Chuyến du lịch “OTOP” ở Thái Lan Ở Thái Lan có các cửa hàng gắn biển “OTOP”, là từ viết tắt của “One Tambon One Product” tạm dịch là mỗi làng một sản phẩm. Nơi bán hàng thủ công địa phương được chính phủ giảm miễn thuế. Chính sách này giúp nghề thủ công truyền thống của Thái Lan được bảo vệ duy trì. Chính sách OTOP đã giúp cho người dân Thái giải quyết được công ăn việc làm, giữ được giá trị tri thức trong văn hóa lâu đời của họ. Đoàn chúng tôi đến Thủ đô Bangkok vào buổi chiều, mưa không lớn lắm, khách du lịch cảm thấy thoải mái. Hôm sau chúng tôi được đưa đi tham quan nội ô Bangkok và mua sắm và lên đường đi miền Bắc Thái Lan. * Ăn theo kiểu Thái Xưa Cùng trong một phòng ăn lớn, khách có thể chọn cách ngồi theo ý mình Theo chương trình, đoàn chúng tôi ăn ở một nhà hàng mang tên Old ChiangMai ở Bắc Thái Lan. Bữa ăn thật đơn sơ với những món như mì gói ở Việt Nam với nước súp rau củ, món thịt như thịt kho rệu ở Nam bộ và món rau củ luộc. Có món da ngựa chiên phồng rất đặc biệt cùng món gà chiên, món chuối chiên bột. Trong nhà hàng khách có 3 tư thế ngồi ăn: nhóm ngồi xếp bằng dưới đất, nhóm ngồi trên sạp, và ngồi ăn có bàn ghế. Đoàn chúng tôi ăn theo kiểu ngồi xếp bằng dưới đất. Nói thế chứ chúng tôi được ngồi trên thảm nhung, lưng có gối dựa bằng nệm. Chương trình ăn uống được bắt đầu cùng với các tiết mục múa hát rất dễ hiểu, dễ nghe và ngắn gọn của các nhóm múa đại diện cho nhiều dân tộc thiểu số khác nhau của vùng Bắc Thái. Trong chương trình có màn múa kiếm ngoạn mục. Vũ điệu truyền thống mô tả đời sống, sản xuất của nông dân Thái Lan. Kết thúc chương trình ca múa là sự xuất hiện của các cô gái ăn mặc theo kiểu dân tộc thiểu số của Thái đến bàn ăn của khách để mời khách cùng múa. Điệu múa kết thúc vui nhộn này giúp du khách cùng trải nghiệm văn hóa Thái, một hình thức gây ấn tượng khó phai trong lòng du khách. Ăn theo kiểu Thái xưa được tổ chức ở nhiều nơi với nhiều cách khác nhau, giúp du khách quốc tế hiểu thêm về văn hóa và nghệ thuật ẩm thực của đất nước này. Tiếp đó chúng tôi được mời sang khu múa hát. Nơi này tiếp tục biểu diễn các tiết mục cổ xưa, đậm nét các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa Bắc Thái. Các tiết múa có lửa có thú thể hiện cuộc sống sinh hoạt đời thường và lễ hội của dân tộc thiểu số. Từ khu nhà ăn đến khu múa hát là các xe đẩy bán đồ lưu niệm, đồ mỹ nghệ. Chính sách OTOP của Thái đã sản sinh ra sự phong phú sản phẩm du lịch. Du khách không còn thời gian để cân nhắc hầu bao của mình. * “Otop” Đoàn chúng tôi đến một nơi xa ở Đông Bắc Thái Lan. Cả đoàn đang thấm mệt với chuyến đi dài. Nhìn từ bên ngoài, điểm đến trông có vẻ như một khu sản xuất với một nhà lớn ở trung tâm. Mọi người bước vào gian trung tâm. Sau khi khách ổn định chỗ ngồi, một sĩ quan đại diện cho khu giới thiệu cho đoàn về sự hình thành của khu. Những năm trước đây, người dân vùng này không tìm được việc làm, thu nhập rất thấp, người dân ở đây phải bỏ đi nơi khác để kiếm sống khiến nguồn nhân lực giảm đáng kể. Từ khi quân đội quản lý khu này đến nay, nhiều ngành nghề thủ công trong vùng được triển khai và đào tạo đồng thời với sản xuất. Nhiều sản phẩm thủ công từ làm gốm, thêu, đồ gỗ, mây, tranh vẽ, tranh sơn dầu,… được tạo ra để bán tại chỗ cho khách du lịch và bán cả vùng Đông Bắc nên thu nhập của người dân từ 400USD bình quân trên đầu người 2 năm trước dần cải thiện lên 900USD. Hiện nay khu được chia ra làm nhiều nhóm sản xuất, nhân công vừa học việc vừa tạo sản phẩm. Đối với xu hướng du lịch hiện đại thì việc đưa khách đến mua sắm ở những khu như thế này là việc làm cần thiết đối với việc thiết kế một tour du lịch có giá trị. * Voi vẽ tranh, khách du lịch rất thích thú. Làng Maesa Elephant Camp nằm cách Chiang Mai thành phố sầm uất nhất ở Bắc Thái khoảng 7km. Đoàn chúng tôi được dịp thăm một khu nuôi và huấn luyện voi. Sau một vòng thăm các chuồng trại giữ voi, đoàn chúng tôi vội vã tập hợp lại khu vực giữa sân. Nhóm voi nhiều lứa tuổi sắp thành hàng ngang theo thứ tự từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi. Khi được giới thiệu đến tên tuổi của mình, từng chú voi như hiểu, tỏ cử chỉ chào khách bằng nhiều kiểu cách khác nhau: chú khom chân cuốn vòi cúi chào, con thì lắc đầu nguây nguẩy, con thì nũng nịu như một đứa bé với dáng điệu “nhõng nhẽo” với cha mẹ, rất dễ thương. Sau phần giới thiệu, các chú voi bắt đầu biểu diễn lăn tròn, đứng 2 chân… Các anh chàng điều khiển voi (người Thái gọi là Mahout) giới thiệu cho khách các lệnh điều khiển voi ngồi xuống hay cong vòi để du khách trèo cưỡi lên thân hay ngồi trên vòi. Du khách ra lệnh cho voi khom người để ngồi trên lưng hay trên vòi chụp ảnh. Phần đặc biệt nhất, các “Mahout” chuẩn bị giấy bút, sơn dầu để các chú voi vẽ tranh. Mỗi chú một bức tranh. Sau hiệu lệnh và được sự trợ giúp “chấm sơn”của các “Mahout”, các chú voi thi tài vẽ 4 bức tranh với 4 hình ảnh khác nhau giữa những tiếng vỗ tay tán thưởng. Mọi người chụp ảnh cùng các chú voi, không khỏi xuýt xoa thán phục cách và công phu huấn luyện, làm ra những sản phẩm du lịch tuyệt vời. * Độc quyền Thiếu nữ Karen dệt thổ cẩm. Từ Maesa Elephant Camp chúng tôi tiếp tục tham quan làng dân tộc “Long Neck” – làng dân tộc cổ cao, cách Maesa Elephant Camp 5 km bằng loại xe pick-up. Chiến tranh ở khu vực Tam Giác Vàng làm bộ tộc “Long Neck” (Karen) từ Myanmar chạy sang và được chính phủ Thái giữ lại ở Bắc Thái. Người dân tộc “Long Neck” độn những vòng kiềng bằng kim loại quanh cổ từ khi còn bé và cổ ai càng cao thì càng quý hơn. Làng khá vắng vẻ. Lưa thưa vài túp nhà lá hai bên con đường dẫn dần lên dốc không cao lắm. Trước mỗi nhà, các cô gái ngồi dệt những tấm thổ cẩm đủ loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Ruộng lúa ở vùng này xanh và mượt như tranh vẽ. Lối đi và khung cảnh của làng thật yên tĩnh, với vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên. Ai trong đoàn cũng cảm thấy nhẹ nhàng. Hàng thủ công mỹ nghệ của người Karen tại làng của họ. Đầu làng có vài căn nhà lá nhỏ , bày bán hàng lưu niệm đặc trưng, đó là các đồ lưu niệm tạc tượng người dân tộc “Long Neck” bằng sắt, bằng gỗ nhưng giá khá đắt. Sản phẩm riêng của làng dân tộc cổ cao “Long Neck” giúp người dân dân tộc “Long Neck” (Karen) có thu nhập từ việc việc bán hàng lưu niệm cho du khách viếng thăm làng. Tôi định về chợ Chiang Mai sẽ mua, biết đâu sẽ rẻ hơn. Nhưng tiếc là torng những ngày còn lại ở Bắc Thái, chúng tôi không hề thấy nơi đâu có bán các pho tượng này. . Chuyến du lịch “OTOP” ở Thái Lan Ở Thái Lan có các cửa hàng gắn biển “OTOP”, là từ viết tắt của “One Tambon One Product” tạm dịch là mỗi làng một sản phẩm sách OTOP của Thái đã sản sinh ra sự phong phú sản phẩm du lịch. Du khách không còn thời gian để cân nhắc hầu bao của mình. * “Otop” Đoàn chúng tôi đến một nơi xa ở Đông Bắc Thái Lan. Cả đoàn. xu hướng du lịch hiện đại thì việc đưa khách đến mua sắm ở những khu như thế này là việc làm cần thiết đối với việc thiết kế một tour du lịch có giá trị. * Voi vẽ tranh, khách du lịch rất