Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
670,56 KB
Nội dung
Cấu hình một SATA RAID Volume Nếu như trước kia công nghệ RAID chỉ dành cho các hệ thống máy chủ, thì ngày nay với nhu cầu mở rộng, RAID đã được triển khai rộng rãi hơn và tích hợp lên các hệ thống có thể gọi là bình dân hơn, nhưng ít được khai thác ngoại trừ một số trường hợp chiếc PC được tận dụng để làm một máy chủ, hay một server dữ liệu. Nhiều người thắc mắc RAID là gì và cấu hình nó như thế nào. Thông qua một số bài viết trước đó, tôi cố gắng tổng hợp lại để mang đến cho các bạn những khái niệm cơ bản về RAID và cách cấu hình đơn giản nhất. Hai chuẩn RAID thông dụng. RAID là gì? RAID (Redundant Array of Independent Drives) được hiểu như một mảng các đĩa độc lập, một phương thức cho phép hai hay nhiều đĩa cứng kết hợp trở thành một đối tượng duy nhất. Về cơ bản RAID cung cấp sự thực thi tốt hơn đồng thời khả năng chịu đựng lỗi cũng khá tốt. Sự thực thi thông qua việc sử dụng đồng thời cả hai đĩa cứng cho cả hai thao tác đọc và ghi dữ liệu. Nói theo một cách khác thì việc tận dụng cả hai đầu đọc thì lúc nào cũng tốt hơn việc sử dụng một cái riêng lẻ, chính vì cả hai đĩa cùng làm chung một nhiệm vụ nên hiệu quả xử lý sẽ được nâng cao đáng kể. Đồng thời việc sữ dụng một điã trong số đó làm một bản sao dữ liệu dự phòng cho chiếc đĩa thứ nhất. Có thể hiểu lúc nào bạn cũng có một chiếc đĩa và công tác sao lưu dữ liệu được thực thi liên tục một cách hoàn toàn tự động. Nếu chẳng may một trong hai đĩa gặp sự cố và gặp lỗi thì lập tức dữ liệu trong chiếc đĩa còn lại sẽ được tận dụng và hệ thống của bạn vẫn duy trì hoạt động mà chẳng gắp phải một vấn đề gì. Nếu như trước đây công nghệ RAID chủ yếu được sử dụng cho các các máy chủ và máy trạm, nhưng với nhu cầu an toàn và thực thi dữ liệu nhanh, chuẩn RAID đã được biết đến rộng rãi, những dòng mainboard bình dân vẫn được tích hợp công nghệ RAID cho các chip cầu Nam. Và bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các danh mục sản phẩm, và với mức giá đầu tư không cao lắm. Tại thời điểm hiện tại, chuẩn RAID đã có một bước phát triển rất lớn, tuỳ theo từng nhu cầu và môi trường cụ thể mà một chuẩn RAID được áp dụng. Tuy nhiên có hai chuẩn được xem là thông dụng nhất và dễ triển khai nhất mà bạn có thể thấy được rằng chúng được tích hợp trong hầu hết các bo mạch chủ trên thị trường hiện nay. Về cơ bản có hai cấp RAID thông dụng và được tích hợp nhiều nhất vào chip cầu nam ICH6R của intel, đó là chuẩn RAID 0(striping) và chuẩn RAID 1 (mirroring). Với chuẩn RAID 0, tuần tự, cả hai đĩa sẽ được tận dụng cho việc lưu trữ và dữ liệu được truy nhập đồng thời. Nói theo cách khác, các file dữ liệu sẽ được chia ra nhiều phần và lưu trữ cả trên hai đĩa. Khi cả hai đĩa được sử dụng cho việc truy cập dữ liệu, bạn có thể thấy được là tốc độ truy xuất sẽ được tăng lên đáng kể. Thêm vào đó là dung lượng đĩa cứng của bạn được tính cộng dồn (nếu bạn có từ hai đĩa trở lên), một ví dụ, nếu bạn thiết lập đồng thời cả hai đĩa cứng với dung lượng 80GB mỗi cái thì bạn sẽ có một chiếc ổ cứng với dung lương nhân đôi sẽ là 160GB, tuy nhiên với hai ổ cứng khác dung lượng thì tổng dung lượng sau khi bạn cấu hình RAID 0 sẽ bị giảm xuống, như với một ổ 80GB và ổ thứ hai là 60GB thì sau khi cấu hình tổng dung lượng của ổ bây giờ chỉ vào khoảng 120GB. Với chuẩn RAID 0, việc chống lỗi rất thấp, nếu một trong hai điã bị lỗi dữ liệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng và bạn sẽ bị mất dữ liệu mặc dầu đĩa kia vẫn còn hoạt động. Với chuẩn RAID 1, phương thức lưu ảnh, dữ liệu được ghi lên chiếc đĩa thứ nhất và được nhân đôi sang chiếc đĩa còn lại, nếu như một trong hai chiếc đĩa bị hỏng thì chiếc còn lại sẽ đảm đưong vai trò và hệ thống không bị treo lại. Tuy nhiên, một trong hai chiếc đĩa sẽ được tận dụng trong khi chiếc còn lại chỉ đóng vai trò là bản sao, vì vậy dung lượng của mãng sẽ bằng dung lượng của đĩa thấp nhất trong trong mãng. Ví dụ bạn có hai đĩa cứng 60GB và 40GB và bạn cấu hình RAID 1, thì sau khi cấu hình xong dung lượng tổng thể của mãng bây giờ chỉ là 40GB bằng với dung lượng ổ cứng nhỏ nhất hiện có trong mãng. Một lời khuyên là bạn nên trang bị hai thiết bị cùng dung lượng với nhau để tránh đi việc thừa ra một khoảng không thể tận dung được. Mô hình chuẩn RAID 0 và RAID 1 Cấu hình RAID. Bây giờ bạn đã biết RAID là gì, tiếp theo ta sẽ bước sang cấu hình RAID. Đây là các thao tác mà anh bạn tôi bên Hardwarezone đã làm trên bo mạch chủ Gigabyte GA-8GPNXP Duo. Theo dõi các bước sau, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách xây dựng chuẩn RAID 0, và dựa theo đó bạn sẽ tự cấu hình RAID 1 cho riêng mình nếu như nhu cầu của bạn là độ an toàn dữ liệu hơn là khai thác khả năng thực thi. Bạn hãy khởi động lại máy và chờ cho đến khi thấy quá trình nhận dạng ổ RAID của intel, nhấn Ctrl + I để vào phần cấu hình RAID. Bạn có thể thấy ở đây, chưa có ổ RAID nào được nhận dạng, hãy chọn tuỳ chọn Bây giờ thì nhập vào tên của ổ RAID. Sau khi nhập xong, nhấn Enter để qua bước kế tiếp. Hãy để nguyên tuỳ chọn Bước kế tiếp là tuỳ chọn kích thước mẫu cho RAID 0. Sử dụng phím Chunk size hay stripe size là kích thước nhỏ nhất của các khối được quy định bởi bộ điều khiển RAID, một kích thước mẫu nhỏ hơn sẽ mang đến kết quả là số bit của các file được lưu trữ trong ổ cứng sẽ nhỏ hơn. Nếu bạn muốn lưu trữ các file với kích thước trong phạm vi từ 1KB đến 16KB, một kích thước nhỏ sẽ giúp bạn tận dụng được đĩa cứng. Nếu với các file lớn như video hay các file audio, đó là những kích thước tuần tự lớn hơn, bạn nên chọn chuẩn lớn để dễ dàng thực thi việc truy cập, đây là một số hình ảnh cơ bản cho bạn dễ dàng hình dung những phương thức lựa chọn, tuy nhiên trong thực tế thì tuỳ theo các trường hợp mà nó sẽ trở nên phức tạp hơn. Sự thực thi sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các kích thước quy định nếu như trong môi trường làm việc của bạn luôn sử dụng những định dạng file khàc nhau. Và thông thường tôi luôn khuyên các bạn nên chọn file kích thước mẩu vào khoảng 64KB vì nó có sự cân bằng cao hơn trong mãng của bạn. Bây giờ hãy chọn Enter để tạo một volume RAID 0 mới Đĩa RAID bây giờ đã được tạo. Chọn Exit để hệ thống khởi động lại. Bạn sẽ trông thấy Đĩa RAID được nhận dạng trong BIOS bên dưới tuỳ chọn Cài đặt Windows trên ổ RAID. Trước khi bạn bắt đầu cài đặt Windows, việc đầu tiên là bạn chuẩn bị một đĩa mềm để chứa các bộ điều khiển cho trình điều khiển RAID của chip Intel ICH6R. Có hai cách để làm việc này : 1 - tạo đĩa driver trực tiếp từ CD đi kèm với mainboard Gigabyte GA- 8GPNXP Duo. Chèn đĩa CD vào ổ và cho đĩa mềm vào và chuyển sang chế độ dòng lệnh. Chuyển sang ổ CD-ROM (thường mặc định là D:) đánh vào "cdBootDrv" theo dõi menu. Chọn vào tuỳ chọn "Intel Application accelarator 4.0" và đợi quá trình copy sang FDD hoàn tất. 2 - bạn có thể tải Intel Application Accelarator 4.0" trực tiếp từ trang chủ của intel. Thực thi theo các hướng dẫn đi kèm. Kế đến bạn chèn đĩa cái đặt Microsoft Windows XP vào ổ đĩa, và khởi động lại máy. Bạn nhớ chọn cho hệ thống boot bằng CD. Và làm theo các bước bên dưới : Tại màn hình Windows Setup. Vào lúc bắt đầu cài đặt, sẽ có một dòng yêu cầu bạn nhấn F6 để nạp trình điều khiển ổ chứa thêm vào. Nhanh tay ấn F6 và chờ đợi. Sau khi ấn F6 và chờ đợi trong một vài phút, bạn sẽ nhận được màn hình trông như vầy, nó yêu cầu bạn xác nhận trình điều khiển ổ lưu trữ. Lúc này bạn sẽ nhấn phím Hộp thoại yêu cầu bạn chèn đĩa driver vào, đây là lúc bạn sử dụng chiếc đĩa mềm sao lưu lúc đầu. Nào đặt nó vào ổ, và nhấn Enter để quá trình tiếp tục. Windows Setup sẽ đọc chiếc đĩa mềm và xác định những trình điều khiển có trong đĩa. Chọn Intel 82801FR SATA RAID Controller Sau khi trình điều khiển được nạp, nhấn ESC để trình cài đặt được tiếp tục nhưng bạn nên để đĩa FDD trong ổ vì Windows sẽ cần đến nó trong quá trình cài đặt hệ điều hành. Bạn sẽ trông thấy màn hình như thế này khi quá trình cài đặt đã sẵn sàng. Bây giờ hãy nhấn ENTER để cài đặt Windows XP Một cửa sổ End-User License Agreement có nội dung như trên sẽ hiện ra Trong màn hình kế tiếp, Windows sẽ nhận dạng ổ RAID và nó sẽ hiển thị là một ổ đĩa chưa phân vùng với dung lượng 160GB. Chọn ổ đĩa và nhấn ENTER để cài đặt Windows vào ổ đĩa, nếu bạn muốn định dạng ổ đĩa này, bạn sẽ luôn nhấn C và theo dõi theo các hướng dẫn bên dưới. Bạn sẽ được hỏi về công tác định dạng phân vùng đơn này, hãy chọn theo ý mình. Với tuỳ chọn đầu tiên khi bạn muốn hệ thống định dạng nhanh chóng, tuỳ chọn thứ hai sẽ tốn nhiều thời gian hơn tuy nhiên vì nó định dạng ổ cứng còn tiếp diễn một số quá trình tính toán tổng dung lương và kiểm tra toàn bộ lỗi. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn tuỳ chọn thứ hai để đảm bảo ổ cúng của bạn làm việc hoàn hảo Sau khi quá trình định dạng hoàn tất, trình cài đặt sẽ chép các file vào ổ cứng, đợi cho đến khi chúng hoàn tất, [...]... tục quá trình cài Đến giai đoạn này bạn có thể thao tác cài đặt Windows như bình thường Dựa theo theo trên bạn có thể tự cấu hình RAID 1 cho riêng bạn Ngoài càc chuẩn RAID 0 và 1 là hai chuẩn thông dụng nhất, có thể bạn nghe nói đến RAID 3, RAID 5, thậm chí là RAID 10, mỗi chuẩn RAID mới ra đời để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể và mức thiết lập cũng như độ phức tạp sẽ cao hơn phù hợp với từng môi trường . đi việc thừa ra một khoảng không thể tận dung được. Mô hình chuẩn RAID 0 và RAID 1 Cấu hình RAID. Bây giờ bạn đã biết RAID là gì, tiếp theo ta sẽ bước sang cấu hình RAID. Đây là các thao. niệm cơ bản về RAID và cách cấu hình đơn giản nhất. Hai chuẩn RAID thông dụng. RAID là gì? RAID (Redundant Array of Independent Drives) được hiểu như một mảng các đĩa độc lập, một phương thức. Cấu hình một SATA RAID Volume Nếu như trước kia công nghệ RAID chỉ dành cho các hệ thống máy chủ, thì ngày nay với nhu cầu mở rộng, RAID đã được triển khai rộng