Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
233,5 KB
Nội dung
Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 CHỦ ĐỀ 1 : ĐO LƯỜNG I/ Tóm tắt lý thuyết : 1/ Dụng cụ đo : - Đo độ dài bằng thước. - Đo thể tích chất lỏng và thể tích chất rắn không thấm nước và chìm trong nước bằng bình chia độ hoặc bằng phương pháp bình tràn. - Đo khối lượng bằng Cân Rôbécvan. 2/ Đơn vị đo: - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét, kí hiệu m. - Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước ta là mét khối, kí hiệu m 3 . - Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là kilôgam, kí hiệu Kg. 3/ Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo: - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là giá trị lớn nhất ghi trên thước. - Giới hạn đo (GHĐ) của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên thước. - Giới hạn đo (GHĐ) của Cân Rôbécvan là tổng giá trị của tất cả các quả cân kèm theo cân và giá trị lớn nhất ghi trên thanh con chạy. . - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của Cân Rôbécvan là độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ghi trên thanh con chạy. 4/ Cách đo: 4.1/ Cách đo độ dài: - Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp. - Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang với vạch số 0 của thước và đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. 4.2/ Cách đo độ thể tích chất lỏng: - Ước lượng thể tích cần đo chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp. - Đặt bình chia độ thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của mực chất lỏng. 4.3/ cách xác định thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước = bình chia đô: Trong đó : V : thể tích của vật rắn cần đo. V 1 : Thể tích ban đầu của vật rắn. V 2 : Thể tích sau khi thả vật rắn vào bình chia độ 4.4/ Cách đo khối lượng băng cân Rôbecvan: - Ước lượng khối lượng của vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp. - Điều chỉnh cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. - Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, một số quả cân lên đĩa cân bên phải sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ. - Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân và số chỉ của con mã trên trượt bằng khối lượng của vật đem cân. II/ Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất: Trang1 V = V 2 - V 1 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 Câu 1: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiếu rộng bàn học của em? A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 1cm. C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 5mm Câu 2: Trong các cách ghi kết quả đo với thước đo có độ chia tới 0,5cm cách ghi nào là đúng A. 60,2cm B. 60,0cm C. 60cm D. 6dm Câu 3: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu ? A. 0,1cm B. 0,2cm C. 0,5cm D. 0,1mm Câu 4 : Một chai nửa lít có chứa một chất lỏng ước chừng nửa chai. Ðể đo thể tích chất lỏng trên ta nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây ? A. Bình 200cc có vạch chia tới 2cc. B. Bình 200cc có vạch chia tới 5cc. C. Bình 250cc có vạch chia tới 5cc. D. Bình 500cc có vạch chia tới 5cc. Trang2 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 Chủ đề 2 : KHỐI LƯỢNG VÀ LỰC I/ Tóm tắt lý thuyết: 1/ Khối lượng : - Khối lượng của một vật là chỉ lượng chất tạo thành vật đó. - Đơn vị đo khối lượng là kílôgam, kí hiệu (kg). - Đo khối lượng bằng cân. 2/ Khối lượng riêng: - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích ( 1m 3 ) của chất đó. - Đơn vị đo khối lượng riêng là kílôgam trên mét khối, kí hiệu ( kg/m 3 ). - Công thức tính khối lượng riêng là : D = m/V. Trong đó : D: Khối lượng riêng của vật. ( Kg/m 3 ) m : Khối lượng của vật (kg) V : Thể tích của vật (m 3 ) 3/ Lực : - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. - Đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là (N). - Mỗi lực có phương và chiều xác định. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, có cùng phương, nhưng ngược chiều nhau. Nếu hai lực cân bằng tác dụng vào một vật đang đứng yên thì vật đó tiếp tục đứng yên. - Đo lực bằng lực kế. 4/ Trọng lực : - Trọng lực của một vật là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật đó. - Trọng lượng là cường độ của trọng lực. - Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật là: Trọng lượng gấp 10 lần khối lượng. Trong đó : P : Trọng lượng của vật. (N) m : Khối lượng của vật (kg) - Đơn vị đo trọng lực là Niu tơn, kí hiệu (N) 5/ Trọng lượng riêng: - Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m 3 ) của chất đó. - Công thức tính trọng lượng riêng: Hoặc Trong đó: d : Trọng lượng riêng của vật. (N/m 3 ) P : Trọng lượng của vật. (N) V : Thể tích của vật (m 3 ) - Đơn vị đo trọng lượng riêng : N/m 3 . 6/ Lực đàn hồi : - Lò xo là một vật đàn hồi. sau khi nén hoặc kéo dãn một cách vừa phải nếu buông tay ra thì chiều dài của nó sẽ trở lại chiều dài tự nhiên ban đầu. - Độ biến dạng của lo xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng với chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo: Trong đó : l : Độ biến dạng của lò xo. l : Chiều dài lò xo khi biến dạng. l 0 : Chiều dài tự nhiên của lo xo. - Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi của lo xo càng lớn. Trang3 P = 10.m d = P/V =10m/V d = 10D l = l – l 0 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 II. Bài tập Trắc nghiệm: Câu 1: Trên hộp sữa có ghi 300g, số đó chỉ: A. Trọng lượng hộp sữa. B. Khối lượng hộp sữa. C. Trọng lượng sữa chứa trong hộp. D. Khối lượng sữa chứa trong hộp. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai? A. Cân là dụng cụ đo khối lượng. B. 1kg bông nhẹ hơn 1kg sắt C. Đơn vị đo khối lượng là kg. D. Một tạ bằng 100kg. Câu 3 : Khi đòn cân Roobecvan thăng bằng. Một bên đĩa cân có 1 quả cân 500g, đĩa còn lại có 1 quả cam và 1 quả cân 200g. Khối lượng của quả cam là: A. 500g B. 200g C. 700g D. 300g. Câu 4: Một vật có khối lượng là 500g, trọng lượng của vật đó là: A. 0,5N B. 5000N C. 50N D. 5N Câu 5: Chọn câu phát biểu sai? A. Vật có khối lượng 10g thì có trọng lượng 1N B. Vật có khối lượng 1kg thì có trọng lượng 10N C. Vật có khối lượng 400g thì có trọng lượng 4N D. Vật có khối lượng 1500g thì có trọng lượng 15N Câu 6: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là? A. Lực. B. Khối lượng C. Thể tích D. Độ dài Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực: A. Cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C. Cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. Câu 8: Một viên gạch được treo vào một sợi dây và đứng yên. Viên gạch đứng yên vì: A. Do không có lực nào tác dụng lên viên gạch. B. Do lực hút của trái đất tác dụng lên viên gạch. C. Do lực hút của trái đất và lực tác dụng của sợi dây lên viên gạch cân bằng nhau. D. Do lực tác dụng của sợi dây lớn hơn lực hút của Trái đất tác dụng lên viên gạch. Câu 9: Khi thả viên bi từ trên cao xuống, viên bi không rơi theo phương nào sau đây? A. Phương vuông góc với phương nằm ngang. B. Phương thẳng đứng. C. Phương dây dọi. D. Phương vuông góc với dây dọi. Câu 10: Trong kết quả sau đây, trường hợp nào không phải là kết quả của trọng lực: A. Nam châm hút được các đinh sắt. B. Một quả táo rơi từ trên cây xuống đất. C. Quyển sách nằm trên mặt bàn. D. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giản ra. Câu 11: Vật không có tính chất đàn hồi? A. Lò xo. B. Cục đất sét. C. Sợi dây thun D. ruột xe đạp. Câu 12: Khi treo một quả nặng vào lò xo, lò xo dãn ra thêm 2cm. Nếu treo thêm 2 quả như trên vào lò xo, lò xo sẽ dãn ra thêm: A. 1cm B. 2cm C. 3cm D. 4cm Câu 13: Chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng là 10cm, khi treo quả nặng 50g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 15cm. Vậy độ biến dạng của lò xo là: A. 5cm B. 25cm C. 10cm D. 15cm Câu 14: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m 3 , có nghĩa là: A. 7800kg sắt bằng 1m 3 sắt. B. 1m 3 sắt có trọng lượng là 7800kg. Trang4 Trường THCS Mỹ Hội Đơng Mơn vật lý 6 C. 1m 3 sắt có trọng lượng riêng là 7800kg. D. 1m 3 sắt có khối lượng là 7800kg. Câu 15: Trong các câu phát biểu sau, câu nào phát biểu sai? A- Một vật có thể tích nhất đònh và khối lượng nhất đònh thì khối lượng riêng không thay đổi. B- Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng tăng. C- Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng giảm. D-Nếu tăng khối lượng riêng thì trọng lượng riêng của vật cũng tăng theo. Câu 16: Trong số các câu sau, câu nào đúng? A. Một hộp bánh có trọng lượng 336g B. Một túi kẹo mềm có khối lượng tịnh 118g. C. Khối lượng riêng của cồn 90 0 là 7900N/m 3 . D. Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng 1200kg/m 3 . Câu 17: Một khối sắt có khối lượng là 7800kg và có thể tích là 1m 3 . Trọng lượng riêng của sắt là: A. 7800kg/m 3 B. 78000N C. 7800N/m 3 D. 78000N/m 3 III/ Bài tập Tự luận: Câu 1: Trên hộp sữa có ghi là 397g. số này có ý nghĩa gì? Câu 2: Trên các đầu cầu có biển báo . Biến báo này có ý nghĩa gì? Câu 3: Một người cân một cái lọ bằng một cân Robecvan.Trên đĩa cân có các quả cân sau: 1g, 5g, 10, 20g, 50g và con mã trên thanh trượt ghi tới 0,5g. Xác định khối lượng của vật? Câu 4: Một vật có khối lượng là 1350kg, có thể tích là 0,5m 3 . Hỏi vật đó có khối lượng riêng là bao nhiêu? Câu 5: Một đóng sỏi có khối lượng là 50g và thả vào bình chia độ xác định được thể tích của sỏi là 20cm 3 . Hãy xác định khối lượng riêng của sỏi. Câu 6: Bấm cho đầu bút bi nhơ ra. Lúc đó lò xo có tác dụng lên ruột bút bi hay khơng? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy? Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em. Câu 7: Khi ta lấy chân đá vào trái banh. Vậy Chân đã gây ra những tác dụng gì lên trái banh? Câu 8: Một người có khối lượng là 50kg. hỏi người đó có trọng lượng là bao nhiêu? Câu 9: Lực hút của mặt trăng bằng 1/6 của Trái đất. Một người có trọng lương là 540N trên trên mặt đất, sẽ có trọng lượng trên mặt trăng là bao nhiêu? Câu 10 : Hãy xác định trọng lượng riêng của vật A. Biết vật A có khối lượng 2kg và thể tích 1dm 3 . Câu 11: Hai vật A và b có cùng khối lượng. Thể tích vật A lớn hơn vật B. Vật nào có khối lượng riêng lớn hơn? Trang5 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 Chủ đề 3 : MÁY CƠ ĐƠN GIẢN I/ Tóm tắt lý thuyết: 1/ Công dụng của máy cơ đơn giản và các loại máy cơ đơn giản: - Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn như : lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật hoặc làm đổi phương của lực kéo. - Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 2/ Mặt phẳng nghiêng: - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo ( đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt đó càng nhỏ. 3/ Đòn bẩy: - Cấu tạo đòn bẩy: mỗi đòn bẩy đều có: + Điểm tựa là O + Điểm tác dụng của lực F 1 là O 1 + Điểm tác dụng của lực F 2 là O 2 - Khi OO 2 > OO 1 thì F 2 < F 1 4/ Ròng rọc: - Có 2 loại ròng rọc : Ròng rọc cố định và ròng rọc động. - Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. - Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. II/ Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? A. F < 20N B. F = 20N C. 20 < F < 200N D. F = 200N Câu 2: Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng? A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng. B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng. C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng Câu 3: Trong các ròng rọc sau đây, câu nào là không đúng? A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. B. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực. D. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực. Câu 4: Trong các dụng cụ nào sau đây, dụng cụ nào là máy cơ đơn giản? A. Máy phát điện B. Máy khoan C. Máy giặt D. Đòn bẩy. Câu 5: Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa 1 vật lên cao được lợi gì? A. Đường đi. B. Lực. C. Trọng lực. D. Khối lượng. Câu 6: Cách nào để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? A. Giảm độ cao, giữ nguyên của mặt phẳng nghiêng. B. Tăng chiều cao của mặt phẳng nghiêng, giữ nguyên độ dài. C. Tăng chiều dài 2 lần đồng thời tăng độ cao 4 lần. D. Giảm chiều dài, giữ nguyên độ cao. Câu 7: Khi dùng tấm ván đưa vật nặng lên ô tô, người ta đã phải dùng lực tối thiểu bằng 800N. Nếu dùng tấm ván khác dài hơn thì lực tối thiểu phải sử dụng là bao nhiêu? A. < 800N B. > 800N C. = 800N D. 1000N Câu 8: Đường qua đèo dốc, tại sao phải làm ngoằn ngoèo? Trang6 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 A. Làm đường ngoằn ngoèo đẹp hơn. B. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ cao của đèo. C. Làm đường ngoằn ngoèo để giảm độ nghiêng của dốc. D. Làm đường ngoằn ngoèo để tăng ma sát. Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không liên quan đến tác dụng của mặt phẳng nghiêng? A. Cầu trượt trong công viên thiếu nhi. B. Chế tạo mũi khoan có rãnh xoắn. C. Cần cẩu cẩu hàng. D. Kéo vật nặng lên theo tấm ván lên cao. Câu 10: Sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao thiệt hại gì? A. Đường đi. B. Lực. C. Trọng lực. D. Khối lượng. Câu 11: Thí nghiệm với một đòn bẩy, cường độ lực kéo F 2 và khoảng cách từ điểm O 2 đến điểm tựa O có mối liên hệ như thế nào? A. F 2 luôn bằng trọng lực F 1 của vật. B. F 2 thay đổi nhưng không phụ thuộc OO 2 C. F 2 càng lớn khi OO 2 càng lớn. D. F 2 càng nhỏ khi OO 2 càng lớn. Câu 12: Dùng đòn bẩy kéo vật lên, khi nào lực nâng vật F 2 < F 1 ( trọng lượng)? A. Khi OO 2 < OO 1 . B. Khi OO 2 = OO 1 . C. Khi OO 2 > OO 1 . D. Tất cả A,B,C đều sai. Câu 13: Khi sử dụng đòn bẩy cách làm nào dưới đây không làm giảm lực nâng vật ? A. Đặt điểm tựa O gần với điểm tác dụng của vật hơn điểm tác dụng của lực nâng. B. Đặt điểm tác dụng của lực nâng xa điểm tựa O hơn điểm tác dụng của vật. C. Buộc thêm một vật lên điểm tác dụng của vật cần nâng. D. Buộc thêm một vật lên điểm tác dụng của lực nâng. Câu 14: Vị trí điểm tựa của mái chéo khi chèo thuyền nằm ở đâu? A. Chỗ Mái chèo chạm nước. B. Điểm chính giữa mái chèo. C. Chỗ buộc mái chèo vào mạn thuyền. D. Chỗ tay người cầm mái chèo. Câu 15: Dùng đòn bẩy, có lợi và thiệt về lực và đường đi như thế nào? A. Lợi về lực, thiệt về đường đi. B. Vừa có lợi về lực vừa có lợi về đường đi. C. Thiệt về lực, thiệt về đường đi. D. Thiệt về lực, lợi về đường đi. Câu 16: Ròng rọc động có tác dụng: A. Làm lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng vật. B. Làm lực kéo vật lên bằng trọng lượng vật. C. Làm thay đổi hướng của lực kéo và tăng độ lớn của lực. D. Làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 17: Chọn câu phát biểu sai: A. Palăng là thiết bị gồm nhiều ròng rọc động và ròng rọc cố định. B. Dùng Palăng cho phép giảm cường độ lực kéo. C. Dừng Palăng giúp làm đổi hướng kéo của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. D. Dùng Palăng làm lực kéo ít nhất bằng trọng lượng vật. Câu 18: Ròng rọc cố định có tác dụng: A. Làm thay đổi hướng của lực kéo. B. Làm giảm độ lớn của lực kéo. C. Làm giảm đoạn đường kéo vật. Trang7 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 D. Cả 3 tác dụng trên. III/ Bài tập tự luận: Câu 1: Muốn nâng một vật của cái củ nặng lên để kê vào viên gạch, ta nên dùng máy cơ đơn giản nào? Câu 2: Người thợ muốn chuyển các bao xi măng lên lầu để xây. Người thợ nên dùng máy cơ đơn giản nào? Câu 3: Một người dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng để kéo vật có trọng lượng 800N lên xe bằng một lực 400N. Nếu sử dụng tấm ván dài hơn người đó có thể kéo vật lên với 1 lực như thế nào so với 400N? Câu 5: Tại sao khi đạp xe lên dốc, cậu bé trong hình 14.1 không đi thẳng lên dốc mà lại đi ngoằn ngoèo từ mép đường bên này chèo sang mép đường bên kia? Câu 6: Có hai búa nhổ đinh. Một búa cán dài, một búa cán ngắn. Búa nào nhổ đinh dễ dàng hơn? Vì sao? Câu 7: Tại sao kéo cắt kim loại tay cầm dài hơn kéo cắt giấy? Trang8 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 Chủ đề 4 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT I/ Tóm tắt lý thuyết: 1/ Sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí: Sự nở vì nhiệt của chất rắn Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sự nở vì nhiệt của chất khí - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 2/ So sánh sự nở vì nhiệt của các chất: - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 3/ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt: - Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản sẽ gây ra nhưng lực rất lớn. - Băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại. Người ta ứng dụng tính chất này trong việc đóng ngắt tự động mạch điện. - Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt của các chất. Ví dụ : Nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân …. 4/ Nhiệt giai: - Trong nhiệt giai Censius ( Xenxiut), lấy nhiệt độ của nước đá đang tan là O 0 C, của hơi nước đang sôi là 100 0 C. Ông chia nhiệt giai này ra làm 100 – 0 = 100 phần, mỗi 1 phần ứng với 1 0 C. - Trong nhiệt giai Farenhai, lấy nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0 F, của hơi nước đang sôi là 212 0 F. Ông chia nhiệt giai này ra làm 212 – 32 = 180 phần, mỗi 1 phần ứng với 1,8 0 F. - Vậy 1 khoảng 1 0 C = 1 khoảng 1,8 0 F. - Cách đổi từ nhiệt giai Censius sang nhiệt giai Farenhai: A 0 C = 0 0 C + A 0 C = 32 0 F + (A x 1,8 0 F) = 32 0 F + ? 0 F = ? 0 F - Cách đổi từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Censius: B 0 F = 32 0 F + (A x 1,8 0 F)0 0 C + A 0 C => A x 1,8 0 F = B 0 F - 32 0 F => A x 1,8 0 F = ? 0 F => A = ? 0 F/1,8 0 F = ? 0 C Ví dụ 1 : Cách đổi từ nhiệt giai Censius sang nhiệt giai Farenhai: 60 0 C = 0 0 C + 60 0 C = 32 0 F + (60 x 1,8 0 F) = 32 0 F + 108 0 F = 140 0 F Ví dụ 2 : Cách đổi từ nhiệt giai Farenhai sang nhiệt giai Censius: 122 0 F = 32 0 F + (A x 1,8 0 F) => A x 1,8 0 F = 122 0 F - 32 0 F => A x 1,8 0 F = 90 0 F => A = 90 0 F/1,8 0 F = 50 0 C II/ Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Thể tích của vật tăng. B. Thể tích của vật giảm. Trang9 Trường THCS Mỹ Hội Đông Môn vật lý 6 C. Khối lượng của vật tăng. D. Khối lượng của vật giảm. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 3: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng nút và cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 4: Tại sao khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? A. Vì chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao. B. Vì chu vi của khâu nhỏ hơn chu vi của cán dao. C. Vì khâu co dãn dãn theo nhiệt độ. D. Vì một lí do khác A,B,c. Câu 5: Quả cầu bằng sắt bỏ vừa lọt qua vòng kim loại. Để quả cầu không bỏ lọt qua vòng kim loại ta có thể: A. Làm quả cầu nóng lên. B. Làm cầu lạnh đi. C. Làm vòng kim loại nóng lên. D. Làm quả cầu lạnh đi và vòng kim loại nóng lên. Câu 6: Phát biều nào sau đây sai? A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, khối lượng riêng giảm. C. Chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, khối lượng chất rắn giảm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, khối lượng chất lỏng không đổi. D. Các chất lỏng có thể tích giống nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. Câu 9: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh? A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi. D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng. Câu 10: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng ấm nước đầy? A. Nước nở nhiều hơn ấm, nước tràn ra ngoài. B. Ấm nở ra nên nước không tràn ra ngoài. C. Nước và ấm đều nở ra cùng lúc nên không tràn ra ngoài. Trang10