1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Câu hỏi luật doanh nghiệp docx

4 512 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

1.công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, chỉ chiu trách nhiệm với các khoản nợ trên vốn điều lệ thôi, nếu công ty nợ vượt quá số vốn điều lệ đã đăng ký thì số nợ còn lại mình tính làm sao ạ, lấy ở đâu để trả cho chủ nợ? TL: Nếu có số nợ phát sinh mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả thì chủ nợ đành chờ vậy thôi (nghĩa là chờ doanh nghiệp có tiền rồi trả). Đương nhiên, doanh nghiệp không thể giải thể được vì còn nợ, còn chủ nợ thì cầm bản án để chờ. 2. Giữa công ty TNHH một thành viên là cá nhân và DNTN có gì khác nhau? Lựa chọn hình thức DN nào có lợi hơn? TL: * Theo Luật DN 2005 thì DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. DNTN không được phát hành chứng khoán; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN; chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của DN; chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN. * Loại hình công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ mới được quy định trong luật DN 2005 (Luật DN trước đây chưa quy định loại hình này). Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của giám đốc được quy định tại điều lệ công ty hoặc quy định tại hợp đồng lao động mà giám đốc hoặc tổng giám đốc ký với chủ tịch công ty. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty; công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. * Như vậy, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, công ty TNHH một thành viên là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Mặt khác, công ty TNHH một thành viên được quy định rõ là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân thì chưa quy định rõ về tư cách pháp nhân. 3. Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên: Theo quy định tại Điều 63 Luật Doanh nghiệp các chủ thể tham gia thành lập Công ty TNHH một thành viên có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập Công ty TNHH một thành viên phải đáp ứng được các điều kiện sau đây (Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005) Vì sao - Các lĩnh vực khác Công ty Cổ phần: Là Công ty đối vốn, các cổ đông cùng nhau góp vốn dưới hình thức cổ phần để cùng nhau kinh doanh. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty hay trong phạm vi cổ phần mà mình nắm giữ. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ Cơ cấu tổ chức, quản lý: Đại Hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 cổ đông, Công ty phải có Ban Kiểm soát. Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Là Công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết nhau hay có quan hệ kinh doanh với nhau.Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không quá 50. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã góp vào doanh nghiệp. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ Cơ cấu tổ chức, quản lý: Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc (Tổng Giám đốc). Khi có trên 11 thành viên, Công ty phải có Ban kiểm soát. Công ty Hợp danh: Là công ty đối nhân, giữa các thể nhân hay pháp nhân, thường là quen biết mật thiết với nhau. Có hai loại thành viên: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi đã góp vào công ty. Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ Cơ cấu tổ chức, quản lý: Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong Điều lệ Công ty. Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp một chủ. Một thành viên, là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Thời gian thành lập: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ Cơ cấu tổ chức, quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định, có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên: Theo Luật DN 2005 (có hiệu lực 1/7/2006) thì DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN. DNTN không được phát hành chứng khoán; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN; chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của DN; chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN. Loại hình Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ mới được quy định trong luật DN 2005 (Luật DN trước đây chưa quy định loại hình này). Công ty TNHH một Sự khác nhau giữa Công ty TNHH, Công ty TNHH một thành viên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp doanh và Doanh nghiệp tư nhân? thành viên là cá nhân có chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc Như vậy, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN, công ty TNHH một thành viên là cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Mặt khác, công ty TNHH một thành viên được quy định rõ là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn doanh nghiệp tư nhân thì chưa quy định rõ về tư cách pháp nhân. 4.Tại sao công ty TNHH 1 thành viên chỉ được tăng vốn không được giảm vốn? lý do của việc tăng giảm vốn ở công ty TNHH? Doanh nghiệp nào làm ăn mà không muốn mở rộng quy mô, huy động, tăng vốn để làm ăn. Những doanh nghiệp muốn giảm vốn thì đó là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chủ sở hữu không có khả năng góp, duy trì vốn đã cam kết hoặc có mục đích xấu. Trong khi đó công ty TNHH hoạt động, xác lập quyền tài sản, vốn vay dựa trên cơ sở vốn điều lệ. Các doanh nghiệp, ngân hàng khi tiến hành cho Công ty TNHH vay vốn, ghi nợ dựa cũng căn cứ trên cơ sở vốn điều lệ (Để đảm bảo thu được lại vốn cho vay) vậy nếu để Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ thì hậu quả gây cho các doanh nghiệp cho vốn cho vay, cho nợ rất nặng nề. Nếu bạn thắc mắc tại sao CTTNHH 2 thành viên trở lên lại được giảm thì đơn giản vì cơ cấu vốn góp của CTHNHH 2 thành viên trở lên khác với CTTNHH 1 thành viên, mặt khác việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng phải chứng minh rất nhiều, về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ; vốn góp của thành viên ở CTTNHH 2 thành viên trở lên có thể thay đổi do các yếu tố khách quan (khi thành viên chết) dẫn đến vốn điều lệ phải thay đổi, tăng, giảm (Bất khả kháng) tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Ưu nhược điểm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ưu điểm: - Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn; - Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; - Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nhược điểm: - Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; - Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; - Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. . Công ty. Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp một chủ. Một thành viên, là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thời. quản lý: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định, có thể thuê người khác quản lý doanh nghiệp, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công. nợ? TL: Nếu có số nợ phát sinh mà doanh nghiệp không có khả năng chi trả thì chủ nợ đành chờ vậy thôi (nghĩa là chờ doanh nghiệp có tiền rồi trả). Đương nhiên, doanh nghiệp không thể giải thể được

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w