1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

chăm sóc bé ngày mùa đông pptx

2 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 176,36 KB

Nội dung

www.Youtemplates.com sưu tầm từ Internet Chăm sóc bé ngày mùa đông "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là một câu châm ngôn từ rất xa xưa. Sự thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây bệnh ở cả người lớn lẫn trẻ em. Thời tiết mùa đông sẽ khiến cho các bệnh về đường hô hấp trẻ em tăng nhanh. Sau đây là một vài hướng dẫn đơn giản để phòng bệnh cho những thiên thần nhỏ. Ăn uống nóng và đủ chất Theo GS. TSKH. Bùi Quốc Châu: “Ăn uống là vấn đề sống còn của con người. Không ăn uống thì chết nhưng ăn uống sai lầm không có điều độ cũng sinh bệnh, đôi khi dẫn đến cái chết một cách nhanh chóng. Do đó, người ta mới có câu “BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP” (Bệnh theo miệng mà vào)”. Điều đó chứng tỏ việc chú ý cho trẻ ăn uống đúng cách rất quan trọng trong việc phòng các bệnh đường hô hấp cho trẻ vào mùa đông. Bạn nên tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn, thức uống có nước đá hay những đồ ăn mới lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh. Tất cả các loại thực phẩm có nhiệt độ dưới 25°C đều cần hâm nóng trước khi cho trẻ ăn hoặc uống. Nếu trẻ ăn bột quá chậm, bạn nên để bát bột trong một bát nước nóng để đảm bảo bột bé ăn luôn được ấm. Tương tự, đối với nhưng bé đã ăn cơm cũng nên cho bé ăn những đồ ăn ấm nóng. Trong mùa lạnh, bạn nên cho trẻ một chế độ ăn đầy đủ các chất vitamin và dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Mặc đủ ấm Các bạn nên lưu ý đến 4 vị trí trên cơ thể của bé cần giữ ấm: bàn chân, ngực, cổ và đầu. Đối với các em bé đang còn bú mẹ, trong khi bú các em rất dễ vã mồ hôi ở lưng và đầu. Bạn nên chú ý lau khô mồ hôi cho bé ngay sau khi bé vừa bú xong và chẩn bị ngủ. Đối với các trẻ em học mẫu giáo hay đã đi học mầm non, khi đưa con đi học buổi sáng sớm nên chú ý giữ ấm cho con, nhất là vùng mũi của bé. Không khí lạnh buổi sáng là nguyên nhân chính của các bệnh về đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Vào đêm mùa đông, nhiệt độ thường xuống rất thấp kể cả ở những địa phương khí hậu ôn đới nên việc ủ ấm cho trẻ là rất quan trọng. Đa số trẻ em bị nhiễm lạnh dẫn tới viêm đường hô hấp trên là do cha mẹ để các em ngủ ở những nơi không đủ ấm, hoặc không mặc đủ ấm khi ngủ, ngủ trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá thấp. Do vậy, khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Bên cạnh đó, nên chú ý thay quần áo và lau khô người cho trẻ khi các em chơi đùa vã mồ hôi tránh để mồ hôi lại thấm ngược vào trong cơ thể. Ảnh: Inmagine www.Youtemplates.com sưu tầm từ Internet Vấn đề chính mà các bà mẹ cần quan tâm chú ý là việc mặc quần áo cho con sao cho hợp lý. Cơ thể bé lạnh hay nóng thể hiện ở nhiệt độ bàn tay. Khi bạn rờ vào hay bàn tay bé không thấy giá lạnh tức là bé đã mặc đủ ấm. Các bạn nên chọn cho bé những loại quần áo lót cotton mỏng, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế mặc quần đùi hoặc các loại quần thun cho bé. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu. Vệ sinh thân thể Những ngày nhiệt độ xuống thấp, đôi khi các bà mẹ ngại tắm cho con vì sợ con lạnh. Bé rất khó chịu vì ngứa ngáy những vùng bẹn, nơi thường chảy nhiều mồ hôi khi bé hoạt động. Cách tốt nhất là bạn vẫn tắm cho bé bình thường và tắm bằng nước nóng trong phòng kín gió, không nên kéo dài thời gian tắm . Lau khô và sấy khô tóc cho bé liền sau khi tắm. Bạn cần dặn dò bé luôn giữ chân tay sạch sẽ, tránh bốc đồ ăn bằng tay để tránh mắc bệnh tiêu chảy mùa đông. Bạn cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng nước ấm. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát trùng họng cho bé, tránh sự thâm nhập và phát triển của các vi khuẩn. Đây là biện pháp phòng tránh bệnh viêm họng, viêm amidan ở cả người lớn và trẻ em. Để bảo vệ da cho bé, bạn nên dùng các loại dầu mát xa để mát xa cho bé, giúp cho làn da của bé mềm mại và không bị nứt nẻ vào mùa lạnh. Nhưng bạn nên nhớ làm công việc mát xa này thật nhanh chóng để tránh làm cho bé nhiễm lạnh. Phòng ngủ và phòng chơi Thời tiết mùa đông vốn khô hanh, gió nhiều và ít độ ẩm, nếu có điều kiện bạn có thể tạo môi trường khí ẩm, nóng trong phòng ngủ hoặc phòng chơi của bé bằng các loại máy tạo độ ẩm. Độ ẩm điều hòa trong phòng sẽ giúp cho bé hít thở dễ dàng hơn. Cho bé chơi, ngủ trong phòng thoáng khí nhưng không có gió lùa. Nếu bạn dùng các loại máy sưởi, lò sưởi cũng như quạt sưởi, bạn không nên để bé đến quá gần trong vòng bán kính 1,5 m vì tại khu vực sát lò sưởi, lượng oxy trong không khí sẽ rất thấp. Diệu Phương Webtretho Cần ủ ấm cho bé khi bé ngủ. Ảnh: Inmagine . www.Youtemplates.com sưu tầm từ Internet Chăm sóc bé ngày mùa đông "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là một câu châm ngôn từ rất xa xưa. Sự thay. loại quần thun cho bé. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã. thể của bé cần giữ ấm: bàn chân, ngực, cổ và đầu. Đối với các em bé đang còn bú mẹ, trong khi bú các em rất dễ vã mồ hôi ở lưng và đầu. Bạn nên chú ý lau khô mồ hôi cho bé ngay sau khi bé vừa

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN