1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 29) ppt

6 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 160,25 KB

Nội dung

Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 29) Nguyễn Thạc Minh Một độc giả đã từng hỏi ông một câu hỏi về việc làm thế nào một người khởi sự doanh nghiệp có thể bảo vệ ý tưởng của mình khỏi bị ăn trộm hoặc sao chép. Ông đã đưa ra một câu trả lời rất ngắn gọn, thậm chí bỡn cợt, rằng: “Có thể chứ, bằng cách là bạn sẽ không nói về ý tưởng đó với nhà đầu tư nào, không đưa ra cho bất kỳ khách hàng nào xem và không bao giờ thuê nhân viên làm…” (xem Nghệ thuật Khởi nghiệp – Phần 26). Nhưng điều gì ngăn một người có tiền không nhận lấy ý tưởng ấy và nói: “Ý tưởng thật tuyệt vời. Tôi sẽ thực hiện ý tưởng đó. Cảm ơn nhiều nhé!”? Đây là một trong những vấn đề cơ bản nhất mà một người có ý tưởng mới nhưng chưa được cấp bằng sáng chế phải đối mặt. Và mỗi khi ai đó hỏi ông về điều này, ông đều lảng tránh. Liệu có cách nào có được một hợp đồng không tiết lộ/không cạnh tranh trước khi trình bày ý tưởng với người khác không? Bạn có thấy bỡn cợt cũng là một việc khó không? Nếu có thể dễ dàng bỡn cợt được thì hẳn là đã có nhiều diễn viên hài kịch hơn rồi. Còn nếu bạn muốn có một câu trả lời dài thì hãy hỏi một luật sư. Còn nếu bạn muốn một câu trả lời đúng trong thế giới thực, thì hãy đọc tiếp đi. Điều gì ngăn một người có tiền không thực hiện ý tưởng của bạn ư? Ba yếu tố mà họ không có, đó là thời gian, sự tinh thông nghề nghiệp và niềm say mê. Các nhà kinh doanh vốn không muốn trở thành những nhà khởi sự doanh nghiệp. Họ muốn đầu tư vào những người khởi sự doanh nghiệp. Họ không muốn tự tay tiến hành công việc, mà họ muốn tìm người thực hiện công việc. Cái mà họ muốn là: Tôi đưa tiền cho bạn, còn việc của bạn là tạo ra cái gì đó thật tuyệt vời. Giả sử tôi là một nhà văn. Tôi nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời: một cuốn sách viết về những điều cần thiết để một nhà phát minh có thể tiếp tục phát minh. Đây là một tình thế khó khăn. Tôi là một giáo sư của trường Harvard, tôi đã nghiên cứu và dạy về chủ đề này trong nhiều năm. Điều gì ngăn cản một người biên tập tại nhà xuất bản nói: “Tôi thích ý tưởng này. Tôi sẽ viết cuốn sách đó. Biến đi Clayton.”? Vấn đề duy nhất là người biên tập (a) không thể viết, (b) không thực sự tinh thông về chủ đề đó, và (c) muốn xuất bản sách chứ không phải viết sách. Vậy bạn không viết cuốn sách đó chỉ vì bạn sợ rằng người biên tập sẽ gạt bạn qua một bên ư? Hay bạn yêu cầu người biên tập ký một hợp đồng không tiết lộ, nhưng anh ta đã nói chuyện với Geoffrey về một vuốn sách khác cũng về vấn đề phát minh, hiện tượng này được các luật sư gọi là “trùng ý tưởng.” Đây là một cách khác để nhìn nhận vấn đề. Nếu chỉ có nói với ai đó ý tưởng của bạn mà họ đã có thể thực hiện được, thì bạn sẽ có một sản phẩm rất khó bảo vệ. Nếu bí mật là vũ khí chính của bạn, thì sẽ rất khó tìm được nhà đầu tư. Thêm nữa, điều gì sẽ xảy ra khi bạn chở hàng tới chỗ khách mua? Bạn có yêu cầu tất cả khách hàng phải ký một hợp đồng không tiết lộ không? Như vậy là, chẳng có cách nào để buộc một nhà đầu tư tiềm năng – người có số tiền mà bạn rất mong muốn nhận được – phải ký một hợp đồng không tiết lộ cả. Nếu bạn có thể buộc một nhà đầu tư ký hợp đồng đó, thì số tiền bạn nhận được sẽ là số tiền ngu ngốc. Ngay cả khi bạn có được một hợp đồng không tiết lộ thì cũng chẳng có cách nào thực thi nó cả - bạn sẽ dùng tiền ở đâu để kiện nhà đầu tư? Bạn có nghĩ rằng nhà đầu tư của bạn sẽ nói: “Tất nhiên rồi, cứ lấy hàng triệu đô la mà tôi đưa bạn để kiện tôi đi” không? Vì thế, vấn đề nằm ở chỗ: Hãy sử dụng cái đầu của bạn, đừng để lộ ý tưởng cho người có một công ty có thể cạnh tranh với bạn. Hãy đoán xem những nhà đầu tư nào thực sự quan tâm, hé lộ vừa đủ để ông ta hiểu được cái mà bạn định làm (điều này không có nghĩa là cho ông ta biết mã số gốc) để có tiền thực hiện ý tưởng. Câu hỏi của tôi hơi khác một chút. Ban đầu, công ty của tôi sản xuất các phần mềm kế toán/ chế tạo, một hệ thống ERP (hệ thống Quy hoạch Nguồn Doanh nghiệp), mà hiện nay đặc biệt phù hợp với những công ty công nghệ cao mới khởi sự: chi phí thấp, sử dụng đơn giản, và nhiều khách hàng của chúng tôi sử dụng thành công và rất hài lòng với những sản phẩm đó. Tôi biết rất ít về hoạt động kinh doanh vốn, xét từ góc độ họ sẽ quản lý và ưu tiên các chi tiêu nào khi họ tham gia vào một doanh nghiệp mới khởi sự. Vì thế, câu hỏi của tôi là, các nhà kinh doanh vốn có muốn biết về những giải pháp có thể làm tăng cơ hội thành công của các công ty mà họ tài trợ không? Nếu có, làm thế nào một người tới trước mặt họ và trình bày cho họ điều họ muốn? Có nên tập hợp một buổi gặp gỡ trực tiếp với các nhà kinh doanh vốn không, hay nên đến chỗ nhóm hỗ trợ các nhà kinh doanh vốn, chẳng hạn Đặc nhiệm VC hay SVASE (Hiệp hội Thung lũng Silicon dành cho Các nhà Khởi sự Doanh nghiệp)? Lời khuyên của tôi là nếu bạn muốn bán sản phẩm cho các công ty mới khởi sự, hãy liên hệ trực tiếp với họ. Đừng phí thời gian đi vòng vèo qua các nhà đầu tư của họ làm gì. Rất ít các nhà kinh doanh kiểm soát những vấn đề như vậy để giúp công ty mà họ đầu tư. Nếu như nhóm khởi nghiệp đó không có khả năng lựa chọn đúng phần mềm ERP cần thiết thì có lẽ các nhà kinh doanh vốn đã chọn nhầm nhóm để đầu tư. Nếu một người bạn nối khố của bạn làm nhà kinh doanh vốn và có thể thực sự đảm bảo cho sản phẩm của bạn thì tuyệt. Nhưng đừng nghĩ rằng bạn có thể đưa một nhà kinh doanh vốn đi ăn trưa, rồi sau đó ông ta sẽ gọi điện bảo các công ty của ông ta nên sử dụng dịch vụ của bạn. Khi một công ty quyết định cổ phần hóa, làm thế nào để xác định được tổng số cổ phiếu và giá mỗi cổ phiếu? Và ai quyết định các con số đó? Những người sở hữu công ty nên giữ lại bao nhiêu cổ phiếu để vẫn giữ được quyền kiểm soát điều hành công ty? Các ngân hàng đầu tư sẽ tính toán cho bạn. Thường thì một công ty bán 10% đến 30% sở hữu công ty trong một lần cổ phần hóa. Giá này được quyết định bởi một cuộc đấu thầu, hoặc bằng cách mời người đến đánh giá về độ co giãn nhu cầu theo giá. Cuối cùng, nếu bạn đưa công ty ra cổ phần hóa thì bạn sẽ không thể giữ quyền kiểm soát công ty được nữa. Bạn sẽ mất quyền kiểm soát ngay từ khi bạn nhận dù chỉ một đồng tiền từ bên ngoài – tức là khi các nhà kinh doanh vốn đầu tư vào công ty của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát công ty sau khi đưa nó ra cổ phần hóa, thì bạn sẽ cứ điều hành công ty theo kiểu của bạn và rồi phải ra trước vành móng ngựa sớm. Đội ngũ quản lý cần hoàn chỉnh đến mức nào trước khi tiếp cận với một nhà đầu tư tiềm năng? Đây là một câu hỏi có vẻ đơn giản nhưng lại cần một câu trả lời phức tạp. Nếu nhà đầu tư đó thích ý tưởng của bạn thì bạn sẽ không cần phải có một đội ngũ hoàn hảo, vì nhà đầu tư đó sẽ giúp bạn xây dựng một đội ngũ như vậy. Nhưng nhà đầu tư càng ít thích ý tưởng của bạn thì đội ngũ của bạn càng cần phải “hoàn hảo” hơn để có được niềm tin. Guy Kawasaki hiện là Giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách viết về kinh doanh. Ông nhận bằng B.A từ trường đại học Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những người đang muốn khởi sự kinh doanh. Trên đây là cuộc phỏng vấn ông do tạp chí Forbes thực hiện. (Theo The Forbes) . Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 29) Nguyễn Thạc Minh Một độc giả đã từng hỏi ông một câu hỏi về việc làm thế nào một người khởi sự doanh nghiệp có thể bảo vệ ý tưởng. gian, sự tinh thông nghề nghiệp và niềm say mê. Các nhà kinh doanh vốn không muốn trở thành những nhà khởi sự doanh nghiệp. Họ muốn đầu tư vào những người khởi sự doanh nghiệp. Họ không muốn. không đưa ra cho bất kỳ khách hàng nào xem và không bao giờ thuê nhân viên làm…” (xem Nghệ thuật Khởi nghiệp – Phần 26). Nhưng điều gì ngăn một người có tiền không nhận lấy ý tưởng ấy và nói:

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:20