Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 19) Nguyễn Thạc Minh Bài học về bình đẳng Tôi hoàn toàn đồng ý với ông là ý tưởng thì dễ. Chúng tôi có một pa-tăng về xử lý phần mềm của Mỹ rất mạnh có thể tiêu chuẩn hoá – và có thể kết hợp với điều trị - việc báo cáo và chia sẻ các kế quả thử nghiệm chẩn bệnh, văn bằng này đến 8/4/2018 mới hết hạn. Chức năng điều trị bệnh là công việc chủ chốt của bất cứ một Hồ sơ Y tế Điện tử nào của bệnh viện. Ông có cho rằng các công ty kinh doanh vốn hàng đầu trong ngành chăn sóc sức khoẻ sẽ quan tâm đến lãi biên cao và nguy cơ thấp của mô hình thương mại hoá sản phẩm của chúng tôi không? Không. Đã từ lâu tôi là người chăm chú theo dõi các bài báo sâu sắc và súc tích của ông, tôi mạnh dạn muốn hỏi ông một lời khuyên. Hiện tôi đang cần trợ giúp vốn hoặc cần một người cùng góp vốn. Cơ cấu kiểu nào thì dễ chịu hơn? Lý tưởng nhất là tôi muốn giữ 51% cổ phần của công ty mới. Khi đó, người đầu tư sẽ giữ 49% cổ phần nhưng sẽ nhận được khoảng 70% lợi nhuận của năm đầu tiên. Ông có thể góp ý cho tôi cách để cơ cơ cấu như vậy được không? Trước tiên, bạn cần có một hiểu biết rõ hơn, thực tế hơn về công bằng. Bên giữ 51% cổ phiếu của một công ty không kiểm soát được công ty đó, trừ trên giấy tờ hay trong trí tưởng tượng của họ. Ngay từ thời điểm bạn nhận $1 từ một nhà đầu tư bên ngoài thì bạn đã trở thành làm thuê cho họ rồi. Và cuối cùng, giấc mơ của bạn nên là nắm được 5% đến 7% của một công ty lớn chứ không phải 51% của một công ty vô giá trị. Để tạo ra một công ty lớn, bạn sẽ phải làm điều cần làm, trong đó có việc thu hút nhà đầu tư. Những nhà đầu tư cần phần sở hữu nhiều hơn so với một mình bạn. Ông đã khuyên một sinh viên năm thứ nhất 18 tuổi Penn State rằng hãy bình tĩnh, tận dụng thời gian, rời khỏi bố mẹ càng sớm càng tốt, tới trường đại học và có được một nghề sau khi tốt nghiệp - tốt nhất là chọn nghề thuộc lĩnh vực mà cậu ta thích. Thật thà mà nói, lời khuyên của ông dường như lái chàng trẻ tuổi đó vào lề thói bình thường. Theo tôi thì ông đã đập tan khả năng sáng tạo ở cậu ta. Sao ông không khuyên cậu bé hãy thử nghiệm ý tưởng sáng tạo nhất của cậu ấy? Hãy xem cậu ta có thể làm gì để xin tài trợ và đưa một số ý tưởng vào hành động, đặc biệt là khi cậu ta còn đang ở trong trường đại học, không phải trả tiền ăn ở. Cảm giác của tôi là ông muốn khuyến khích bọn trẻ bắt đầu ngay tức thì. Chẳng một cố vấn về làm giàu lại nói: “Hãy thực hiện kế hoạch sau năm năm kể từ ngày này”, phải không? Câu trả lời nên là hãy hành động ngay. Thế nhưng tôi không phải một cố vấn. Tôi không muốn là một cố vấn. Và tôi không tin vào các cố vấn. Một cậu bé 18 tuổi cần được hưởng thụ giai đoạn này của cuộc sống, trong đó tất cả nhiện vụ của cấu bé là học, vì trong suốt phần còn lại của cuộc đời, cậu sẽ phải vừa kiếm tiền vừa học, hoặc chỉ kiếm tiền mà thôi. Cậu bé phải có cơ hội để khám phá những chủ đề và niềm say mê mới. Cậu không nên bị ám ảnh bởi bất động sản, kinh doanh và đầu tư, vì nhiều niềm đam mê chẳng có mối liên quan nào với việc kiếm tiền cả. Chính lời khuyên của ông mới lái cậu bé vào thói thường đấy. Tôi đang tìm cách thương mại hoá một số công nghệ mà tôi phát minh ra, và tôi đã có kế hoạch kinh doanh để biến suy nghĩ của mình thành hiện thực. Vấn đề là kinh nghiệm quản lý của tôi gần như bằng không, mặc dù tôi tin chắc rằng tôi có thể làm công việc đó. Bên cạnh đó, hiện nay tôi không có nhóm quản lý nào cả. Giả dụ tôi có thể thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng rằng công nghệ đó thực sự tuyệt vời và kế hoạch kinh doanh của tôi là rất khả thi, thì những thiếu sót nghiêm trọng nói trên có cản trở cơ hội được tài trợ của tôi không? Những thiếu sót đó chắc chắn sẽ ngăn cản khả năng bạn huy động vốn từ những người không có vốn. Nhưng hãy nhìn lại một chút, có một số ví dụ về những công ty được thành lập bởi những ngườu cũng chẳng có tí kinh nghiệm nào trong tay. Bạn có thể đã nghe nói về họ chăng? Đó là Apple Computer, Microsoft, eBay, Google, Cisco và Yahoo. Thử nghiệm quan trọng nhất không phải là việc bạn có sẵn một đội ngũ hoàn hảo, mà là liệu bạn có một sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời có thể thu hút được một đội ngũ hoàn hảo và một nhà đầu tư hoàn hảo hay không. Guy Kawasaki hiện là Giám đốc điều hành của Garage Technology Ventures - một ngân hàng đầu tư vốn cho các công ty công nghệ cao. Trước đây, ông từng là cố vấn cho hãng Apple Computer. Ông là tác giả của bảy cuốn sách viết về kinh doanh. Ông nhận bằng B.A từ trường đại học Standford, bằng M.B.A. từ UCLA, và nhận danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường Bapson College. Ông còn sẵn sàng tư vấn cho những người đang muốn khởi sự kinh doanh. Trên đây là cuộc phỏng vấn ông do tạp chí Forbes thực hiện. (Theo The Forbes) . Nghệ thuật khởi nghiệp (Phần 19) Nguyễn Thạc Minh Bài học về bình đẳng Tôi hoàn toàn đồng ý với. thời gian, rời khỏi bố mẹ càng sớm càng tốt, tới trường đại học và có được một nghề sau khi tốt nghiệp - tốt nhất là chọn nghề thuộc lĩnh vực mà cậu ta thích. Thật thà mà nói, lời khuyên của. khuyên của ông mới lái cậu bé vào thói thường đấy. Tôi đang tìm cách thương mại hoá một số công nghệ mà tôi phát minh ra, và tôi đã có kế hoạch kinh doanh để biến suy nghĩ của mình thành hiện