Bạn thực hiện sao lưu như thế nào? Bạn có biết ai có quyền truy cập vào những thông tin tuyệt mật của bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những nhân viên của bạn bỏ quên máy tính xách tay của họ trên taxi? Lần cuối cùng bạn sao lưu dữ liệu của mình là khi nào? Thật đáng lo ngại nếu bạn ngừng không quan tâm đến những thông tin có giá trị nhất của công ty có thể gây ra những tổn thất lớn nhất chỉ trong tích tắc. Là một doanh nghiệp nhỏ, danh tiếng của công ty, các mối quan hệ và thời gian của bạn là những yếu tố then chốt dẫn tới sự thành công, và sự ngưng trệ hệ thống hoặc mất thông tin có thể gây ra những tổn thất không gì thay thế được. Những số liệu mới đây nhất cho thấy điều đáng lo ngại – dù đã thừa nhận thực tế là có ít nhất 40% dữ liệu của doanh nghiệp sẽ bị tổn thất nếu hệ thống máy tính bị hư hỏng trong hỏa hoạn, thì trung bình các DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản chỉ sao lưu 60% lượng dữ liệu về công ty và về khách hàng của họ1. Trên thực tế, chỉ một phần tư số doanh nghiệp khảo sát (chiếm 26%) thực hiện sao lưu dữ liệu hàng ngày và khoảng 30% doanh nghiệp được hỏi thực hiện sao lưu hàng tháng hoặc thậm chí ít hơn thế. Điều thường thấy là các DNVVN thường gặp phải vấn đề chi phí là rào cản lớn nhất đối để có được mức độ bảo vệ thỏa đáng. Mặc dù một nửa số DNVVN được hỏi trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản chi tiêu hơn 40% ngân sách cho CNTT hàng năm của họ vào mảng lưu trữ, họ vẫn cảm thấy cần có nhiều tiền hơn để giải quyết triệt để các vấn đề về lưu trữ trong doanh nghiệp mình. Những chi phí lưu trữ ngày càng tăng thường được lý giải bởi sự gia tăng mạnh của lượng thông tin cần được bảo vệ, quản lý và duy trì. Tuy nhiên, việc sao lưu cần phải đảm bảo không tốn kém và trong hầu hết các trường hợp, các DNVVN không sử dụng các tài nguyên lưu trữ của mình một cách hiệu quả, điều này dẫn tới phát sinh những chi phí không cần thiết. Một DNVVN bình thường sử dụng và quản lý ít nhất bốn phương thức khác nhau để sao lưu và lưu trữ dữ liệu. Điều này lý giải tại sao họ không thể thực hiện việc sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên! Để bảo vệ dữ liệu của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng, các DNVVN cần phải có một hệ thống sao lưu đơn giản nhưng mạnh mẽ có thể giúp họ tự động hóa việc sao lưu với chi phí vừa phải. Nhờ có phương thức bảo vệ dữ liệu được đơn giản hóa này, các DNVVN có thể cùng lúc giảm thiểu sự phức tạp, tiết kiệm thời gian và tăng cường độ tin cậy cũng như tính sẵn sàng cho dữ liệu của mình. Một giải pháp tốt cũng sẽ giúp các DNVVN sử dụng tốt hơn các tài nguyên lưu trữ của mình nhằm giảm thiểu chi phí bảo vệ dữ liệu. Hàng ngày, những dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp không chỉ cần được đảm bảo an toàn mà còn cần phải được truy nhập với đúng người, đúng thời điểm. Bên cạnh đó, việc chi tiêu ngân sách cũng cần phải hợp lý, trong khi vẫn đảm bảo thậm chí nâng cao hơn nữa hiệu suất công việc. Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo và thẩm định việc tuân thủ các chính sách, quy định nhằm quản lý hiệu quả dữ liệu nhạy cảm, đồng thời cần tối ưu hóa những tài nguyên hiện có. Đối với các DNVVN, tiền bạc và thời gian của nhân viên là rất quan trọng, và sẽ luôn có những việc đòi hỏi áp lực cao hơn là việc quản lý sao lưu dữ liệu. Tuy nhiên, khi khối lượng dữ liệu ngày càng tăng, thì những rủi ro đối với tài sản thông tin trọng yếu của doanh nghiệp cũng tăng lên tương xứng nếu nếu dữ liệu đó không được bảo vệ hữu hiệu. Các DNVVN nên tìm kiếm những giải pháp cho phép quản lý đơn giản, có khả năng mở rộng khi hoạt động kinh doanh của họ phát triển, và đầu tư nhiều nhất có thể nhằm đảm bảo chi phí sao lưu không tăng lên quá nhanh. Những lời khuyên hữu ích dành cho các doanh nghiệp nhỏ Khi bảo vệ thông tin, các doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi phải có độ linh hoạt, tính hiệu quả và đơn giản. Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp họ có thể lên chi phí hạ tầng sao lưu một cách hiệu quả: - Lựa chọn những giải pháp tích hợp: Một giải pháp bảo vệ dữ liệu đơn giản và tích hợp sẽ cho phép các doanh nghiệp nhỏ giảm thiểu công sức quản lý các hạ tầng sao lưu và lưu trữ của họ, giúp tăng cường độ tin cậy và tính sẵn sàng của dữ liệu, đồng thời cho phép họ tối đa hóa các khoản đầu tư vào lưu trữ. - Loại bỏ dữ liệu trùng lắp: Các tổ chức mà triển khai một giải pháp lưu trữ tích hợp với chống trùng lắp dữ liệu có thể tiết kiệm được từ 20-40% chi phí lưu trữ, đồng thời dễ dàng tìm kiếm cũng như khôi phục dữ liệu quan trọng của họ khi cần. - Luôn sẵn sàng với khả năng xấu nhất: Các doanh nghiệp nhỏ cần chuẩn bị tốt cho trường hợp gián đoạn hoạt động kinh doanh và có kế hoạch đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh. Việc duy trì một hệ thống lưu trữ, sao lưu và khôi phục một cách an toàn, có tích hợp tính năng khôi phục thảm họa, sẽ cho phép các DNVVN có thể yên tâm hơn với kế hoạch của mình, thậm chí cả trong những trường hợp không thể dự đoán trước. - Cân nhắc giải pháp lưu trữ trực tuyến như một lựa chọn thay thế: Việc lưu trữ dữ liệu trực tuyến tại một khu vực khác phục vụ cho mục tiêu khôi phục thảm họa hoặc mục tiêu lưu trữ dài hạn sẽ giúp dữ liệu luôn được bảo vệ và có khả năng khôi phục lại – điều này mang đến cho các DNVVN một lựa chọn giải pháp an toàn và hiệu quả về chi phí mà không gây ra những phiền toái cũng như chi phí tốn kém của dịch vụ lưu trữ băng từ hoặc các hình thức khác của lưu trữ băng từ ở khu vực khác. - Lựa chọn giải pháp “tất cả trong một”: Giải pháp sao lưu và bảo mật tất cả trong một sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các DNVVN, hãy lựa chọn một gói giải pháp dễ sử dụng và giúp bảo vệ tất cả những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. . Bạn thực hiện sao lưu như thế nào? Bạn có biết ai có quyền truy cập vào những thông tin tuyệt mật của bạn? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những nhân viên của bạn bỏ quên máy. dụng và quản lý ít nhất bốn phương thức khác nhau để sao lưu và lưu trữ dữ liệu. Điều này lý giải tại sao họ không thể thực hiện việc sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên! Để bảo vệ dữ liệu. Dương và Nhật Bản chỉ sao lưu 60% lượng dữ liệu về công ty và về khách hàng của họ1. Trên thực tế, chỉ một phần tư số doanh nghiệp khảo sát (chiếm 26%) thực hiện sao lưu dữ liệu hàng ngày