"Đối phó" với rạn da Rạn da không loại trừ bất kỳ ai, bạn cũng có thể là "nạn nhân" đấy! Nguyên nhân của hiện tượng rạn da Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và yếu như: da vùng bụng, ngực, đùi, bẹn, mông, đầu gối và bắp chân Đây cũng được xem là một trong những căn bệnh khó chữa của làn da.Rạn da tuy không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại làm các XX mất đi sự tự tin của mình. Hiện tượng rạn da xảy ra do các hormone trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại những nốt sẹo trên bề mặt da. Điều này lý giải tại sao mà các teengirl trong giai đoạn tuổi ăn tuổi nhớn lại dễ bị rạn da đến vậy. Sự thay đổi đột ngột về trọng lượng cơ thể (sụt giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) sẽ làm hạn chế tính đàn hồi của da, gây nên hiện tượng rạn da đấy các bạn ạ. Nếu bạn nào đã có tiền sử mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da lắm đó. Ngoài ra, nếu mama của bạn bị rạn da thì bạn cũng phải cảnh giác với bệnh này nhé vì rạn da cũng có tính di truyền mà. Biểu hiện của bệnh? Khác với các bệnh khác, bạn sẽ không thể phát hiện ra những vết rạn trên bề mặt da nếu không chịu khó chăm chút và ngắm nghía làn da của mình với những vết rạn không hề gây ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy mà chỉ biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da. Các vết rạn da khi mới xuất hiện có màu hồng, sau đó nhạt màu dần và trở thành màu trắng. Khi da bị rạn nhiều, vùng da bị rạn thậm chí sẽ hình thành nên các đường rạch lớn, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần đấy. Cách nào để pḥòng tránh? Các teen nhà ta hãy nhớ rằng, bệnh rạn da rất khó chữa và hi vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là không thể thực hiện được mà chỉ có thể làm mờ các vết rạn bằng các loại thuốc bôi thôi nhé. Ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của vị khách không mời" này, XX nên sử dụng các loại thuốc bôi có chứa chất tretinoin, bôi liên tục trong nhiều ngày, mỗi ngày từ 1-2 lần. Còn khi các vết rạn trở nên lớn hơn, hãy đi khám bác sỹ ngay nhé. Bạn sẽ có được lời khuyên thích hợp cho việc chữa trị. Bí kíp cứu nguy cho làn da bị rạn - Dùng các loại dầu chiết xuất từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ôliu xoa đều lên các vùng da bị rạn hàng ngày trước khi đi ngủ giúp khôi phục độ đàn hồi cho da và hoạt động của các tế bào biểu bì da. - Lòng trắng trứng có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da. Dùng lòng trắng trứng xoa đều lên vùng da bị rạn sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này có thể làm mờ đi các vết rạn một cách nhanh chóng. - Dùng sữa bò tươi massage vùng da bị rạn vào mỗi buổi tối cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Phòng chống rạn da như thế nào? - Trong giai đoạn tuổi ăn tuổi nhớn này, các teen hãy cố gắng kiểm soát cân nặng của mình, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn nhé. - Khi măm măm thì nên sử dụng các thức ăn có chứa nhiều protit để giúp tổng hợp collagen nuôi dưỡng da. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 2 loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. - Thường xuyên luyện tập thể thao cũng giúp cơ bắp săn chắc nữa. - Hãy hạn chế xài những bộ quần áo quá chật hoặc quần áo làm từ các chất liệu có pha nhiều ni-lông gây ức chế cho quá trình hô hấp của các tế bào da và dễ gây hiện tượng rạn da đó bạn. . phó" với rạn da Rạn da không loại trừ bất kỳ ai, bạn cũng có thể là "nạn nhân" đấy! Nguyên nhân của hiện tượng rạn da Rạn da thường xảy ra ở những vùng da mỏng và. sử mắc các bệnh về da hoặc các bệnh về đường nội tiết cũng dễ bị rạn da lắm đó. Ngoài ra, nếu mama của bạn bị rạn da thì bạn cũng phải cảnh giác với bệnh này nhé vì rạn da cũng có tính di truyền. Hiện tượng rạn da xảy ra do các hormone trong cơ thể thay đổi quá nhanh, không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn và để lại những nốt sẹo trên bề mặt da. Điều