1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tìm hiểu về những phương pháp chữa rạn da ppt

7 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 161,89 KB

Nội dung

Tìm hiểu về những phương pháp chữa rạn da Những vết rạn da khiến phụ nữ mất tự tin khi diện đồ bơi, áo hở. Không chấp nhận, họ đi tìm giải pháp. Liệu dùng những loại kem đắt tiền có thể hết được những vết rạn da? Tôi thuộc dạng thích làm đẹp, nếu không muốn nói thuộc tuýp phụ nữ điệu đàng. Thế nhưng, một ngày tôi phát hiện ngay phần hông và đùi của mình có những vết rạn da. Không thể "tha thứ" cho những vết rạn trông như rễ cây loằng ngoằng trên thân thể, tôi lập tức tìm hiểu phương pháp tống khứ những thứ xấu xí kia. Và từ đây, một hành trình phức tạp lẫn cao siêu, đơn giản đến vớ vẩn xuất hiện. Siêu mài mòn và công nghệ cao. Trong vai một người đi chữa rạn da, tôi tìm đến một thẩm mỹ viện khá lớn trên đường Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. HCM. Sau khi tôi đưa ra ý định muốn chữa rạn da ở vùng hông, cô nhân viên hơn 20 tuổi đon đả giới thiệu. Theo đó, cách nhanh nhất là mỗi tuần một lần đến điều trị bằng phương pháp laser siêu mài. Theo quy trình của phương pháp này, có đến cả chục bước cụ thể. Để tăng tính thuyết phục, cô giới thiệu hẳn một cái máy có đầu ống bằng kim cương, nó sẽ mài lớp tế bào chết bên ngoài, còn lực hút chân không hút các tế bào chết. Sau đó, cô còn thao thao bất tuyệt như một cái máy được cài đặt sẵn về quy trình điều trị rạn da. Nào đắp rong biển, loại bỏ tế bào chết, kết nối vùng da bị đứt gãy, kích thích tuần hoàn máu khiến tôi ù cả tai. Quy trình điều trị này kéo dài khoảng tám đến mười tuần. Nếu vết rạn da thuộc loại "lỳ lợm", thời gian có thể lâu hơn. Điều đặc biệt là giá cả của chương trình trị liệu này ai nghe cũng phải chóng mặt. Mỗi lần điều trị khoảng một giờ, mất 800.000 đồng, nghĩa là với ít nhất tám lần điều trị, mỗi người phải bỏ ra 6.400.000 đồng. Nếu vết rạn vẫn không hết, chẳng biết phải tốn bao nhiêu tiền nữa. Thấy tôi sốc vì giá quá cao, cô gái đột nhiên nhẹ nhàng tỉ tê: "Chị xinh thế này, lỡ anh nào nhìn thấy mấy vết rạn như rễ cây trên da chị, họ có sợ không?". Nghe cũng thích, nhưng thấy khá tốn kém, tôi kiên trì tìm đến một cơ sở mỹ viện khác. Bỏ qua công đoạn giải thích nguyên nhân gây ra chứng rạn da, cô nhân viên "phổ cập" cho tôi, một liệu trình đủ các loại công nghệ, nào là ánh sáng Led, ánh sáng chuỗi RF, công nghệ starbene Suốt mấy ngày lượn lờ các thẩm mỹ viện, điệp khúc siêu mài và công nghệ cao khiến tôi mụ cả đầu. Giá cả luôn là thứ ám ảnh cho một quá trình trị liệu với đủ các loại máy móc lẫn những thuật ngữ khó hiểu. Đánh giá được khả năng sẵn sàng chỉ tiền làm đẹp của các chị em, các thẩm mỹ viện đưa ra giá mỗi liệu trình điều trị khoảng dăm bảy triệu, có khi lên đến con số hàng chục. Trong khi đó, không có một lời đảm bảo chắc chắn việc trị liệu sẽ đem lại hiệu quả đến đâu. Liệu pháp kem Thấy tôi chê đắt, cô nhân viên tư vấn đưa ra giải pháp mới bằng cách thoa kem. Đưa cho tôi một tuýp kem khoảng 500ml màu hồng nhạt, cô giới thiệu đây là hàng nhập từ Mỹ. Thành phần hoàn là rong biển, muối khoáng Cô cho biết thông thường khi điều trị bằng máy siêu mài mòn, muốn hiệu quả hơn nên dùng kèm tuýp kem này (có giá 70 đô la Mỹ, khoảng 1.200.000 đồng). Nếu sợ tốn tiền và không có thời gian, chỉ mua kem thoa cũng được. Cầm hộp kem trên tay, tôi lật lên lật xuống, mặt phải mặt trái nhưng không thấy tên kem cũng như hãng hay nước sản xuất. Nhìn kỹ lắm, tôi mới thấy ở mặt sau tuýp kem, chi chít dòng chữ được xem là thành phần của kem. Tôi quay ra thắc mắc thì được trả lời: "Chị yên tâm, thuốc này bọn em nhập từ Mỹ, bán cho nhiều khách lắm rồi, chẳng ai kêu ca gì cả". Thế nhưng, khi hỏi về hiệu quả điều trị, cô gái này lúng túng. Tại mỹ viện này, tôi gặp chị Thương Ngân, 32 tuổi, ở Q. 1, yTP. HCM. Chị kể mình sắp lấy chồng nhưng da hai bên đùi bị rạn, sợ xấu hổ với ông xã nên đánh liều đi thứ phương pháp siêu mài mòn được quảng cáo trên báo. Năm lần điều trị, tốn cả chục triệu tiền công lẫn thuốc, kết quả vẫn y nguyên. Chị bức xúc với cách giải thích của nhân viên ở đây. Họ khăng khăng khẳng định do chị chưa điều trị hết quy trình nên chư thấy hiệu quả. Hơn nữa, chị hơi lớn tuổi nên việc điều trị phải gấp đôi người ta. Chị đành ngán ngẩm chấp nhận tiền mất tật mang. Đi thêm vài tiệm thẩm mỹ khá lớn nữa, tôi vẫn nghe lại những điệp khúc về cái máy siêu mài mòn kia. Mặc dù tất cả các chỗ tôi đến đều thừa nhận họ không thể chữa hết rạn da mà chỉ làm mờ đi, nhưng mờ như thế nào, họ không thể trả lời. Cầu cứu thảo dược Có lẽ trong số các loại phương pháp chữa trị rạn da, cách dùng các vật liệu có sẵn từ thiên nhiên được các chị em thử nhiều nhất. Trang Uyên, 26 tuổi, bạn đồng nghiệp của tôi, mới sinh con được bảy tháng. Trên da bụng bị đầy những vết rạn như "da của mèo khoang". Được chị bạn cùng công ty bày cách massage thường xuyên bằng dầu lửa hoặc dầu hạnh nhân sẽ khiến vết rạn mau mờ, chị sốt sắng làm theo. Cứ tối đến, Trang Uyên dành khoảng 30 phút nhờ ông xã massage bụng. Đọc báo, chị thấy người ta khuyên uống vitamin E dạng viên hàng ngày cũng giúp cải thiện các vết rạn. Hơn sáu tháng trời ròng rã chị trung thành với điệp khúc uống vitamin E và massage bằng dầu lửa. Kết quả, vùng da trên bụng bị rạn có những biến chuyển thấy rõ, các vết loang lổ mờ hơn. Trong khi đó, cô bạn thân cũng được Trang Uyên truyền bí kíp lại chẳng mảy may có kết quả khả quan. Một phương pháp khác được nhiều người áp dụng là lấy lòng trắng trứng bôi lên vùng da bị rạn, chờ khô, rửa sạch bằng nước lạnh. Giã nhuyễn nghệ tươi, ngâm với rượu ngon đến khi sinh xong, thoa hỗn hợp này hàng ngày cũng là một phương pháp dân gian phổ biến. Ưu điểm của các phương pháp này là giá thành rẻ, sử dụng hầu hết những thành phần tự nhiên. Nếu có con hoặc cho con bú những phương pháp này cũng không ảnh hưởng. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp chữa trị theo kiểu dân gian này chỉ mang tính chất truyền miệng. Rõ ràng lòng trắng trứng, nghệ hay vitamin E đều tốt cho da nhưng chưa ai dám khẳng định tính hiệu quả thực sự của nó đối với rạn da. Đừng để tiền mất tật mang Da được cấu tạo từ ba lớp: biểu bì (lớp ngoài cùng), bì (lớp ở giữa) và lớp hạ bì (lớp trong cùng). Rạn da xuất hiện ở lớp giữa. Khi lớp da này bị kéo dãn trong một thời gian dài, da mất sự đàn hồi và đứt các mô liên kết dưới da (sợi collagen và elastin) gây hiện tượng rạn da. Sự thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì, thai nghén, thay đổi về trọng lượng một cách đột ngột (giảm cân hoặc tăng cân quá nhanh) cũng làm giảm tính đàn hồi của da và gây rạn da. Ngoài ra, rạn da còn do di truyền. Chưa kể việc dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm tại chỗ, thuốc bôi có corticoid (như cortibion, flucicort, flucinar, kenacort ) dài ngày cũng có thể gây tai biến rạn da. Việc dùng các loại kem bôi vẫn được nhiều chị em chọn vì khá hợp với túi tiền và không tốn quá nhiều công sức. Hiện nàay trên thị trường có các loại thuốc như Galénic - Elancyl, Happy Event, Vergeturine. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dùng thuốc chỉ đạt hiệu quả cao nếu thoa kem ngay lúc các vết rạn mới có dấu hiệu xuất hiện. Với các vết rạn lâu ngày, các loại thuốc không có nhiều tác dụng. Các loại kem chỉ làm mờ nhạt, giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của các vết rạn. Hợp chất chứa Tretinoin hay còn gọi là Retin-A cũng thường được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị rạn da. Tuy nhiên, sản phẩm này lại không phù hợp với những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Việc dùng các loại kem không có xuất xứ rõ ràng có thể dẫn đến dị ứng hoặc để lại biến chứng mất thẩm mỹ trên da. Bác sĩ Lê Đức Thọ, Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, khẳng định rạn da rất khó chữa và hy vọng xoá hoàn toàn các vết rạn trên da là điều không thể thực hiện. Vì vậy, việc chiếu năng lượng ánh sáng laser CO2, IPL như các mỹ viện quảng cáo trên thực tế không thể làm các vết rạn mất đi hoàn toàn. Kỹ thuật siêu mài mòn có thể làm vết rạn khó thấy hơn, nhưng hiệu quả không đáng kể, bởi các sợi đàn hồi của da nằm sâu ở lớp dưới, không thể mài tới được. Nếu mài quá sâu sẽ gây sẹo thâm nám. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da bị rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng da bị rạn bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Một ca như vậy tốn từ 15 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, kết quả điều trị còn phụ thuộc vào vùng rạn và cơ địa mỗi người. Phụ nữ có thai nên gặp bác sỹ chuyên khoa để có lời khuyên hợp lý cho việc dùng thuốc chống rạn da, để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Là phụ nữ, ai cũng muốn đẹp nhưng nhiều khi họ bất chấp những lời cảnh báo từ phía bác sĩ, đẹp chưa thấy đã thấy tiền mất tật mang. Việc điều trị rạn da cần thời gian và khá tốn kém, tốt nhất là bạn nên bảo vệ làn da của mình bằng cách: - Kiểm soát cân nặng: không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn, tập thể thao để cơ bắp săn chắc. - Ăn uống hợp lý: Rau xanh và hoa quả. Hai loại thực phẩm này là nguồn cung cấp carotinit, các vitamin và khoáng chất dồi dào. . Tìm hiểu về những phương pháp chữa rạn da Những vết rạn da khiến phụ nữ mất tự tin khi diện đồ bơi, áo hở. Không chấp nhận, họ đi tìm giải pháp. Liệu dùng những. gây sẹo thâm nám. Phương pháp duy nhất có thể làm vùng da bị rạn trở lại bình thường là cắt bỏ lớp da bị rạn, làm căng da hay ghép da thay thế vùng da bị rạn bằng phương pháp phẫu thuật thẩm. ngày cũng là một phương pháp dân gian phổ biến. Ưu điểm của các phương pháp này là giá thành rẻ, sử dụng hầu hết những thành phần tự nhiên. Nếu có con hoặc cho con bú những phương pháp này cũng

Ngày đăng: 13/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w