cơ bản của họ các hệ thống phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số mặt đất. ITU-R BT.1368-1 Planning criteria for DTTB in the VHF / UHF bands: Bao gồm các chuẩn lập kế hoạch cho phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số mặt đất trong các băng VHF/UHF. ITU-R BT.1206 Spectrum Shaping Limits for Digital Terrestrial Television Broadcasting: Khuyến nghị này đưa ra các giới hạn định dạng phổ cho truyền hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số mặt đất. Như vậy, có thể thấy là: Các khuyến nghị của ITU đưa ra các đặc tính của máy phát hình liên quan đến chất lượng hình, và tiếng. Các khuyến nghị liên quan đến phát xạ, bức xạ thường chung cho các dịch vụ và các thiết bị thông tin vô tuyến nói chung, dịch vụ phát hình quảng bá chỉ là một trong số các loại được đề cập đến. Hơn nữa các chỉ tiêu này không phân loại chi tiết thành từng loại bức xạ, phát xạ cụ thể. Trong các khuyến nghị có đưa ra chỉ tiêu giới hạn về bức xạ, phát xạ cho máy phát hình nhưng lại không có phương pháp đo đánh giá. Đồng thời, Các khuyến nghị về dịch vụ phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số đề cập đến việc lập kế hoạch, mục tiêu 6 và tiêu chuẩn lập kế hoạch triển khai các hệ thống truyền hình kỹ thuật số mà không đề cập đến vấn đề tương thích điện từ trong cho các máy phát. 2.2.2. Tổ chức IEC IEC 60244 -1: “Methods of measurement for radio transmitters – Part 1: General characteristics for broadcast transmitters”: Tiêu chuẩn này xác định các đặc tính chung của các máy phát quảng bá và tiêu chuẩn hoá điều kiện cũng như phương pháp đo được sử dụng để đánh giá chất lượng của một máy phát quảng bá. Tiêu chuẩn này không xác định các giá trị giới hạn của các đại lượng khác nhau. Các chỉ tiêu này sẽ được cho trong các chỉ tiêu kỹ thuật thiết bị liên quan. Với mỗi đặc tính (thông số), tiêu chuẩn đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm về thông số (đặc tính) và giới thiệu phương pháp đo chung. IEC 60244 -5: “Methods of measurement for radio transmitters – Part 5: Performance characteristics of television transmitters”: Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp đo đánh giá đặc tính chất lượng của các máy phát hình. Tiêu chuẩn này đưa ra các điều kiện đo chung, và phương pháp đo các đặc tính liên quan đến tín hiệu hình là chính. IEC 60244 -10: “Methods of measurement for radio transmitters – Part 10: Methods of measurement for television transmitters and tranposers employing insertion test signals”: Tiêu chuẩn này là một trong họ các tiêu chuẩn IEC 60244, đề cập đến các phương pháp đo máy phát vô tuyến, mô tả các phương pháp đo khuyến nghị áp dụng để đánh giá chất lượng của các máy phát vô tuyến. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy phát hình hoạt động phù hợp với các hệ thống truyền hình. Các phương pháp đo trong tiêu chuẩn rất hữu ích trong việc kiểm tra chất lượng của máy phát khi đang phát chương trình. Như vậy, các tiêu chuẩn của tổ chức IEC liên quan đến máy phát hình quảng bá đưa ra các khái niệm, phương pháp tính toán và phương pháp đo đánh giá các thông số chất lượng của máy phát hình. Các thông số chủ yếu đề cập đến chất lượng hình và tiếng. Các thông số liên quan đến bức và và phát xạ không cụ thể và chi tiết. Các tiêu chuẩn này không đưa ra các giới hạn cho các tham số. Đặc biệt, các tiêu chuẩn này xây dựng và áp dụng cho máy phát hình quảng bá nói chung. 2.2.3. Tổ chức ETSI ETSI EN 302 296 v1.1.1 (2005-01) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Transmitting equipment dor the digital television broadcast service, Terrestrial (DVB-T); Harmonized EN under article 3.2 of the R&TTE Directive”: Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp đo đánh giá các chỉ tiêu về bức xạ giả, bức xạ ngoài băng, phát xạ vỏ, …cho máy phát hình số mặt đất trong dịch vụ quảng bá. ETSI EN 302 297 v1.1.1 (2005-01) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Transmitting equipment for the analogue television broadcast service; Harmonized EN under article 3.2 of the R&TTE Directive”: Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu và phương pháp đo bức xạ giả, bức xạ ngoài băng, bức xạ phát xạ… ETSI EN 301 489-1 v1.2.1 (2000-08) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements”: Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung về tương thích điện từ trường cho các thiết bị thông tin vô tuyến và các thiết bị phụ trợ đi kèm. Tiêu chuẩn này, cùng với các phần khác 7 dùng cho mỗi loại sản phẩm, xác định các phép đo kiểm tra tương thích điện từ trường, các phương pháp đo, các giới hạn và các tiêu chuẩn chất lượng cho các thiết bị vô tuyến và các thiết bị phụ trợ đi kèm. Các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến cổng anten của thiết bị vô tuyến và các bức xạ cổng vỏ của thiết bị. ETSI EN 301 489-14 v1.2.1 (2003-05) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 14: Specific conditions for analogue and digital terrertrial TV broadcasting service transmitters”: Đây là bản dự thảo cuối cùng, cùng với EN 301 489-1, bao trùm việc đánh giá tính tương thích điện từ trường của các máy phát hình số và tương tự, và bất kỳ thiết bị phụ trợ đi kèm nào được dành cho các dịch vụ truyền hình quảng bá. Các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến các bức xạ cổng anten, phát xạ vỏ không nằm trong tiêu chuẩn này, mà có trong các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến. ETSI TR 101 200 V1.1.1 (1997-09) Digital Video Broadcasting (DVB); A guideline for the use of DVB specifications and standards: Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn việc sử dụng các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu kỹ thuật dịch vụ phát hình quảng bá số. ETSI EN 300 744 V1.4.1 (2001-01) Digital Video Broadcasting (DVB); Framing structure, channel coding and modulation for digital terrestrial: Tiêu chuẩn này xác định hệ thống truyền dẫn cơ bản cho truyền hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số. Nó xác định hệ thống mã hoá kênh/điều chế dung cho các dịch vụ truyền hình số mặt đất. Như vậy, các tiêu chuẩn của ETSI đưa ra các yêu cầu về tương thích điện từ trường cho các thiết bị thông tin vô tuyến và thiết bị phụ trợ. ETSI có cả tiêu chuẩn riêng tương thích điện từ trường cho máy phát hình quảng bá cả công nghệ tương tự và công nghệ số. Tiêu chuẩn của ETSI đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng loại bức xạ, phát xạ. Có giới hạn chỉ tiêu và phương pháp đo cho mỗi thông số. 2.2.4. Một số nước và các tổ chức khác Bản dự thảo tiêu chuẩn SRSP – 521: “ Techical requirements for digital terrestrial television broadcast operating in the frequency band from 510 MHz to 798 MHz” (Malaysia): Tiêu chuẩn này lập kế hoạch phân kênh tần số và ấn định kênh, đồng thời dưa ra những hướng dẫn việc sử dụng phổ tần một cách hiệu quả. Tiêu chuẩn này công bố các yêu cầu vận hành và kỹ thuật để sử dụng băng tần từ 510 MHz đến 798 MHz cho truyền hình mặt đất quảng bá sử dụng kỹ thuật số ở Malaysia. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các khuyến nghị ITU-R về mặt lập kế hoạch phổ tần, và tiêu chuẩn châu Âu ETSI về việc sử dụng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật cho truyền hình kỹ thuật số. Các tiêu chuẩn công nghiệp của Úc đều co Viện tiêu chuẩn Úc xây dựng. Về lĩnh vực truyền hình số, Viện tiêu chuẩn đã thử nghiệm cả hai chuẩn truyền hình số mặt đất là DVB-T của châu Âu và ATSC của Mỹ, và cuối cùng đi đến quyết định lựa chọn tiêu chuẩn châu Âu. 8 MSA EN 302 296: 2005: Tổ chức bản quyền tiêu chuẩn Malta (Malta Sttanđars Authority) chấp nhận và tán thành các tiêu chuẩn của châu Âu. Tiêu chuẩn này là theo tiêu chuẩn ETSI EN 302 296 v1.1.1 (2005-01) “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Transmitting equipment for the analogue television broadcast service; Harmonized EN under article 3.2 of the R&TTE Directive” của tổ chức ETSI. Các nước trên thế giới và trong khu vực như Anh, Đức, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Úc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Malaysia… đều lựa chọn tiêu chuẩn châu Âu DVB-T để triển khai. Tóm lại, trên thế giới, có nhiều tiêu chuẩn cho mảng thiết bị truyền hình kỹ thuật số, và có cả những tiêu chuẩn riêng về phổ tần số và tương thích điện từ trường. Các nước đều đã lựa chọn và xây dựng tiêu chuẩn riêng để phục vụ cho việc triển khai, quản lý thiết bị phát hình kỹ thuật số. Hiện ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn nào cho mảng thiết bị này. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng về tần số và tương thích điện từ cho thiết bị phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số dựa trên các tiêu chuẩn quốc tề và bám sát thực tế triển khai ở Việt Nam để có những điều chỉnh, sửa đổi hợp lý là rất cần thiết để phục vụ cho việc đo kiểm chứng nhận hợp chuẩn và quản lý thiết bị. 3. Tình hình sử dụng và quản lý thiết bị phát hình quảng bá sử dụng kỹ thuật số 3.1. Tình hình sử dụng thiết bị Hiện nay trên thế giới có nhiều hãng sản xuất thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ số. Ở đây, giới thiệu sê ri máy phát hình số DBT công suất từ 10 W đến 10 kWrms. Hình 1 - Máy phát hình số DBT Họ máy phát hình số này bao gồm: DBTV 10, DVBT 30, DVBT 50, DVBT 130, DVBT 250 và DVBT 500. Họ máy phát này tương thích với cả 3 chuẩn quốc tế là DVB-T, ATSC và ISDB. Chuẩn truyền dẫn số là ETS 300 744 và TS 101191. Các máy phát này đều có khả năng tương thích với phát tương tự. 9 Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, chế thử máy phát hình số cũng được tiến hành. Máy phát hình số DVB-T công suất tới 400 W băng tần UHF và VHF là 2 trong số những sản phẩm của đề tài KC.01.16: “Thiết kế và chế thử máy phát hình số DVB-T” do Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) chủ trì, TS Phạm Đắc Bi là chủ nhiệm đề tài. Đặc biệt, trên 1 máy phát hình số DVB-T do đề tài thiết kế, các kỹ sư đã tìm ra giải pháp phát đồng thời theo công nghệ cũ (công nghệ tương tự). Ngày 20.4.2006, tại Hà Nội, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước (do GS Vũ Đình Cự làm Chủ tịch) đánh giá xếp loại B và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện cho thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm để đề tài hoàn chỉnh sản phẩm, hướng tới tổ chức sản xuất và ứng dụng trong nước cũng như xuất khẩu. Theo tài liệu của công ty VTC, máy phát hình số ở Việt Nam phát đồng thời 2 kênh liền kề, mỗi kênh có độ rộng băng thông 8 MHz và có một số thông số kỹ thuật như sau: - Kênh 26, băng tần UHF - Trở kháng cao tần đầu ra: 50 Ohm - Connector đầu ra cao tần 7/8" EIA - Độ rộng băng thông: 8Mhz - Công suất: 0,8 kW - Tín hiệu đầu vào: MPEG - Tốc độ dữ liệu đầu vào: 3.73 - 31.67 - Độ dài gói truyền tải: 188 byte - 204 byte (SPI) - IFFT 2k/8k - Khoảng bảo vệ: 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 - Tỷ lệ mã sửa sai: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8 - Điều chế: QPSK, 16QAM, 64QAM - Đầu vào nối tiếp: 02 x ASI - BNC 75ohm - Đầu vào chuẩn tần số: 10 Mhz, BNC 50ohm - Đầu vào chuẩn thời gian: 1PPS, BNC 50ohm - Đầu ra chuẩn: TS clock signal - Chế độ phân cấp: Cho tất cả các mode DVB-T - Độ ổn định tần số: 1ppm,or chuẩn theo tín hiệu ngoài. - Bức xạ hài Không lớn hơn -55 dBc - Nguồn nuôi 3 pha 220/380VAC ± 15%; - Tần số nguồn nuôi 50Hz; - Khối khuếch đại công suất sử dụng công nghệ bán dẫn LDMOS, cấu trúc exciter kép. - Làm mát bằng chất lỏng hoặc khí. - Nhiệt độ vận hành -10 o đến +45 o C; - Độ ẩm tối đa: 90%, không ngưng tụ 10

Ngày đăng: 11/03/2013, 07:48

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w