Làm thế nào để tránh một cơn đau tim (heart attack) vào mùa Đông? Một khảo cứu của hội Tim Mạch American College of Cardiology cho biết là 50 % những trường hợp đau tim (heart attacks) xảy ra vào mùa Đông và một khảo cứu khác đăng trên tờ báo Circulation cho biết là tử vong về bệnh tim mạch cao nhất trong hai tháng 12 và tháng Giêng là những tháng lạnh nhất. Năm nay vùng Trung Mỹ bị một cơn lạnh ghê gớm đến độ tiểu bang Kentucky bị nạn băng tuyết kéo dài và được chính phủ liên bang ban hành biện pháp khẩn cấp (disaster area). Những tiểu bang Minnesota, Wisconsin, Illinois cũng bị một cơn lạnh kỷ lục khiến có người bị chết lạnh ở trong nhà thiếu máy sưởi ấm. Sở dĩ mùa Đông có nhiều cơn đau tim nhất vì nhiều lý do. Thứ nhất là khi ngôi nhà bị tuyết phủ hoặc driveway bị ngập tuyết thì chủ nhà phải ra ngoài lạnh xúc tuyết để có lối ra vào. Trong số những người này nếu có bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp, tiểu đường và hút thuốc thì đây là một dịp để bị một cơn đau tim, heart attack, tử vong số một ở Mỹ. Trung bình mỗi năm ở Mỹ có khoảng 1 triệu rưỡi trường hợp đau tim và 1/3 sẽ chết vì tai nạn này nghĩa là nửa triệu người và nếu tính theo mùa thì trong một mùa Đông sẽ có khoảng 250000 người chết vì một cơn đau tim, gấp 4 lần con số quân nhân chết trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam hoặc gấp 60 lần con số tại Iraq! Khi chúng ta còn ở Việt Nam thì những cơn đau tim hoặc tai biến mạch máu não thường được “đổ tội" cho “trúng gió" làm chết bất đắc kỳ tử nhưng ngày nay thì các nguyên nhân đã được tìm ra và phân tích đầy đủ trong đó một cơn đau tim là chính yếu! Trước hết một cơn đau tim heart attack xảy ra khi các động mạch vành (coronary artery) nuôi dưỡng cơ tim (myocardium) bị tắc nghẽn bởi một cục máu đông (blood clot) thì sẽ làm cho cơ tim bị hủy hoại (myocardial infarction) rồi tạo nên nhiều biến chứng khác trong đó nguy hiểm nhất là nhịp tim bị rối loạn (cardiac arrhythmias) hoặc là cơ tim bị choáng gọi là cardiogenic shock! Một cơn đau tim thường xảy ra một cách bất ngờ khiến việc cấp cứu rất khó khăn, nhất là trong mùa Đông, và chậm trễ khiến tỷ lệ tử vong rất cao. Hai nguyên nhân chính khiến đau tim thường xảy ra vào mùa Đông là vì khí lạnh làm cho các động mạch vành bị co thắt và khi bệnh nhân phải làm một công việc nặng nhọc như xúc tuyết, cạo băng tuyết trên driveway, đẩy xe hơi bị kẹt trên đường phủ băng tuyết. BS Howard Weintraub của bệnh viện New York University ví một cơn đau tim giống như là lái một chiếc xe hơi thật mau trong khi ống dẫn xăng bị tắc nghẽnn và hậu quả là chiếc xe bị chết máy dọc đường. Khi hít phải khí lạnh của mùa Đông vào trong lồng ngực thì quả tim và các động mạch vành sẽ bị hơi lạnh làm cho co thắt lại trong khi cơ tim phải làm việc quá mức khiến không đủ dưỡng khí. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác như không khí ô nhiễm vào mùa Đông, hút thuốc lá, thiếu tập thể dục vì trời lạnh và sau cùng mùa Đông cũng là dịp ăn uống quá độ vì những ngày lễ liên tiếp từ lễ Tạ Ơn cho đến Giáng Sinh, New Year, Tết Tây rồi Tết ta, tết hội đoàn và riêng năm nay ăn mừng lễ bầu Tổng Thống mới rồi tới giải thể thao Superbowl Vì dù vui hay buồn thì những biến cố kể trên tạo thêm nhiều lo lắng stress cho nhiều người, chưa kể tình trạng suy nhược thần kinh vào mùa Đông (seasonal affective disorder) cũng đóng góp vào việc làm cho nạn đau tim gia tăng vào mùa Đông. Vì thế các BS khuyến cáo những người có sẵn bệnh tim mạch không nên ra bên ngoài vào mùa Đông và nhất là tránh những tác động nguy hiểm như xúc tuyết, đẩy xe. Những người cao niên thì lại càng nên thận trọng hơn vì có thể dễ bị té ngã, gãy xương hông (hip fracture), nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người cao niên ở Mỹ ! Phòng ngừa một cơn đau tim Vào mùa Đông thì việc quan trọng nhất là phải mặc áo ấm, đầu đội mũ len, quấn khăn che mặt mũi, đeo găng, áo mặc nhiều lớp, thường là 3 lớp áo giúp thấm mồ hôi và ngự hàn hữu hiệu. Nếu vì một lý do gì bắt buộc phải ra bên ngoài thì hết sức cẩn thận nhất là đối với những người có sẵn bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol lên cao, hút thuốc lá, mập phì, ít hoạt động thể chất là những chứng bệnh thông thường nhất ở Mỹ và là những nguyên nhân dẫn đến một cơn đau tim. BS Martha Daviglus, Đại học Northwestern, khuyến cáo những người có những yếu tố gây bệnh kể trên thì cần ý thức là các động mạch vành (coronary arteries) của họ thường đã bị sơ cứng và có những tảng vôi đóng cặn ở trong thành mạch máu (artery wall) và chỉ cần một biến cố bất ngờ như ra bên ngoài xúc tuyết, đẩy xe nặng cũng có thể làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn rồi đưa đến một cơn đau tim. Ngoài yếu tố khí trời lạnh lẽo, băng tuyết thì còn những biến cố khác như cẳng thẳng tinh thần, cãi cọ trong gia đình, stress, bài bạc, xem TV video quá nhiều, ăn uống quá độ, hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc của người bên cạnh cũng có thể làm cho các thành mạch máu bị bể (rupture) rồi đưa đến một cơn đau tim. Vì thế việc đề phòng một cơn đau tim hết sức quan trọng và ngoài những biện pháp phòng thủ kể trên thì cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, dinh dưỡng đúng phép, tránh hút thuốc, dùng thuốc đúng liều lượng như Bác sĩ khuyến cáo và nhất là kiểm soát mức độ đường, cholesterol, huyết áp ở mức bình thường. Vì một cơn đau tim có thể xảy ra bất ngờ nơi một người bề ngoài thì có vẻ bình thường, không bệnh tật, không dùng thuốc nhưng một số lớn người cao niên và trung niên ở Mỹ có những yếu tố gây bệnh, risk factors, nên ngoài việc đề phòng một cơn đau tim thì cần phải biết ý thức về nguy cơ này và có những biện pháp dò tìm bệnh tim mạch trước khi tai biến xảy ra BS Vũ văn Dzi . Làm thế nào để tránh một cơn đau tim (heart attack) vào mùa Đông? Một khảo cứu của hội Tim Mạch American College of Cardiology cho biết là 50 % những trường hợp đau tim (heart attacks). xúc tuyết để có lối ra vào. Trong số những người này nếu có bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp, tiểu đường và hút thuốc thì đây là một dịp để bị một cơn đau tim, heart attack, tử vong số một ở Mỹ đủ trong đó một cơn đau tim là chính yếu! Trước hết một cơn đau tim heart attack xảy ra khi các động mạch vành (coronary artery) nuôi dưỡng cơ tim (myocardium) bị tắc nghẽn bởi một cục máu