Thành phố người đã khuất Trong rất nhiều bức hình một người bạn tôi đã chụp nhân chuyến du lịch Đài Loan, tôi đặc biệt ấn tượng bởi series hình thành phố dành cho người đã khuất - khu mai táng của tập đoàn Long Nham. Người dân nơi đây quan niệm sống ở đời cơ cực nên khi xuôi tay nhắm mắt cần có nơi an nghỉ tử tế. Nắm rõ nhu cầu này Long Nham đã cho ra đời dịch vụ mai táng với quần thể hoành tráng không khác gì một khu du lịch tầm cỡ. Ở đây người ta gọi là thành phố yên nghỉ hiện đại của những người nhiều tiền. Tổng kinh phí đầu tư cho khu mai táng theo ước tính trên 100 triệu USD. Có hai khu mai táng chính, một là bên trong và hai là bên ngoài trời. Bên trong và bên ngoài đều đắt nhưng bên ngoài đương nhiên đắt hơn vì họ tính cả tiền mua đất. Trung bình mỗi lần an táng, bên trong, tang gia phải chi trả vài nghìn đô, còn bên ngoài lên tới vài chục, thậm chí vài trăm nghìn đô. Số tiền này thực tế cũng không đáng là bao với những tang gia nhiều tiền. Có ai nghĩ đây là nơi thờ tự người đã khuất hay là một khu di tích thời điện đại? Hay là một quần thể kiến trúc văn hoá mang đậm nét Đài Bắc? Bạn nghĩ đây là khách sạn tầm cỡ 5 sao hay sảnh vào của khu mai táng Long Nham? Hoành tráng, kinh ngạc và sang trọng là cảm giác cũng như ấn tượng đầu tiên cho bất cứ ai khi mới bước vào đây. Khu khâm liệm được bố trí gọn gàng quy củ với những màu trắng truyền thống toát lên sự tôn nghiêm cho người đã khuất. Khu phòng chờ, đơn giản nhẹ nhàng nhưng hiện đại cộng với một số tiểu cảnh bố trí xunh quanh. Còn đây là khu để bài vị, để có một suất "trưng bày" ở đây , mỗi tháng bạn mất khoảng 1.000 USD. Âu cũng đáng đồng tiền bát gạo. Còn đây là những cột trụ chính của toà nhà cao hơn 10m được trang trí điêu khắc rất tỉ mỉ với hoạ tiết một chú rồng đang trong tư thế thăng thiên. Chất liệu bên ngoài hoàn toàn bằng đồng. Hoạ tiết trần nhà. Andre Blog's Đây là khu thờ chính với ba bức tượng phật cao hơn 3m, chất liệu đúc nên các bức tượng này là đồng nguyên chất được dát vàng bên ngoài. Mỗi ngày có hàng trăm vị sư ngồi tụng kinh ở đây hóa giải cũng như sieu thoát cho những linh hồn đang cư ngự ở đây. Những bức tranh treo tường này có lẽ nhìn qua các bạn lầm tưởng đó chỉ là những bức tranh vải treo bình thường nhưng nếu bạn chú ý thật kỹ thì chúng chính là những bức tranh tạo nên từ CÁT, rất công phu và tỉ mỉ qua từng chi tiết và đương nhiên giá trị của nó cũng phải xứng tầm với trình thủ công bậc cao mang đầy nghệ thuật đó, trị giá mỗi bức tranh tính ra tiền tiền Việt khoảng gần 10 tỷ đồng. Còn đây là hũ ngọc dùng để đựng cốt, trị giá của nó cũng khiến nhiều người phải giật mình: 400 nghìn đô Đài Loan tương đương với 192 triệu đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều loại hũ được làm bằng chất liệu qúy hiếm với trị giá lên tới 20 nghìn USD. Nơi để tro cốt làm từ gỗ quý. Đến với khu mai táng bên ngoài là khu dành cho những người giàu hơn vì giá cả mỗi lần mai táng ở đây rất đắt, thậm chí còn đắt hơn nhà ở dành cho người sống. Bức hình dưới đây nếu bạn để ý kỹ: những ô đá hình vuông bên cạnh bức tượng vị phật là nơi lưu giữ tro cốt. Và dưới đây là những ngôi mộ có giá vài chục nghìn đô: đường đi vào được lát bằng đá đánh nhẵn, cách bài trí khá hiện đại hợp lý khiến cho mỗi lần đi vào đây người ta có cảm giác đi thăm thân nhân hơn là vào một nghĩa trang u ám đầy âm khí. Toà tháp này là nơi để cốt chính với chiều cao hơn 25 tầng. Và đây là khuôn viên trước cổng vào toà tháp với những bức tượng bằng đá 18 vị La Hán. Nổi bật nhất trong những ngôi mộ đắt tiền là ngôi mộ của cha chủ tịch tập đoàn Vedan trị giá hơn 100 tỷ đồng. Nhìn qua bức hình dưới đây có lẽ cho bạn một cái nhìn thoáng qua cảm nhận về quy mô về ngôi mộ này, ở đây luôn có lực lượng bảo vệ túc trực 24/24. Vân Nguyễn Blog's . Thành phố người đã khuất Trong rất nhiều bức hình một người bạn tôi đã chụp nhân chuyến du lịch Đài Loan, tôi đặc biệt ấn tượng bởi series hình thành phố dành cho người đã khuất -. với quần thể hoành tráng không khác gì một khu du lịch tầm cỡ. Ở đây người ta gọi là thành phố yên nghỉ hiện đại của những người nhiều tiền. Tổng kinh phí đầu tư cho khu mai táng theo ước tính. thực tế cũng không đáng là bao với những tang gia nhiều tiền. Có ai nghĩ đây là nơi thờ tự người đã khuất hay là một khu di tích thời điện đại? Hay là một quần thể kiến trúc văn hoá mang đậm