cau hoi truy bai hóa 12 cực hay

12 408 3
cau hoi truy bai hóa 12 cực hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 CÂU HỎI TRUY BÀI TỐT NGHIỆP HÓA HỌC NĂM 2010 CHƯƠNG I. ESTE – LIPIT – XÀ PHÒNG 1) Em hãy so sánh nhiệt độ sôi của rượu, axit và este có cùng khối lượng phân tử mol hoặc cùng số nguyên tử cacbon? Trả lời : - Tất cả các este đều không có liên kết hidro nên nhiệt độ sôi thấp nhất - Axit có liên kết hidro mạnh hơn rượu nên nhiệt độ sôi của axit cao hơn rượu Vậy : este < rượu < axit 2) Em hãy so sánh nhiệt độ sôi của các este sau: HCOOCH 3 , CH 3 COOCH 3 , CH 2 =CHCOOCH 3 , C 2 H 5 COOCH 3 ? Trả lời : - Vì este không có lkH nên ta xét M của các este, este nào có M càng lớn thì có nhiệt độ sôi càng cao - 3 HCOOCH M = 60, 3 3 CH COOCH M = 74, 2 3 CH =CHCOOCH M = 86, 2 5 3 C H COOCH M = 88 Vậy : HCOOCH 3 < CH 3 COOCH 3 < CH 2 =CHCOOCH 3 < C 2 H 5 COOCH 3 3) Em hãy viết CTCT của este có mùi thơm dầu chuối, mùi thơm hoa nhài, este dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ? Trả lời : - Este mùi thơm dầu chuối là: CH 3 COO-CH 2 CH 2 CH(CH 3 )CH 3 ioamyl axetat - Este mùi thơm hoa nhài là : CH 3 COO-CH 2 C 6 H 5 benzyl axetat - Este dùng điều chế thủy tinh hữu cơ là : CH 2 =C(CH 3 )COOCH 3 metyl metacrylat 4) Em hãy nêu đặc điểm của este tham gia được phản ứng tráng gương, este khi thủy phân cho cả hai sản phẩm đều tráng gương ? Trả lời : - Este muốn tráng gương thì phải có dạng : HCOO – R’ Vd : HCOOCH 3 , HCOOC 2 H 5 - Este khi thủy phân cho 2 sản phẩm tráng gương thì phải có dạng : HCOO – CH=CHR’ Vd : HCOOCH=CH 2 , HCOOCH=CH-CH 3 5) Em hãy nhận biết các este sau : HCOOCH 3 , CH 2 =CHCOOCH 3 , CH 3 COOCH 3 Trả lời : Nhìn vào đặc điểm của từng este ta thấy - Dùng AgNO 3 /NH 3 để nhận biết HCOOCH 3 do xuất hiện kết tủa Ag - Dùng nước Br 2 để nhận biết CH 2 =CHCOOCH 3 do làm mất màu nước brom - Chất còn lại là CH 3 COOCH 3 6) Em hãy viết CTPT và tên gọi của 4 chất béo ( gồm 2 chất béo rắn và 2 chất béo lỏng )? Trả lời : - (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 : tristearin - (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : tripanmitin - (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 : triolein - (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : tri linolein 7) Em hãy nêu phương pháp chuyển biến chất béo lỏng thành chất béo rắn? Viết phương trình phản ứng minh họa? Trả lời : Dựa vào đặc điểm gốc axit: béo rắn có gốc axit no, béo lỏng có gốc không axit no. vậy để chuyển béo lỏng thành béo rắn ta thực hiện phản ứng hidro hóa với xúc tác Ni/t 0 Vd: (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 + 3H 2 → (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 1 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 8) Em hãy nêu tác hại của nước cứng đối với xà phòng? Sự khác biệt giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là gì? Trả lời : - Làm mất khả năng tẩy rửa của xà phòng - Làm hao tổn xà phòng khi giặt - Chất giặt rửa tổng hợp giặt được trong cả nước cứng và nước mềm còn xà phòng chỉ giặt được trong nước mềm mà không giặt được trong nước cứng 9) Em hãy nêu cơ chế làm sạch vết bẩn của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp? Trả lời : - Làm giảm sức căng bề mặt của chất bẩn, phân chia chất bẩn thành các phần nhỏ và dễ dàng bị nước cuốn trôi đi 10) Em hãy giải thích vì sao chất béo để lâu ngoài không khí sẽ bốc mùi ôi thui? Trả lời : - Vì để ngoài không khí chất béo sẽ bị oxi hóa bởi các vi khuẩn và chuyển thành các andehit và chính các andehit này gây nên mùi ôi thui cho chất béo CHƯƠNG II: CACBOHIDRAT 1) Em hãy nêu một vài lí tính và ứng dụng của glucozơ? Trả lời : - Ở dạng tinh thể, có vị ngọt, dễ tan trong nước - Được gọi là đường nho, chiếm 0,1% trong máu người - Được gọi là huyết thanh ngọt để chuyền cho người bệnh - Dùng để tráng ruột phích 2) Em hãy cho biết glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng nào và có những tính chất hóa học gì? Trả lời : - Glucozơ chủ yếu tồn tại ở dạng vòng α và β - Tạo dung dịch xanh lam với Cu(OH) 2 2C 6 H 12 O 6 + Cu(OH) 2 → (C 6 H 11 O 6 ) 2 Cu + 2H 2 O - Tạo kết tủa Ag với AgNO 3 /NH 3 ,t 0 CHO 3 3 0 2AgNO +NH t → COONH 4 + 2Ag↓ - Tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH) 2 /NaOH,t 0 CHO 2 0 2Cu(OH) +NaOH t → COONa + Cu 2 O↓ - Làm mất màu nước Br 2 CHO + Br 2 + H 2 O 0 t → COOH + 2HBr - Tạo sobitol khi cộng H 2 /Ni,t 0 C 6 H 12 O 6 + H 2 0 Ni t → C 6 H 14 O 6 - Lên men rượu C 6 H 12 O 6 0 0 enzim 30 - 35 C → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 2 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 3) Em hãy cho biết glucozơ, fuctozơ, saccarozơ, matozơ lần lượt được gọi là đường gì? Trong các chất này, chất nào tham gia phản ứng tráng gương? Trả lời : - Glucozơ : đường nho - Fructozơ: đường mật ong - Saccarozơ : đường mía - Mantozơ: đường mạch nha Trong các chất trên chỉ có saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương, 3 chất còn lại đều thực hiện được phản ứng này 4) Em hãy cho biết dùng cách nào để phân biệt glucozơ và fructozơ? Vì sao vậy? Trả lời : - Trong môi trường bazơ ( OH - ) glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại nên để nhận biết chúng ta phải dùng dung dịch nước Br 2 vì nước brom cho môi trường axit. Glucozơ làm mất màu nước brom còn frtuctozơ thì không. 5) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime thuộc loại gì? Chúng có tính chất gì giống nhau? Trả lời : - Chúng đều là polime thiên nhiên, chúng đều có tính chất chung là thủy phân cho ra glucozơ (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O → nC 6 H 12 O 6 6) Em hãy nêu một số ứng dụng của xenlulozơ, viết phương trình minh họa? Trả lời : - Xenlulozơ có ở trong mùn cưa, bông, là nguyên liệu để điều chế: + Thuốc nổ không khói: [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n + 3nHNO 3 2 4 0 H SO t → [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n + 3nH 2 O + Tơ nhân tạo: tơ vico + Tơ nhân tạo:tơ axetat 7) Chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các chất chứa trong lọ mất nhãn sau: glucozơ, glixerol, andehit axetic, rượu etylic? Trả lời : Glucozơ Glixerol Andehit axetic Rượu etylic Cu(OH) 2 Sau đó t 0 Xanh lam Cu 2 O đỏ gạch Xanh lam Xanh lam ooo Cu 2 O đỏ gạch ooo ooo 8) Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất mất nhãn sau: fructozơ, glixerol, tinh bột, glucozơ? Trả lời : Fructozơ Glixerol Tinh bột Glucozơ Nước Br 2 Cu(OH) 2 ,t 0 ooo Cu 2 O đỏ gạch ooo Xanh lam ooo ooo Mất màu x 9) Hòan thành sơ đồ phản ứng sau: CH 4 (1) → CO 2 (2) → (C 6 H 10 O 5 ) n (3) → C 6 H 12 O 6 (4) → C 2 H 5 OH (5) → CO 2 (6) → CaCO 3 Trả lời : (1) CH 4 + 2O 2 → CO 2 + 2H 2 O (2) 6nCO 2 + 5nH 2 O diep luc anh sang → (C 6 H 10 O 5 ) n + 6nO 2 3 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 (3) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O + H → nC 6 H 12 O 6 (4) C 6 H 12 O 6 men ruou → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (5) C 2 H 5 OH + 3O 2 → 2CO 2 + 3H 2 O (6) CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O 10) Tinh bột tồn tại mấy dạng, chúng thuộc loại polime gì? Nêu một vài tính chất hóa học của tinh bột? Trả lời : - Tinh bột gồm hai dạng: amilozơ (chiếm % lớn ở gạo tẻ ) và amilopectin(chiếm % lớn ở gạo nếp) - Cả hai đều là polime thiên nhiên: amilozơ dạng mạch thẳng, amilopectin dạng mạch nhánh - Tính chất hóa học gồm: + Thủy phân: (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O + H → nC 6 H 12 O 6 + Phản ứng màu với I 2 : dd hồ tinh bột + I 2 → dd màu xanh tím CHƯƠNG III: AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN 1) So sánh tính bazơ của các amin sau : CH 3 NH 2 , (CH 3 ) 3 N, CH 3 – NH – CH 3 ? Trả lời : Dựa vào mật độ electron trên nguyên tử N của các amin ta có : Tính bazơ của : CH 3 NH 2 < (CH 3 ) 3 N < CH 3 NHCH 3 2) So sánh tính bazơ của các chất sau : C 6 H 5 NH 2 , CH 3 NH 2 , NH 3 , CH 3 NHCH 3 Trả lời : Dựa vào mật độ electron trên nguyên tử N của các amin ta có : Tính bazơ của : C 6 H 5 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 < CH 3 NHCH 3 3) Nêu tính chất hóa học của anilin ( phenyl amin ) ? Vì sao anilin không làm xanh qùi tím ? Trả lời : - Với axit : C 6 H 5 NH 2 + HCl → C 6 H 5 NH 3 Cl ( phenyl amoni clorua) - Với nước Br 2 cho kết tủa trắng C 6 H 5 NH 2 + 3Br 2 → C 6 H 2 Br 3 NH 2 ↓ trắng + 3HBr - Anilin C 6 H 5 NH 2 không làm xanh qùi tím là do anilin có tính bazơ quá yếu. 4) Sau đây là sơ đồ điều chế anilin : C 6 H 6 3 2 4 +HNO xt H SO → C 6 H 5 NO 2 + [H] Fe + HCl → C 6 H 5 NH 2 . Em hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra ? Trả lời : - C 6 H 6 + HNO 3 2 4 xt H SO → C 6 H 5 NO 2 + H 2 O Benzen nitro benzen - C 6 H 5 NO 2 + 6[H] Fe + HCl → C 6 H 5 NH 2 + 2H 2 O anilin 4 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 5) Viết CTCT của một số amino axit có tên gọi sau: glyxin, alanin, valin, lysin, axit glutamic? Trả lời : - Glyxin: H 2 NCH 2 COOH - Alanin: CH 3 -CH(NH 2 )COOH - Valin: (CH 3 ) 2 CH-CH(NH 2 )COOH - Lysin: H 2 N-[CH 2 ] 4 -CH(NH 2 )COOH - Glutamic: HOOC-CH 2 CH 2 CH(NH 2 )COOH 6) Dùng hóa chất nào ( NaOH, HCl, quì tím hay CH 3 OH/HCl) để nhận biết 3 chất hữu cơ sau: H 2 NCH 2 COOH, CH 3 CH 2 COOH, CH 3 CH 2 NH 2 . Em hãy trình bầy? Trả lời : Nhìn vào đặc điểm từng chất ta thấy phải dùng qùi tím H 2 NCH 2 COOH CH 3 CH 2 COOH CH 3 CH 2 NH 2 Qùi tím ooo Đỏ Xanh 7) Peptit và protein có tính chất hóa học gì giống nhau, em hãy trình bày? Trả lời : - phản ứng thủy phân tạo các α-aminoaxit - phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 tạo hợp chất màu tím ( chú ý: tất cả các đipeptit không tham gia pư này ) 8) Thủy phân hòan tòan tripeptit X thu được 3 amino axit là: glyxin, alanin, valin. Theo em X có thể có bao nhiêu công thức cấu tạo? Trả lời : Dựa vào sản phẩm thủy phân thì X có thể có 6 CTCT gồm: + gly – ala – val + gly – val – ala + ala – gly – val + ala – val – gly + val – gly – ala + val – ala – gly 9) Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết các chất sau: glucozơ, glixerol, anbumin, andehit axetic? Trả lời : Glucozơ Glixerol Anbumin Andehit axetic Cu(OH) 2 Sau đó t 0 Xanh lam Cu 2 O đỏ gạch Xanh lam Xanh lam Tím Đông tụ ooo Cu 2 O đỏ gạch 10) Em hãy nêu cách tính số liên kết peptit trong một peptit được cấu tạo từ n gốc α- aminoaxit? Cho ví dụ minh họa? Từ hai aminoaxit là glyxin và alanin có thể kết hợp thành mấy loại đipeptit? Trả lời : - Số liên kết peptit = n(số gốc) – 1 Vd: H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )CONHCH 2 COOH : gly – ala – gly Peptit này có số liên kết peptit là (3 – 1) = 2 - Từ glyxin và alanin có thể tạo thành 4 loại đi peptit là : gly – gly ; ala – ala ; gly – ala ; ala – gly CHƯƠNG IV : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 1) Em hãy cho biết 3 cấu trúc của polime, cho ví dụ minh họa ? 5 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 Trả lời : Polime có 3 loại cấu trúc mạch : + Cấu trúc mạch không nhánh : amilozơ, xenlulozơ + Cấu trúc mạch phân nhánh : amilopectin, glicozen + Cấu trúc mạng không gian : cao su lưu hóa và nhựa bakelit 2) Em hãy cho ví dụ về polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime nhân tạo? Trả lời : + Polime thiên nhiên : Cao su, xenlulozơ, tinh bột + Polime tổng hợp : PE, PVC, nilon-6, nilon-7, + Polime nhân tạo : tơ visco, tơ axetat, 3) Em hãy cho ví dụ về polime điều chế theo kiểu trùng ngưng và kiểu trùng hợp? Trả lời : + Polime trùng hợp : PE, PVC, cao su buna + Polime trùng ngưng : Nilon-6, nilon-7 4) Em hãy nêu điều kiện để một chất tham gia phản ứng trùng hợp và trùng ngưng? Trả lời : + Điều kiện để trùng hợp : chất đó phải có liên kết pi(π) Vd : CH 2 =CH 2 , CH 2 =CH – CH=CH 2 + Điều kiện để trùng ngưng : chất đó phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng Vd : HOOC – C 6 H 4 – COOH, HO – CH 2 – CH 2 – OH 5) Em hãy nêu phương pháp để phân biệt da thật và da giả, tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo? Trả lời : + Để phân biệt da thật và da giả ta đem đốt và ngửi mùi, da thật cho mùi khét còn da giả thì không + Để phân biệt tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo ta cũng đem đốt và ngửi mùi, tơ thiên nhiên cho mùi khét còn tơ nhân tạo thì không 6) Nêu nguyên liệu và viết phương trình điều chế tơ nilon-6,6? Trả lời : - Nguyên liệu: H 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 (hexa metylen diamin) HOOC-[CH 2 ] 4 -COOH (axit adipic ) - Điều chế bằng pư trùng ngưng: nH 2 N-[CH 2 ] 6 -NH 2 + nHOOC-[CH 2 ] 4 -COOH→ -(HN-[CH 2 ] 6 -NH-CO[CH 2 ] 4 -CO) n - + 2nH 2 O CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1) Em hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử kim loại sau: Mg( Z = 12); Fe( Z = 26); Cr(Z = 24); K(Z = 19) Trả lời : - Mg : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 - Fe : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 - Cr : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 - K : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 1 2) Em hãy cân bằng các phương trình phản ứng hóa học sau : a) Al + HNO 3 → ? + NH 4 NO 3 + ? b) Fe + HNO 3 → ? + NO + ? c) Cu + H 2 SO 4 đặc → ? + SO 2 + ? Trả lời : - 8Al + 30HNO 3 → 8Al(NO 3 ) 3 + 3NH 4 NO 3 + 9H 2 O - Fe + 4HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + 2H 2 O 6 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 - Cu + 2H 2 SO 4 đặc → CuSO 4 + SO 2 + 2H 2 O 3) Em hãy nêu các phương pháp điều chế kim loại, phạm vi áp dụng của từng phương pháp? Trả lời : - Phương pháp thủy luyện – dùng điều chế kim loại trung bình và yếu – dùng trong PTN - Phương pháp nhiệt luyện – dùng điều chế kim loại trung bình và yếu – dùng trong công nghiệp - Phương pháp điện phân nóng chảy – dùng điều chế kim loại mạnh – dùng trong công nghiệp - Phương pháp điện phân dung dịch – dùng điều chế kim loại trung bình và yếu – dùng trong công nghiệp 4) Viết phương trình điện phân dung dịch các muối sau: NaCl, CuSO 4 , AgNO 3 ? Trả lời : - 2NaCl + 2H 2 O d.f. dd c.m.n → Cl 2 + H 2 + 2NaOH - 2CuSO 4 +2H 2 O d.f. dd → 2Cu↓ + O 2 ↑ + 2H 2 SO 4 - 4AgNO 3 + 2H 2 O d.f. dd → 4Ag↓ + O 2 + 4HNO 3 5) Viết phương trình điều chế Al từ quặng boxit và nêu vai trò của xúc tác criolit? Trả lời : - 2Al 2 O 3 dfnc criolit → 4Al + 3O 2 - Vai trò của criolit ( Na 3 AlF 6 ) là: + Hạ nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit + Tạo thành chất lỏng dẫn điện tốt + Bảo vệ nhôm không bị oxi hóa 6) Em hãy hoàn thành chuỗi phản ứng sau : Fe (1) → FeCl 3 (2) → Fe(OH) 3 (3) → Fe 2 O 3 (4) → Fe ? Trả lời : (1) 2Fe + 3Cl 2 → 2FeCl 3 (2) FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3NaCl (3) 2Fe(OH) 3 → Fe 2 O 3 + 3H 2 O (4) Fe 2 O 3 + 2Al → Al 2 O 3 + 2Fe ( phản ứng nhiệt nhôm) 7) Em hãy kể tên kim loại dẫn điện tốt nhất, cứng nhất, mềm nhất, dẻo nhất, nhiệt độ nóng chảy cao nhất, nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ? Trả lời : Theo thứ tự trên thì tên kim loại lần lượt là : Ag ( bạc) – Cr ( crom) – Cs (xesi ) – Au (vàng ) – W ( vonfram) – Hg ( thủy ngân) 8) Em hãy đề nghị phương pháp tách Ag ra khỏi hỗn hợp gồm các kim loại là : Ag, Fe, Cu, Zn, Pb ? Trả lời : ( Chú ý Ag là kim loại có tính khử yếu nhất trong các kim loại trên) Theo đề bài thì để tách Ag chúng ta dùng ngay dung dịch AgNO 3 hoặc là dung dịch Fe 3+ . Nếu dùng dd AgNO 3 thì khối lượng bạc thu được sẽ tăng thêm, nếu dùng dd Fe 3+ thì khối lượng bạc thu được là không thay đổi 9) Viết biểu thức của định luật Faraday và làm bài tập sau : Điện phân dung dịch Cu(NO 3 ) 2 với cường độ dòng điện là 1,5A thời gian điện phân là 1 giờ 30 phút 60 giây. Tính khối lượng kim loại Cu sinh ra ở catot ? 7 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 Trả lời : - Biểu thức Faraday : kimloai A. I. t m = n. F - Phương trình điện phân : Cu(NO 3 ) 2 + H 2 O → Cu + 1 2 O 2 + 2HNO 3 Áp dụng Faraday : Cu 64. 1,5. 5460 m = 2. 96500 = 2,72g 10) Em hãy cho biết trong quá trình điều chế kim loại thì kim loại được sinh ra ở cực nào và tại đó xảy ra quá trình gì ? Trả lời : - Kim loại luôn luôn được sinh ra ở cực âm ( được gọi là cực catot ) - Tại đây xảy ra quá trình khử ion kim loại thành kim loại M n+ + ne → M ( quá trình khử ) 11) Em hãy nêu điều kiện xảy ra kiểu ăn mòn điện hóa học? So sánh ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học ? Trả lời : - Cần 3 điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa : +Có 2 kim loại khác nhau or (kim loại và phi kim) +2 kim loại phải tiếp xúc với nhau +2 kim loại cùng tiếp nhau với dd chất điện li - So sánh hai kiểu ăn mòn : Ăn mòn hóa học Ăn mòn điện hóa học - xảy ra chậm - không sinh dòng điện - cho e trực tiếp - xảy ra nhanh - sinh ra dòng điện - cho e gián tiếp CHƯƠNG VI : KIỀM – KIỀM THỔ VÀ NHÔM 1) Em hãy viết cấu hình electron của nguyên tử kim loại và ion sau : Na, Na + ; Mg, Mg 2+ ; Al, Al 3+ ? Trả lời : Cấu hình electron Na : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 → Na + : 1s 2 2s 2 2p 6 Mg : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 → Mg 2+ : 1s 2 2s 2 2p 6 Al : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 → Al 3+ : 1s 2 2s 2 2p 6 2) Em hãy cho biết công thức và tên gọi của hỗn hợp hàn đường ray xe lửa, quặng có hàm lượng sắt lớn nhất, quặng điều chế nhôm, chất dùng làm thuốc trong y học? Trả lời : - Hỗn hợp hàn đường ray: hỗn hợp tecmit ( Al + bột oxit Fe) - Quặng có hàm lượng sắt lớn: Manhetit Fe 3 O 4 - Quặng điều chế nhôm: boxit Al 2 O 3 .H 2 O - Chất làm thuốc trong y học: oxit kẽm ZnO 3) Em hãy cho biết công thức của chất được dùng làm bột nở, dùng bó bột, chất có trong hang động thạch nhũ ? Trả lời : - Chất làm bột nở: NaHCO 3 ( muối axit ) - Chất dùng bó bột: CaSO 4 .H 2 O ( thạch cao khan) - Chất có trong hang động thạch nhũ: CaCO 3 ( đá vôi ) 8 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 4) Em hãy nêu phương pháp và nguyên liệu điều chế Na, Ca, Al? Viết phương trình điều chế? Trả lời : Na, Ca, Al đều là kim loại mạnh nên dùng phương pháp điện phân nóng chảy + Nguyên liệu điều chế Na là: NaCl hoặc NaOH 2NaCl d.f.n.c → 2Na + Cl 2 ; 4NaOH d.f.n.c → 4Na + O 2 + 2H 2 O + Nguyên liệu điều chế Ca là: CaCl 2 CaCl 2 d.f.n.c → Ca + Cl 2 + Nguyên liệu điều chế Al là : Al 2 O 3 xúc tác Na 3 AlF 6 ( criolit ) 2Al 2 O 3 d.f.n.c → 4Al + 3O 2 5) Em hãy viết phương trình và giải thích hiện tượng khi cho nhỏ từ từ NaOH vào dung dịch AlCl 3 ? Trả lời : - Khi nhỏ từ từ NaOH vào dung dịch AlCl 3 thì ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan ra 3NaOH + AlCl 3 → 3NaCl + Al(OH) 3 ↓ sau đó Al(OH) 3 + NaOH → NaAlO 2 + 2H 2 O 6) Em hãy viết phương trình và giải thích hiện tượng khi cho nhỏ từ từ NH 3 vào dung dịch AlCl 3 ? Trả lời : - Khi nhỏ từ từ NH 3 vào dung dịch AlCl 3 thì có kết tủa keo trắng, không tan trong NH 3 dư 3NH 4 OH + AlCl 3 → 3NH 4 Cl + Al(OH) 3 ↓ 7) Em hãy viết phương trình và giải thích hiện tượng khi cho nhỏ từ từ HCl vào dung dịch NaAlO 2 ? Trả lời : - Khi nhỏ từ từ HCl vào dung dịch NaAlO 2 thì có kết tủa keo trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan ra HCl + H 2 O + NaAlO 2 → Al(OH) 3 + NaCl sau đó Al(OH) 3 + 3HCl → AlCl 3 + 3H 2 O 8) Em hãy viết phương trình và giải thích hiện tượng khi cho nhỏ từ từ CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 ? Trả lời : - Khi cho từ từ CO 2 vào dung dịch NaAlO 2 thì có kết tủa keo trắng xuất hiện, không tan trong CO 2 dư. CO 2 + H 2 O + NaAlO 2 →Al(OH) 3 + NaHCO 3 9) NaHCO 3 , Al(OH) 3 , Al 2 O 3 , Al đều phản ứng được với NaOH và HCl, em hãy chỉ ra đâu là chất lưỡng tính, đâu không phải? Trả lời : - NaHCO 3 , Al(OH) 3 , Al 2 O 3 là chất lưỡng tính - Al không phải là chất lưỡng tính, Al là chất khử 9 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 10) Em hãy viết phương trình phản ứng của kim loại Al với dung dịch NaOH và cho biết đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa? Trả lời : - Al + H 2 O + NaOH → NaAlO 2 + 3 2 H 2 - Al là chất khử, H 2 O là chất oxi hóa 11) Em hãy kể ra hợp kim nào có nhiệt độ nóng chảy thấp, hợp kim siêu nhẹ, kim loại dùng làm tế bào quang điện, Trả lời : - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp :Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng nhạt nhân - Hợp kim siêu nhẹ : Li – Al dùng trong hàng không - Kim loại dùng làm tế bào quang điện : Cs ( xesi) 12) Có mấy phương pháp làm mềm nước cứng ? Em hãy nêu các hóa chất thường được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu và toàn phần ? Trả lời : - Có hai phương pháp : phương pháp kết tủa và phương pháp trao đổi ion - Hóa chất làm mềm nước cứng vĩnh cửu và toàn phần là : Na 2 CO 3 và Na 3 PO 4 CHƯƠNG VII : SẮT – CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 1) Em hãy liệt kê các loại oxit của crom, trong các loại đó, oxit nào là oxit axit và có tính chất hóa học đặc trưng gì ? Trả lời : + Crom có các loại oxit thường gặp sau : CrO, Cr 2 O 3 , CrO 3 + CrO 3 là oxit axit có màu đỏ thẫm, có tính oxi hóa rất mạnh, nó bốc cháy khi tiếp xúc với S, NH 3 , C 2 H 5 OH 2) Viết cấu hình electron của kim loại và ion sau : Cu, Cu 2+ , Cr, Cr 3+ Trả lời : + Cấu hình electron Cu : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 → Cu 2+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 + Cấu hình electron Cr : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 → Cr 3+ : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 3 3) Mô tả hiện tượng khi cho dung dịch NH 3 vào dung dịch CuSO 4 và viết phương trình ? Trả lời : - Khi cho dd NH 3 vào dung dịch CuSO 4 thì có kết tủa xanh lam xuất hiện, sau đó tan ra tạo thành dung dịch xanh thẫm 2NH 4 OH + CuSO 4 → Cu(OH) 2 + (NH 4 ) 2 SO 4 Cu(OH) 2 + 4NH 3 → [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 4) Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm các oxit : FeO, Fe 2 O 3 , Cr 2 O 3 , CuO, Cu 2 O, MgO, Al 2 O 3 sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp gồm các chất rắn nào? Giải thích? Trả lời : Nhận xét: khí CO sẽ khử oxit kim loại thành kim loại nhưng chỉ khử được oxit kim loại sau Al Vậy hỗn hợp chất rắn gồm: Fe, Cr, Cu, MgO, Al 2 O 3 . 5) Em hãy cân bằng các phản ứng hóa học và tính tổng hệ số cân bằng ở mỗi phương trình sau ? (a) FeO + HNO 3 → ? + NO + ? (b) Fe 3 O 4 + HNO 3 → ? + NO + ? 10 [...]... tượng gì? Trả lời : - Na2S tác dụng với HCl thì có khí mùi trứng thối H2S bay ra - NaHCO3 tác dụng với HCl thì có có sủi bột khí CO2 không mùi bay ra Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 12 - K2CO3 tác dụng với HCl thì có có sủi bọt khí CO2 không mùi bay ra - Na2SO3 tác dụng với HCl thì có sủi bột khí SO2 mùi hắc bay ra 4) Em hãy trình bày phương pháp nhận biết các khí sau:...Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 11 (c) Mg + HNO3 → ? + NH4NO3 + ? Trả lời : - 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O Tổng hệ số là: 3+10+3+1+5=22 - 3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O Tổng hệ số là: 3+28+9+1+14=55 - 4Mg... tìm cách để tách Cu ra khỏi hỗn hợp gồm có Cu, Fe, Cr, Al, Zn Giải thích? Trả lời : Nhận xét: dùng hóa chất nào đó hòa tan các kim loại kia mà không hòa tan được đồng - Ta dùng axit HCl or H2SO4 or dd Cu2+ sẽ hòa tan được Fe, Cr, Al, Zn CHƯƠNG VIII: NHẬN BIẾT CATION – ANION VÀ CHẤT KHÍ 1) Em hãy tìm các hóa chất thích hợp để nhận biết ion Ba2+ và ion SO42-? Trả lời : - Để nhận biết ion Ba2+ ta có thể . Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 CÂU HỎI TRUY BÀI TỐT NGHIỆP HÓA HỌC NĂM 2010 CHƯƠNG I. ESTE – LIPIT – XÀ PHÒNG 1) Em hãy so sánh nhiệt. H 2 /Ni,t 0 C 6 H 12 O 6 + H 2 0 Ni t → C 6 H 14 O 6 - Lên men rượu C 6 H 12 O 6 0 0 enzim 30 - 35 C → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 2 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 3). + 6nO 2 3 Trường THPT Bùi Thị Xuân – Tài liệu hỗ trợ truy bài hóa khối 12 (3) (C 6 H 10 O 5 ) n + nH 2 O + H → nC 6 H 12 O 6 (4) C 6 H 12 O 6 men ruou → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (5) C 2 H 5 OH

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan